- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,240
- Điểm
- 113
tác giả
5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Kinh tế pháp luật lớp 11 sách kết nối tri thức * năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 6 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
a.Kiến thức:
- Nhằm củng cố lại những kiến thức HS đạt được trong các bài ở nửa đầu học học kỳ I lớp 11; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình
- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
-Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
c. Năng lực
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những hiện tượng, các hoạt động của nền kinh tế đang diễn ra xung quanh mình, nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, phù hợp khi tham gia vào các hoạt động kinh tế đó
Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân, có những suy nghĩ và định hướng về nghề nghiệp của bản thân sau khi ra trường, biết điều chỉnh bản thân mình để bước đầu trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế sau này
b. Phẩm chất:
Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt kết quả cao
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân.
Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra
II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau
Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường
Bài 3: Lạm phát
Bài 4: Thất nghiệp
Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Kiểm tra tập trung tại lớp
- Kiểm tra theo hình thức: Kết hợp trắc nghiệm 60%/tự luận 40%
- Kiêm tra theo ma trận và đặc tả
- Số lượng đề kiểm tra: 2 đề ( đề 1 và đề 2)
IV.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
V.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. lợi tức. B. tranh giành. C. cạnh tranh. D. đấu tranh.
Câu 2: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. lao động. B. thị trường. C. lợi nhuận. D. nhiên liệu.
Câu 3: Người sản xuất, kinh doanh giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến
A. lạm phát. B. thất nghiệp. C. cạnh tranh. D. khủng hoảng.
Câu 4: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là
A. cầu. B. tổng cầu. C. tổng cung. D. cung.
Câu 5: Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, lượng cung sẽ
A. ổn định. B. tăng lên. C. không tăng. D. giảm xuống.
Câu 6: Nhà sản xuất sẽ quyết định mở rộng kinh doanh khi
A. cung tăng. B. cầu tăng. C. cung giảm. D. cầu giảm.
Câu 7: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là
A. lạm phát. B. tiền tệ. C. cung cầu. D. thị trường.
Câu 8: Trong nền kinh tế, khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm, gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế khi đó lạm phát của nền kinh tế ở mức độ
A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát. D. lạm phát tượng trưng.
Câu 9: Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là trong quá trình sản xuất có sự tăng giá của
A. các yếu tố đầu vào. B. các yếu tố đầu ra.
C. cung tăng quá nhanh. D. cầu giảm quá nhanh.
Câu 10: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của khái niệm
A. thất nghiệp. B. lạm phát. C. thu nhập. D. khủng hoảng.
Câu 11: Trong nền kinh tế, việc phân chia thất nghiệp thành thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện là căn cứ vào
A. tính chất của thất nghiệp. B. nguồn gốc thất nghiệp.
C. chu kỳ thất nghiệp. D. cơ cấu thất nghiệp.
Câu 12: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?
A. Cơ chế tinh giảm lao động. B. Thiếu kỹ năng làm việc.
C. Đơn hàng công ty sụt giảm. D. Do tái cấu trúc hoạt động.
Câu 13: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm
A. lao động. B. cạnh tranh. C. thất nghiệp. D. cung cầu.
Câu 14: Những hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm là nội dung của khái niệm
A. thất nghiệp. B. lao động. C. việc làm. D. sức lao động.
Câu 15: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây?
A. Bằng văn bản. B. Bằng tiền đặt cọc.
C. Bằng tài sản cá nhân. D. Bằng quyền lực.
Câu 16: Khi tham gia vào thị trường việc làm người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động về nội dung nào dưới đây?
A. tiền lương hưu. B. trợ cấp thất nghiệp.
C. tiền công. D. trợ cấp thai sản.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: ( 3 điểm): Bằng những kiến thức cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, em hãy làm rõ những nhận định dưới.
a. Cạnh tranh là sự chia sẻ các nguồn lực giữa những người sản xuất kinh doanh.
b. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.
c. Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.
Câu 2: ( 2 điểm): Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68, so cùng kì năm trước. Yếu tố cơ bản khiến CPI tháng 2 tăng nhanh là do giá xăng dầu tăng làm cho chi phí sản xuất tăng lên; bên cạnh đó, việc triển khai Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 - 2023 với quy mô 350 000 tỉ đồng cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế... cũng làm tăng tổng cầu (dân cư tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ.
a. Chỉ số CPI 1,68% được đề cập ở thông tin trên phản ánh hiện tượng gì mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải?
b. Thông tin trên đã đề cập đến những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó?
Câu 3: ( 1 điểm): Bằng những hiểu biết của mình về vấn đề lao động và việc làm em hãy làm rõ câu tục ngữ sau: “ Nhàn cư vi bất thiện”
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về
A. điều kiện sản xuất. B. giá trị thặng dư.
C. nguồn gốc nhân thân. D. quan hệ tài sản.
Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về
A. quan hệ gia đình. B. chính sách đối ngoại.
C. chất lượng sản phẩm. D. chính sách hậu kiểm.
Câu 3: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh văn hoá. B. Cạnh tranh kinh tế.
C. Cạnh tranh chính trị. D. Cạnh tranh sản xuất.
Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định tương ứng với giá cả và
A. khả năng xác định. B. sản xuất xác định.
C. nhu cầu xác định. D. thu nhập xác định.
Câu 5: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho cầu về hóa hóa tăng lên từ đó thúc đẩy cung về hàng hóa
A. giảm xuống. B. tăng lên. C. giữ nguyên. D. không đổi.
Câu 6: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi trên thị trường xảy ra hiện tượng cung lớn hơn cầu thì sẽ làm cho giá cả hàng hóa có xu hướng
A. tăng B. giảm C. giữ nguyên D. bằng giá trị
Câu 7: Khi mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ ở một con số điều đó phản ánh mức độ lạm phát của nền kinh tế đó ở mức độ
A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát. D. không đáng kể.
Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ làm cho giá trị đồng tiền của nước đó như thế nào?
A. Tăng giá trị phi mã. B. Mất giá nhanh chóng.
C. Không thay đổi giá trị. D. Ngày càng tăng giá trị.
Câu 9: Một trong nhưng nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là do
A. chi phí sản xuất tăng cao. B. chi phí sản xuất giảm sâu.
C. các yếu tố đầu vào giảm. D. chi phí sản xuất không đổi.
Câu 10: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được
A. vị trí. B. việc làm.
C. bạn đời. D. chỗ ở.
Câu 11: Loại hình thất nghiệp được phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là
A. thất nghiệp cơ cấu. B. thất nghiệp tạm thời.
C. thất nghiệp chu kỳ. D. thất nghiệp tự nguyện.
Câu 12: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan khiến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?
A. Do khả năng ngoại ngữ kém. B. Do thiếu kỹ năng làm việc.
C. Do không đáp ứng yêu cầu. D. Do công ty thu hẹp sản xuất.
Câu 13: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự nguyện. B. Cưỡng chế. C. Cưỡng bức. D. Tự giác.
Câu 14: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động còn có thể gọi là
A. cung về sức lao động. B. cầu về sức lao động.
C. giá cả sức lao động. D. tiền tệ sức lao động.
Câu 15: Trong đời sống xã hội, mỗi cá nhân có thể tham gia vào nhiều việc làm
A. khác nhau. B. bị cấm. C. bắt buộc. D. miễn phí.
Câu 6: Trong đời sống xã hội, việc người lao động dành những thời gian rảnh để vào làm một công việc mà pháp luật không cấm và mang lại thu nhập cho bản thân thì hoạt động đó được gọi là
A. việc làm phi lợi nhuận. B. có việc làm chính thức.
C. việc làm bán thời gian. D. việc làm không ổn định.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: ( 3 điểm): Bằng những kiến thức cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, em hãy làm rõ những nhận định dưới.
a. Cạnh tranh luôn diễn ra giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.
c. Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.
