- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG TXGV Module 13hối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Vai trò nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh
Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội càng cân đối, tuổi học Đại học nhà trường và xã hội góp phần rõ nét hơn gia đình. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông phải kết hợp chặt chẽ với gia đình.
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Con người là một thực thể hoàn thiện nhất về cơ chế thần kinh so với thế giới động vật còn lại, nên con người có đời sống tinh thần mang đặc tính xã hội. Tự nhiên không ban sẵn cho con người ưu thế khác biệt ấy, đó phải là kết quả của một quá trình tiến hoá gắn liền với sự truyền thụ kinh nghiệm sống, gắn liền với sự giáo dục để chuyển giao các giá trị tinh thần, vốn kinh nghiệm của người đi trước cho người sau. Mỗi con người có được giá trị vĩnh hằng là chân, thiện, mỹ phải qua một quá trình được chắt lọc qua sự vỗ về của ông bà, lời ru của mẹ, lời dạy của cha, tình thương yêu đùm bọc của anh chị em, sự truyền bá kiến thức của thày cô giáo, được sống và suy nghĩ trong trường đời, trong một môi trường giáo dục mang tính xã hội sâu sắc.
II. Nội dung giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông
Trong lịch sử giáo dục của từng quốc gia, khuôn mẫu và phương cách rèn đạo đức có tính đa dạng và độc lập tương đối, ứng với hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước nhưng tựu trung vẫn là hướng tới các giá trị vĩnh hằng là chân, thiện, mỹ. Mục tiêu cao cả nhất, tối thượng nhất của bất kỳ một nền giáo dục nào cũng phải nhằm tới giáo dục những con người được tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc không phải là khái niệm trừu tượng, đó là tình yêu con người, có trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng, là sự điều chỉnh lối sống sao cho không làm tổn hại đến đất nước, không làm ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Về phương hướng, nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, văn kiện Đại hội Đảng CSVN đã chỉ rõ: “Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kíc
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
Năm học: ..............
I. Vai trò nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh
Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội càng cân đối, tuổi học Đại học nhà trường và xã hội góp phần rõ nét hơn gia đình. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông phải kết hợp chặt chẽ với gia đình.
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Con người là một thực thể hoàn thiện nhất về cơ chế thần kinh so với thế giới động vật còn lại, nên con người có đời sống tinh thần mang đặc tính xã hội. Tự nhiên không ban sẵn cho con người ưu thế khác biệt ấy, đó phải là kết quả của một quá trình tiến hoá gắn liền với sự truyền thụ kinh nghiệm sống, gắn liền với sự giáo dục để chuyển giao các giá trị tinh thần, vốn kinh nghiệm của người đi trước cho người sau. Mỗi con người có được giá trị vĩnh hằng là chân, thiện, mỹ phải qua một quá trình được chắt lọc qua sự vỗ về của ông bà, lời ru của mẹ, lời dạy của cha, tình thương yêu đùm bọc của anh chị em, sự truyền bá kiến thức của thày cô giáo, được sống và suy nghĩ trong trường đời, trong một môi trường giáo dục mang tính xã hội sâu sắc.
II. Nội dung giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông
Trong lịch sử giáo dục của từng quốc gia, khuôn mẫu và phương cách rèn đạo đức có tính đa dạng và độc lập tương đối, ứng với hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước nhưng tựu trung vẫn là hướng tới các giá trị vĩnh hằng là chân, thiện, mỹ. Mục tiêu cao cả nhất, tối thượng nhất của bất kỳ một nền giáo dục nào cũng phải nhằm tới giáo dục những con người được tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc không phải là khái niệm trừu tượng, đó là tình yêu con người, có trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng, là sự điều chỉnh lối sống sao cho không làm tổn hại đến đất nước, không làm ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Về phương hướng, nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, văn kiện Đại hội Đảng CSVN đã chỉ rõ: “Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kíc
THẦY CÔ TẢI NHÉ!