TÀI LIỆU MIỄN PHÍ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,145
Điểm
113
tác giả
BÀI TUYÊN TRUYỀN : Phòng chống tai nạn thương tích trong trường học LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI TUYÊN TRUYỀN

Phòng chống tai nạn thương tích



Được sự phân công của ban giám hiệu, nhằm trang bị cho các em những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là trong dịp tết cổ truyền sắp đến, trong tiết sinh hoạt dưới cờ hôm nay thân mời quý thầy cô và các em cùng nghe bài tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích với những nội dung sau đây:

1. Té ngã

Trẻ con té ngã là chuyện không thể nào tránh khỏi, chúng ta cần phải ngăn chặn nguy cơ té ngã và hạn chế tối đa thương tích khi trẻ té ngã bằng các biện pháp như:

- Giữ sàn nhà, lớp học luôn khô ráo, không bị trơn trượt.

- Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.

- Bàn ghế, giường, tủ hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

- Cạnh bàn, tủ nên được bọc lại để đảm bảo an toàn.

2. Đuối nước

Tai nạn đuối nước ở trẻ em không chỉ xảy ra ở các vùng sông nước, nông thôn, mà có cả ở những thành phố lớn. Không chỉ có ở gần ao, hồ, sông, suối thì mới có thể xảy ra tai nạn đuối nước, ngay cả khi có thau, xô, chậu chứa nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ. Do đó:

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu quá cần thiết nên có nắp đậy thật chặt để trẻ không mở nắp được.

- Nếu nhà có hồ bơi, ao hồ, giếng nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

- Khi các em có thể bơi được 25m liên tục và tự làm nổi người ít nhất 5 phút mới được coi là biết bơi.

3. Bỏng:

Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất. Tỷ lệ trẻ em bị bỏng chiếm từ 40-60% số người bị bỏng. Độ tuổi hay bị từ 1 – 6. Thương tích do bỏng gây đau đớn, trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ vết thương nên dễ dẫn đến thương tích nặng hơn từ các bóng nước do phồng rộp.

Bỏng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn và thể chất của trẻ. Các vết bỏng nặng đều gây tổn thương nghiêm trọng, để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng cử động do dính, co kéo; thậm chí có thể bị cắt cụt chi, cứng khớp... làm biến dạng cơ thể, gây tàn phế suốt đời. Để phòng tránh hậu quả do tai nạn bỏng, người lớn cần chú ý:

- Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, đặt bếp lò ở chỗ cao ngoài tầm tay với của trẻ, có vách ngăn không cho trẻ tới gần.

- Nước sôi, thức ăn nóng phải được cất giữ cẩn thận, xa tầm tay trẻ; khi bưng bê phải chú ý trẻ nhỏ chạy nhảy, đùa giỡn mà va phải.

- Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với lửa, diêm quẹt, bật lửa, nến; các vật dễ cháy, nổ như: xăng, ga, cồn...

- Khi dựng xe máy, phải quay ống bô xả của xe máy đang còn nóng vào sát tường.

4. Dị vật

Hóc dị vật cũng là một trong
1711106964452.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top