Câu 2: ( 2 điểm): Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Năm 2022, CPI Việt Nam tăng 3,15% so với bình quân năm 2021, cao hơn mức bình quân 5 năm giai đoạn 2017 - 2021 (2,98%). Theo đó, trong năm 2022, bên cạnh sự gia tăng chi phí của nền kinh tế do lãi suất tăng thì chi phí nguyên nhiên liệu dùng cho sản xuất cũng tăng tương đối. Bên cạnh đó, việc triển khai Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 - 2023 với quy mô 350 000 tỉ đồng cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế... cũng làm tăng tổng cầu (dân cư tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ.
a. Chỉ số CPI 3,15% được đề cập ở thông tin trên phản ánh hiện tượng gì mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải?
b. Thông tin trên đã đề cập đến những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó?
Câu 3: ( 1 điểm): Bằng những hiểu biết của mình về vấn đề lao động và việc làm em hãy làm rõ câu tục ngữ sau: “ Một nghề thì chín, chín nghề thì chết”
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
II. PHẦN TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 02
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
II. PHẦN TỰ LUẬN
BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
a.Kiến thức:
- Nhằm củng cố lại những kiến thức HS đạt được trong các bài ở nửa đầu học học kỳ I lớp 11; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình
- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
-Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
c. Năng lực
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những hiện tượng, các hoạt động của nền kinh tế đang diễn ra xung quanh mình, nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, phù hợp khi tham gia vào các hoạt động kinh tế đó
Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân, có những suy nghĩ và định hướng về nghề nghiệp của bản thân sau khi ra trường, biết điều chỉnh bản thân mình để bước đầu trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế sau này
b. Phẩm chất:
Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt kết quả cao
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân.
Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra
II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau
Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường
Bài 3: Lạm phát
Bài 4: Thất nghiệp
Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Kiểm tra tập trung tại lớp
- Kiểm tra theo hình thức: Kết hợp trắc nghiệm 60%/tự luận 40%
- Kiêm tra theo ma trận và đặc tả
- Số lượng đề kiểm tra: 2 đề ( đề 1 và đề 2)
IV.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
TT | Chủ đề | Bài học | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | ||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||||||||||||
CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | ||||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường | Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường | 3 | | 0,75 | | | 1 | 0 | 3 | | | 0 | | | | 0 | | 3 | | 0,75 | 3 | 45 |
2 | Bài 2: Cung - cẩu trong kinh tế thị trường | 3 | | 0,75 | | | | 0 | | | | 0 | | | | 0 | | 3 | | 0,75 | 0 | ||
3 | Lạm phát, thất nghiệp | Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường | 3 | | 0,75 | | | | 0 | | | 1 | 0 | 2 | | | 0 | | 3 | | 0,75 | 2 | 35 |
4 | Thị trường lao động, việc làm | Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường | 3 | | 0,75 | | | | 0 | | | | 0 | | | | 0 | | 3 | | 0,75 | 0 | |
5 | Bài 5:Thị trường lao động, việc làm | 4 | | 1 | | | | 0 | | | | 0 | | | 1 | 0 | 1 | 4 | | 1 | 1 | 20 | |
Tổng | 16 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 16 | 0 | 4 | 6 | 100 | ||
Tỷ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 16 | 10 |
V.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
TT | Chủ đề | Mạch kiến thức | Mức độ đánh giá | Các mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Cạnh tranh, cung cầu trong nền kinh tế thị trường | Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường | Nhận biết: - Nêu được: Khái niệm cạnh tranh Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - Phân tích được: Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. | 3 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Nhận biết: - Nêu được: Khái niệm cung, cầu | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
3 | Chủ đề 2: Lạm phát, thất nghiệp | Bài 3: Lạm phát | Nhận biết: - Nêu được: Khái niệm lạm phát, các loại hình lạm phát và thất nghiệp. – Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát Thông hiểu: - Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội. – Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát Vận dụng: - Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 |
4 | Bài 4: Thất nghiệp | Nhận biết: - Nêu được: Khái niệm thất nghiệp. Các loại hình thất nghiệp. - Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. Thông hiểu: - Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
5 | Chủ đề 3: Thị trường lao động và việc làm | Bài 5: Thị trường lao động và việc làm | Nhận biết: - Nêu được: Khái niệm lao động. Khái niệm thị trường lao động. Khái niệm việc làm, khái niệm thị trường việc làm. Thông hiểu: - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động và thị trường việc làm. - Xác định được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm. Vận dụng cao: Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp. | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 |
6 | Tổng | | 16 | 0 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 |
ĐỀ SỐ 01
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. lợi tức. B. tranh giành. C. cạnh tranh. D. đấu tranh.
Câu 2: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. lao động. B. thị trường. C. lợi nhuận. D. nhiên liệu.
Câu 3: Người sản xuất, kinh doanh giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến
A. lạm phát. B. thất nghiệp. C. cạnh tranh. D. khủng hoảng.
Câu 4: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là
A. cầu. B. tổng cầu. C. tổng cung. D. cung.
Câu 5: Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, lượng cung sẽ
A. ổn định. B. tăng lên. C. không tăng. D. giảm xuống.
Câu 6: Nhà sản xuất sẽ quyết định mở rộng kinh doanh khi
A. cung tăng. B. cầu tăng. C. cung giảm. D. cầu giảm.
Câu 7: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là
A. lạm phát. B. tiền tệ. C. cung cầu. D. thị trường.
Câu 8: Trong nền kinh tế, khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm, gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế khi đó lạm phát của nền kinh tế ở mức độ
A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát. D. lạm phát tượng trưng.
Câu 9: Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là trong quá trình sản xuất có sự tăng giá của
A. các yếu tố đầu vào. B. các yếu tố đầu ra.
C. cung tăng quá nhanh. D. cầu giảm quá nhanh.
Câu 10: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của khái niệm
A. thất nghiệp. B. lạm phát. C. thu nhập. D. khủng hoảng.
Câu 11: Trong nền kinh tế, việc phân chia thất nghiệp thành thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện là căn cứ vào
A. tính chất của thất nghiệp. B. nguồn gốc thất nghiệp.
C. chu kỳ thất nghiệp. D. cơ cấu thất nghiệp.
Câu 12: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?
A. Cơ chế tinh giảm lao động. B. Thiếu kỹ năng làm việc.
C. Đơn hàng công ty sụt giảm. D. Do tái cấu trúc hoạt động.
Câu 13: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm
A. lao động. B. cạnh tranh. C. thất nghiệp. D. cung cầu.
Câu 14: Những hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm là nội dung của khái niệm
A. thất nghiệp. B. lao động. C. việc làm. D. sức lao động.
Câu 15: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây?
A. Bằng văn bản. B. Bằng tiền đặt cọc.
C. Bằng tài sản cá nhân. D. Bằng quyền lực.
Câu 16: Khi tham gia vào thị trường việc làm người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động về nội dung nào dưới đây?
A. tiền lương hưu. B. trợ cấp thất nghiệp.
C. tiền công. D. trợ cấp thai sản.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: ( 3 điểm): Bằng những kiến thức cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, em hãy làm rõ những nhận định dưới.
a. Cạnh tranh là sự chia sẻ các nguồn lực giữa những người sản xuất kinh doanh.
b. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.
c. Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.
Câu 2: ( 2 điểm): Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68, so cùng kì năm trước. Yếu tố cơ bản khiến CPI tháng 2 tăng nhanh là do giá xăng dầu tăng làm cho chi phí sản xuất tăng lên; bên cạnh đó, việc triển khai Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 - 2023 với quy mô 350 000 tỉ đồng cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế... cũng làm tăng tổng cầu (dân cư tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ.
a. Chỉ số CPI 1,68% được đề cập ở thông tin trên phản ánh hiện tượng gì mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải?
b. Thông tin trên đã đề cập đến những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó?
Câu 3: ( 1 điểm): Bằng những hiểu biết của mình về vấn đề lao động và việc làm em hãy làm rõ câu tục ngữ sau: “ Nhàn cư vi bất thiện”
ĐỀ SỐ 02
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về
A. điều kiện sản xuất. B. giá trị thặng dư.
C. nguồn gốc nhân thân. D. quan hệ tài sản.
Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về
A. quan hệ gia đình. B. chính sách đối ngoại.
C. chất lượng sản phẩm. D. chính sách hậu kiểm.
Câu 3: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh văn hoá. B. Cạnh tranh kinh tế.
C. Cạnh tranh chính trị. D. Cạnh tranh sản xuất.
Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định tương ứng với giá cả và
A. khả năng xác định. B. sản xuất xác định.
C. nhu cầu xác định. D. thu nhập xác định.
Câu 5: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho cầu về hóa hóa tăng lên từ đó thúc đẩy cung về hàng hóa
A. giảm xuống. B. tăng lên. C. giữ nguyên. D. không đổi.
Câu 6: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi trên thị trường xảy ra hiện tượng cung lớn hơn cầu thì sẽ làm cho giá cả hàng hóa có xu hướng
A. tăng B. giảm C. giữ nguyên D. bằng giá trị
Câu 7: Khi mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ ở một con số điều đó phản ánh mức độ lạm phát của nền kinh tế đó ở mức độ
A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát. D. không đáng kể.
Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ làm cho giá trị đồng tiền của nước đó như thế nào?
A. Tăng giá trị phi mã. B. Mất giá nhanh chóng.
C. Không thay đổi giá trị. D. Ngày càng tăng giá trị.
Câu 9: Một trong nhưng nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là do
A. chi phí sản xuất tăng cao. B. chi phí sản xuất giảm sâu.
C. các yếu tố đầu vào giảm. D. chi phí sản xuất không đổi.
Câu 10: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được
A. vị trí. B. việc làm.
C. bạn đời. D. chỗ ở.
Câu 11: Loại hình thất nghiệp được phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là
A. thất nghiệp cơ cấu. B. thất nghiệp tạm thời.
C. thất nghiệp chu kỳ. D. thất nghiệp tự nguyện.
Câu 12: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan khiến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?
A. Do khả năng ngoại ngữ kém. B. Do thiếu kỹ năng làm việc.
C. Do không đáp ứng yêu cầu. D. Do công ty thu hẹp sản xuất.
Câu 13: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự nguyện. B. Cưỡng chế. C. Cưỡng bức. D. Tự giác.
Câu 14: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động còn có thể gọi là
A. cung về sức lao động. B. cầu về sức lao động.
C. giá cả sức lao động. D. tiền tệ sức lao động.
Câu 15: Trong đời sống xã hội, mỗi cá nhân có thể tham gia vào nhiều việc làm
A. khác nhau. B. bị cấm. C. bắt buộc. D. miễn phí.
Câu 6: Trong đời sống xã hội, việc người lao động dành những thời gian rảnh để vào làm một công việc mà pháp luật không cấm và mang lại thu nhập cho bản thân thì hoạt động đó được gọi là
A. việc làm phi lợi nhuận. B. có việc làm chính thức.
C. việc làm bán thời gian. D. việc làm không ổn định.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: ( 3 điểm): Bằng những kiến thức cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, em hãy làm rõ những nhận định dưới.
a. Cạnh tranh luôn diễn ra giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.
c. Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.
