- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,477
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 3 NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Bậc Tiểu học được coi là nền tảng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của các em học sinh. Tại thời điểm này, các em học sinh cần được học tập và tiếp thu kiến thức một cách toàn diện nhất. Bên cạnh môn học Toán, Tiếng việt thì môn học Tự nhiên và Xã hội cũng là môn học cực kì quan trọng góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho các em học sinh. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học từ năm 1995 – 1996 và được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các môn học trước nó như “Khoa học thường thức”, “Tìm hiểu khoa học”, “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”. Môn Tự nhiên và xã hội là sự khám phá Tự nhiên – con người – xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số. Trong chương trình GDPT 2018, môn Tự nhiên và xã hội tiếp tục được biên soạn và đưa vào giảng dạy trong các nhà trường. Tự nhiên và xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3 được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn Tự nhiên và xã hội được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp, coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội. Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường được tích hợp vào môn học này ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khỏe, Trái Đất và bầu trời. Mỗi chủ đề thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3 giúp cho các em khám phá về bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; những hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Từ đó đem đến cho các em học sinh những kiến thức bổ ích về đời sống, giúp các em phát triển bản thân một cách toàn diện, không chỉ là việc học để đối phó với những kì thi, những con số mà học môn Tự nhiên xã hội sẽ trang bị cho các em những kĩ năng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chương trình môn Tự nhiên và xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở
Bậc Tiểu học được coi là nền tảng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của các em học sinh. Tại thời điểm này, các em học sinh cần được học tập và tiếp thu kiến thức một cách toàn diện nhất. Bên cạnh môn học Toán, Tiếng việt thì môn học Tự nhiên và Xã hội cũng là môn học cực kì quan trọng góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho các em học sinh. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học từ năm 1995 – 1996 và được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các môn học trước nó như “Khoa học thường thức”, “Tìm hiểu khoa học”, “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”. Môn Tự nhiên và xã hội là sự khám phá Tự nhiên – con người – xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số. Trong chương trình GDPT 2018, môn Tự nhiên và xã hội tiếp tục được biên soạn và đưa vào giảng dạy trong các nhà trường. Tự nhiên và xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3 được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn Tự nhiên và xã hội được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp, coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội. Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường được tích hợp vào môn học này ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khỏe, Trái Đất và bầu trời. Mỗi chủ đề thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3 giúp cho các em khám phá về bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; những hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Từ đó đem đến cho các em học sinh những kiến thức bổ ích về đời sống, giúp các em phát triển bản thân một cách toàn diện, không chỉ là việc học để đối phó với những kì thi, những con số mà học môn Tự nhiên xã hội sẽ trang bị cho các em những kĩ năng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chương trình môn Tự nhiên và xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở