- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,379
- Điểm
- 113
tác giả
6 GIÁO ÁN, Kế hoạch dạy học stem của tổ chuyên môn thcs LỚP 7 CÁC MÔN NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 6 FILE trang. Các bạn xem và tải kế hoạch dạy học stem của tổ chuyên môn thcs về ở dưới.
THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC
I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Màn hình, máy chiếu.
- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
- Dụng cụ, nguyên vật liệu liên quan chủ đề…
Giáo viên chuẩn bị một số học liệu sau:
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập….
- Mỗi nhóm học sinh (5 - 6 hs/nhóm) chuẩn bị những vật dụng sau:
Ngoài những vật dụng trên, sau khi nghiên cứu kiến thức nền và thảo luận nhóm, mỗi nhóm sẽ tự chuẩn bị những dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết, phù hợp để chế tạo sản phẩm do GV yêu cầu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề thiết kế, chế tạo
Bước 1. Khởi động và giao nhiệm vụ
Hãy quan sát hình sau và cho biết:
Cho biết các cách để chúng ta có thể quan sát 2 chậu kiểng từ bên sau chiếc cổng.
Chúng ta có thể chế tạo dụng cụ gì để quan sát một vật thể bị bức tường che khuất được không?
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền; đề xuất giải pháp thiết kế
Bước 2. Nghiên cứu kiến thức nền
- GV phát Phiếu học tập (các câu hỏi liên quan kiến thức nền) cho các nhóm
và Phiếu thiết kế.
Câu 1. Mắt ta nhận biết ánh sáng khi nào? Cho ví dụ. Ta nhìn thấy một vật khi nào?
Câu 2. Nguồn sáng và vật sáng là gì? Cho ví dụ. Vật đen là gì?
Câu 3. Người lính ngồi trong tàu ngầm quan sát các mục tiêu trên mặt biển hay trên không qua một thiết bị, các bộ phận tạo nên thiết bị đó được gọi là kính tiềm vọng. Vậy kính tiểm vọng là gì?
Câu 4. Em hãy nêu cấu tạo và các bước để chế tạo kính tiềm vọng. Vẽ hình kính tiềm vọng.
- HS hoạt động cá nhân để nghiên cứu kiến thức nền và ghi trả lời trong Phiếu
học tập.
Bước 3. Đề xuất giải pháp thiết kế
- Mỗi HS tự vẽ bản thiết kế sản phẩm rồi đề xuất vật liệu phù hợp để chế tạo.
- Mỗi HS trình bày bản thiết kế sản phẩm của mình trước nhóm, các HS trong nhóm cùng thảo luận rồi thống nhất lựa chọn một bản thiết kế của nhóm mình tốt nhất từ kiểu dáng đến vật liệu chế tạo.
3. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp thiết kế
Bước 4. Trình bày, thảo luận, lựa chọn giải pháp thiết kế
- Trình bày: Mỗi HS trong nhóm trình bày kiến thức nền và bản thiết kế chiếc kính tiềm vọng của mình.
- Thảo luận, lựa chọn giải pháp: Mỗi nhóm thảo luận để lựa chọn kiến thức nền và bản vẽ thiết kế chiếc kính tiềm vọng có thể quan sát rõ nhất.
4. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu; thử nghiệm, đánh giá
Bước 5. Chế tạo mẫu
- Mỗi nhóm HS phân công nhiệm vụ để chế tạo chiếc kính tiềm vọng đáp ứng các tiêu chí.
Bước 6. Thử nghiệm, đánh giá
- GV phát Phiếu thử nghiệm chiếc kính tiềm vọng (đáp ứng các tiêu chí)
- Mỗi nhóm HS thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh chiếc kính tiềm vọng dựa trên các tiêu chí.
5. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận; điều chỉnh.
Bước 7. Chia sẻ, thảo luận
- Mỗi nhóm HS trình bày và giới thiệu chiếc kính tiềm vọng, quá trình làm việc của nhóm để tìm hiểu kiến thức nền và chế tạo chiếc kính tiềm vọng theo các tiêu chí.
- Các nhóm thảo luận, đóng góp ý kiến.
Bước 8. Điều chỉnh.
- Mỗi nhóm ghi nhận kiến thức nền điều chỉnh chiếc kính tiềm vọng theo các ý kiến đã được GV tổng kết.
IV. Phụ lục
Phiếu đánh giá sản phẩm
Phiếu đánh giá phẩm chất và năng lực các thành viên trong mỗi nhóm
full file
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BÀI HỌC STEM 7.2. CHẾ TẠO KÍNH TIỀM VỌNG
THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC
Lớp: 7 | Thời lượng: 2 tiết |
Thời điểm tổ chức: Khi học nội dung: Môn KHTN (Ánh sáng) |
I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)
Môn học | Yêu cầu cần đạt |
Khoa học tự nhiên | – Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. – Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản. |
Toán | – Nhận biết được khái niệm đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng. – Mô tả được một số tính chất của hai đường thẳng song song. |
Mỹ thuật | – Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản và một số yếu tố tạo hình vào thực hành sáng tạo. – Biết cách sử dụng một số chất liệu trong thực hành, sáng tạo. |
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Màn hình, máy chiếu.
- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
- Dụng cụ, nguyên vật liệu liên quan chủ đề…
Giáo viên chuẩn bị một số học liệu sau:
STT | Thiết bị/ Học liệu | Số lượng | Hình ảnh minh họa |
1 | Máy chiếu và các phụ kiện | 1 cái | |
2 | Màn chiếu | 1 cái | |
3 | Bút lông bảng xanh, đỏ, đen | 1 cây/màu | |
4 | Bảng trắng | 1 cái | |
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập….
- Mỗi nhóm học sinh (5 - 6 hs/nhóm) chuẩn bị những vật dụng sau:
STT | Thiết bị/ Học liệu | Số lượng/nhóm | Hình ảnh minh họa |
1 | Băng keo trong | 1 cuộn/nhóm | |
2 | Kéo | 1 cây/nhóm | |
3 | Giấy carton | 1 tấm/ nhóm | |
4 | Vật kính | 2 cái/ nhóm | |
5 | Ống giấy tròn | 1 cái/ nhóm | |
6 | Giấy nhôm | Vừa đủ sử dụng | |
7 | Băng keo trong | 1 cái/ nhóm | |
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề thiết kế, chế tạo
Bước 1. Khởi động và giao nhiệm vụ
Hãy quan sát hình sau và cho biết:
Cho biết các cách để chúng ta có thể quan sát 2 chậu kiểng từ bên sau chiếc cổng.
Chúng ta có thể chế tạo dụng cụ gì để quan sát một vật thể bị bức tường che khuất được không?
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền; đề xuất giải pháp thiết kế
Bước 2. Nghiên cứu kiến thức nền
- GV phát Phiếu học tập (các câu hỏi liên quan kiến thức nền) cho các nhóm
và Phiếu thiết kế.
Câu 1. Mắt ta nhận biết ánh sáng khi nào? Cho ví dụ. Ta nhìn thấy một vật khi nào?
Câu 2. Nguồn sáng và vật sáng là gì? Cho ví dụ. Vật đen là gì?
Câu 3. Người lính ngồi trong tàu ngầm quan sát các mục tiêu trên mặt biển hay trên không qua một thiết bị, các bộ phận tạo nên thiết bị đó được gọi là kính tiềm vọng. Vậy kính tiểm vọng là gì?
Câu 4. Em hãy nêu cấu tạo và các bước để chế tạo kính tiềm vọng. Vẽ hình kính tiềm vọng.
- HS hoạt động cá nhân để nghiên cứu kiến thức nền và ghi trả lời trong Phiếu
học tập.
Bước 3. Đề xuất giải pháp thiết kế
- Mỗi HS tự vẽ bản thiết kế sản phẩm rồi đề xuất vật liệu phù hợp để chế tạo.
- Mỗi HS trình bày bản thiết kế sản phẩm của mình trước nhóm, các HS trong nhóm cùng thảo luận rồi thống nhất lựa chọn một bản thiết kế của nhóm mình tốt nhất từ kiểu dáng đến vật liệu chế tạo.
3. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp thiết kế
Bước 4. Trình bày, thảo luận, lựa chọn giải pháp thiết kế
- Trình bày: Mỗi HS trong nhóm trình bày kiến thức nền và bản thiết kế chiếc kính tiềm vọng của mình.
- Thảo luận, lựa chọn giải pháp: Mỗi nhóm thảo luận để lựa chọn kiến thức nền và bản vẽ thiết kế chiếc kính tiềm vọng có thể quan sát rõ nhất.
4. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu; thử nghiệm, đánh giá
Bước 5. Chế tạo mẫu
- Mỗi nhóm HS phân công nhiệm vụ để chế tạo chiếc kính tiềm vọng đáp ứng các tiêu chí.
