• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 74

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,144
Điểm
113
tác giả
10 NGUYÊN TẮC, Các bước của bàn tay nặn bột LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 4 trang. Các bạn xem và tải các bước của bàn tay nặn bột về ở dưới.
Mười nguyên tắc của Bàn tay nặn bột .

Tiến trình sư phạm
1-Học sinh quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó .
2. Trong quá trình tìm hiểu. HS lập luận,bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà chỉ những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
3. Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn.
4. Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/ tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập.
5. HS bắt buộc có mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em
6. Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của HS các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ nói và viết.
Những đối tượng tham gia
7. Các gia đình được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học
• 8. Ở địa phương, các đối tác khoa học giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.
9.Ở địa phương, các viện đào tạo giáo viên giúp các GV kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. GV có thể tìm trên Internet các website có nội dung về những môdun( bài học ) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải đáp thắc mắc.
10. Họ cũng có thể tham gia những hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học. GV là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.
IV. Một số giải pháp để bồi dưỡng khả năng thực hiện một tiết học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột ở trường THCS
1. Các bước của một tiến trình tìm tòi khám phá
• Chọn lựa tình huống khởi đầu
- Sự phù hợp với kế hoạch chung của khối lớp do hội đồng giáo viên của khối, bộ môn đề ra
- Tính hiệu quả của cách đặt vấn đề có thể có được từ tình huống
- Các nguồn lực địa phương
- Các mối quan tâm chủ yếu của địa phương, mang tính thời sự hoặc nảy sinh từ các hoạt động khác, có thể về khoa học hay không ( ngôn ngữ ở địa phương )
- Tính phù hợp của việc học đối với các mối quan tâm riêng của học sinh
• Việc phát biểu các câu hỏi của học sinh
- Công việc được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV( giúp sứa chữa, phát biểu lại các câu hỏi để đảm bảo đúng nghĩa, tạo điều kiện nâng cao khả năng diễn đạt của HS
- Sự chọn lựa có định hướng, có căn cứ của GV trong việc khai thác các câu hỏi hiệu quả có thẻ dẫn đến việc học một nội dung trong chương trình
- Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của HS, đối chiếu chúng với nhau nếu có sự khác biệt để tạo điều kiện cho lớp lĩnh hội vấn đề đặt ra
• Xây dựng các giả thuyết và thiết kế sự tìm tòi nghiên cứu cần tiến hành để chứng minh hay loại bỏ các giả thuyết đó
- Cách quản lí nhóm HS của GV, các yêu cầu đưa ra
- Phát biểu bằng lời các giả thuyết ở các nhóm
- Có thể xây dựng các qui trình để chứng minh hay loại bỏ các giả thuyết
- viết các đoan mô tả các giả thuyết và các tiến trình
- Phát biểu bằng lời hay viết mô tả các dự đoán của học sinh : điều gì sẽ xảy ra, vì sao …
- Trình bày các giả thuyết và các qui trình đề nghị bằng lời nói trong lớp học
* Sự tìm tòi nghiên cứu do HS tiến hành
- Các giai đoạn tranh luận trong nhóm
- Kiểm soát sự thay đổi của các thong số
- Mô tả thí nghiệm
- Tính lặp lại được của thí nghiệm
- Việc quản lí các ghi chép cá nhấn của HS
* Lĩnh hội và hệ thống hóa các kiến thức
- So sánh và liên hệ các kết quả thu được trong các nhóm khác nhau, trong các lớp khác nhau .
- Đối chiếu với kiến thức đã được thiết lập trong khi đảm bảo “ mức độ phát biểu kiến thức “ thích hợp với trình độ HS
- Tìm kiếm các nguyên nhân của những kết quả khác biệt nếu có, phân tích các thí nghiệm đã tiến hành và đề xuất các thí nghiệm bổ sung
- Trình bày các kiến thức mới lĩnh hội được cuối cụm bài học bằng lời văn viết do HS với sự giúp đỡ của HS
* Vận dụng trong trường hợp có thể các kiến thức để :
- Diễn giải một tài liệu
- Chế tạo một đồ vật
-Giải thích một hiện tượng
-Dự đoán một hành vi / hay diễn tiến hiện tượng / của một sinh vật hay vật thể, tùy thuộc vào một số thong số
Giai đoạn này rất quan trọng vì nó cho phép HS nhận thấy rõ sự tiến bộ của mình, tạo ra hứng thú học tập và bộc lộ khả năng của HS


1701014200520.png



https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top