Câu 2: ( 2 điểm): Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Năm 2022, CPI Việt Nam tăng 3,15% so với bình quân năm 2021, cao hơn mức bình quân 5 năm giai đoạn 2017 - 2021 (2,98%). Theo đó, trong năm 2022, bên cạnh sự gia tăng chi phí của nền kinh tế do lãi suất tăng thì chi phí nguyên nhiên liệu dùng cho sản xuất cũng tăng tương đối. Bên cạnh đó, việc triển khai Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 - 2023 với quy mô 350 000 tỉ đồng cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế... cũng làm tăng tổng cầu (dân cư tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ.
a. Chỉ số CPI 3,15% được đề cập ở thông tin trên phản ánh hiện tượng gì mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải?
b. Thông tin trên đã đề cập đến những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó?
Câu 3: ( 1 điểm): Bằng những hiểu biết của mình về vấn đề lao động và việc làm em hãy làm rõ câu tục ngữ sau: “ Một nghề thì chín, chín nghề thì chết”
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | C | C | D | B | B | A | A | A | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | | | | |
Đáp án | A | B | A | C | A | C | | | | |
Câu: | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | a. Không đồng tình, vì: cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường, nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất. b. Đồng tình, vì cạnh tranh lành mạnh là biết chấp nhận cạnh tranh, cùng hợp tác và cạnh tranh với đối thủ, tôn trọng đối thủ, tìm cách tạo ra ưu thế vượt trội so với đối thủ để tồn tại và phát triển. c. Đồng tình, vì: cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, để đạt lợi nhuận thì các chủ thể phải cạnh tranh để giành những điều kiện thuận lợi. | 3 điểm |
Câu 2 | - Chỉ số CPI 1,68% phản ánh hiện tượng lạm phát mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải - Nguyên nhân: + Chi phí sản xuất tăng (giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,... tăng) + Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết + Tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chỉ tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,...) | 2 điểm |
Câu 3 | Vấn đề lao động và việc làm có mối quan hệ chặt chẽ. Tác động qua lại với nhau Nhàn: Nghĩa là nhàn rỗi, nông nhàn, nếu xét về vấn đề lao động, nhàn ở đây là không có việc làm hoặc chưa tìm được việc làm. Một lao động mà không tìm được việc làm thì sẽ tác động xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội Cư vi bất thiện: Được hiểu là hậu quả của việc không có việc làm sẽ tác động đến các vấn đề xã hội: Không có việc làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động ( người lao động không có thu nhập) dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội | 1 điểm |
ĐỀ SỐ 02
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | C | B | D | B | B | A | B | A | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | | | | |
Đáp án | B | D | A | A | A | C | | | | |
Câu: | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | b. Đồng tình, vì: trong nền kinh tế thị trường, giữa các chủ thể có sự khác biệt về: nguồn lực; điều kiện sản xuất, mua bán và tiêu dùng, do đó, các chủ thể kinh tế luôn phải cạnh tranh với nhau để giành được lợi ích cao nhất cho mình. b. Không đồng tình, vì cạnh tranh lành mạnh là phải tôn trọng đối thủ, tìm cách cải thiện mình để vượt lên đối thủ chứ không phải tìm cách để làm cho đối thủ suy yếu. c. Không đồng tình, vì: điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau. | 3 điểm |
Câu 2 | - Chỉ số CPI 3,15% phản ánh hiện tượng lạm phát mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải - Nguyên nhân: + Chi phí sản xuất tăng (giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,... tăng) + Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết + Tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chỉ tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,...) | 2 điểm |
Câu 3 | Vấn đề việc làm có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi lao động Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, việc tìm kiếm một việc làm đối với mỗi lao động là vấn đề không khó, tuy nhiên kéo theo đó cũng là vấn đề thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp do cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện.. Vì vậy mỗi cá nhân cần xác định, định hướng cho mình một nghề nghiệp cụ thể, không ngừng phấn đấu và thực hiện tốt công việc đó, tránh một lao động luôn luôn có ý định thay đổi việc làm từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lao động đó dễ dẫn đến thất nghiệp và làm việc không hiệu quả | 1 điểm |