Bước 6. Thử nghiệm, đánh giá
- GV phát Phiếu thử nghiệm chiếc kính tiềm vọng (đáp ứng các tiêu chí)
- Mỗi nhóm HS thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh chiếc kính tiềm vọng dựa trên các tiêu chí.
5. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận; điều chỉnh.
Bước 7. Chia sẻ, thảo luận
- Mỗi nhóm HS trình bày và giới thiệu chiếc kính tiềm vọng, quá trình làm việc của nhóm để tìm hiểu kiến thức nền và chế tạo chiếc kính tiềm vọng theo các tiêu chí.
- Các nhóm thảo luận, đóng góp ý kiến.
Bước 8. Điều chỉnh.
- Mỗi nhóm ghi nhận kiến thức nền điều chỉnh chiếc kính tiềm vọng theo các ý kiến đã được GV tổng kết.
IV. Phụ lục
Phiếu đánh giá sản phẩm
TIÊU CHÍ | MỨC ĐỘ | ||
TỐT | ĐẠT | CHƯA ĐẠT | |
+ Chiếc kính tiềm vọng có đầy đủ các bộ phận: Ống ngắm (3 bộ phận), kính. | | ||
+ Chiếc kính tiềm vọng có thể quan sát rõ nhất nhất. | | ||
+ Chiếc kính tiềm vọng được thiết kế có tính thẩm mĩ, bền chắc, dễ sử dụng và có tính sáng tạo cao. | |
Phiếu đánh giá phẩm chất và năng lực các thành viên trong mỗi nhóm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC Nhóm: ………. Họ và tên HS: ……………………………………………. 1) ……………….. 2) ……………….. 3) ……………….. 4) ……………….. 5) ……………….. 6) ………………. | ||
Phẩm chất, năng lực | Đạt | Chưa đạt |
Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. | ||
Năng lực cốt lõi: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sang tạo. | ||
Năng lực chung: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, thẩm mỹ, thể chất, tính toán, tin học, ngôn ngữ. | ||
Năng lực đặc thù (bộ môn): …. | ||
- Trả lời các câu hỏi của Hoạt động 2 (Khám phá kiến thức nền)
- Câu 1. Mắt ta nhận biết ánh sáng khi nào? Cho ví dụ. Ta nhìn thấy một vật khi nào?
- Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ví dụ:
- + Ban đêm, đứng trong phòng đóng kín cửa, mở mắt, bật đèn.
- + Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới ta.
- Câu 2. Nguồn sáng và vật sáng là gì? Cho ví dụ. Vật đen là gì?
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
- Ví dụ: Ánh sáng Mặt Trời, bóng đèn điện, ngọn nến đang cháy, ….
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Ví dụ: Mặt trăng (hắt lại ánh sáng của mặt Trời), con ngươi,...
- + Vật đen là vật không tự nó phát ra ánh sáng cũng như hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.
- + Ta có thể nhận biết vật đen vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác.
- Câu 3. Người lính ngồi trong tàu ngầm quan sát các mục tiêu trên mặt biển hay trên không qua một thiết bị, các bộ phận tạo nên thiết bị đó được gọi là kính tiềm vọng. Vậy kính tiểm vọng là gì?
- Kính tiềm vọng là dụng cụ quang học để nhìn qua chướng ngại vật (bức tường, mặt biển…)
- Câu 4. Em hãy nêu cấu tạo và các bước để chế tạo kính tiềm vọng. Vẽ hình kính tiềm vọng.
- HS tìm hiểu và thảo luận nhóm để chế tạo sản phẩm.
Hai vật kính (gương phẳng có đường kính 7 cm) | |
| Dán giấy nhôm lên tờ giấy trắng. Cắt và uốn thành 2 hình trụ có đường kính 7cm, một đầu được cắt sao cho tạo với mặt ngang một góc 450 |
| Chuẩn bị lắp các sản phẩm vào nhau |
| Lắp gương phẳng vào ống theo chiều cắt xéo |
| Chuẩn bị hình lăng trụ dài 30 cm có cạnh 8 cm |
Lắp hai gương phẳng vào hai đầu hình lăng trụ theo hình | |
Lắp thêm hai ống nhòm vào theo hình Hoàn thành sản phẩm: “ Kính tiềm vọng” | |
Đặt mắt nhìn vào ống ngang phía dưới, điều chỉnh ống trên để quan sát vật cần xem. |
full file
THẦY CÔ TẢI NHÉ!