CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,144
Điểm
113
tác giả
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I/ Bạo lực học đường:

1.1. Khái niệm:

Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về "môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng - chống bạo lực học đường", thì bạo lực học đường được hiểu là: “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi trong trường học. Và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp học”.

Như vậy Bạo lực học đường là hành vi được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý do gián tiếp gây. Tuy nhiên đều nhằm mục đích tổn hại về một mặt hoặc nhiều mặt đối với một người hay nhiều người và có tính chất bạo lực.

1.2. Chủ thể của bạo lực học đường

- Học sinh với học sinh (phổ biến trong độ tuổi THCS, THPT)

- Giáo viên với học sinh (tương đối phổ biến)

- Học sinh với giáo viên(tương đối phổ biến, hiện nay có xu hướng tăng)

- Giáo viên với giáo viên (không phổ biến)

1.3. Hình thức phổ biến của bạo lực học đường

- Hình thức Đánh đập, hành hạ, xâm hại thân thể: Hành vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh với nhau, thể hiện qua hành vi dùng vũ lực đe dọa, mang hung khí đến trường, lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng, tra tấn, hành hạ... nhằm tác động vật lý lên cơ thể, khiến cho thầy cô giáo, bạn học của mình rơi vào tình trạng không thể chống đỡ, gây ra những tổn hại về sức khỏe, tính mạng. trong đó không loại trừ giáo viên cũng là nạn nhân của hìn thức và chịu hậu quả của hành vi này

+ Bạo lực tinh thần: dùng từ ngữ, lời nói xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần, đẩy họ vào chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, bất an, sợ hãi. Chụp ảnh, ghi hình, quay clip post lên mạng xã hội vv. Đây là hình thức bạo lực học đường mà trong giai đoạn hiện nay rất phổ biến như trường hợp cô giáo H bị nhóm học sinh ném dép lăng mạ xảy ra tại Trường THCS Văn Phú ở Tuyên Quang, xảy ra ngày 04/11/2023 hiện nay đang khiến dư luận hết sức bất bình. (phần sau tôi sẽ phân tích các ví dụ và hướng trao đổi để các giáo viên chúng ta nắm rõ hơn).

+ Bạo lực học đường còn có hành vi bạo lực tình dục, quấy rối tình dục, ép buộc tình dục để đạt được mục đích của cá nhân vv. Đối tượng gánh chịu hình thức bạo lực này thường là học sinh, sinh viên là chủ yếu. Tuy nhiên cũng không phải không có trường hợp giáo viên người lệ thuộc phải gánh chịu hành vi này từ khi mình là cấp dưới, người bị lệ thuộc …vv . Đây là hành vi ngày càng diễn ra phức tạp và cũng khá phổ biến, Theo đó, học sinh nữ bị quấy rối tình dục, xâm hại tình dục tại trường nhưng không dám đấu tranh để ngăn chặn và xử lý mà im lặng để cho sự việc chìm lắng. Đây là một trong những hình thức xấu xa và đáng sợ nhất của bạo lực học đường.

+ Cách hành vi khác như trù dập, ép buộc phải thực hiện những công việc liên quan đến học tập nhằm đảm bảo thành tích, gây ra khủng hoảng về thể chất tinh thần. Hành vi Giáo viên xúc phạm học sinh, có các hình phạt nặng gây tổn thương đến học sinh cũng là hành vi bạo lực học đường.

- Học sinh hành hung giáo viên do bị nhắc nhở, kỷ luật …vv.

1.4. Đặc điểm, xu hướng của bạo lực học đường hiện nay

- Xảy ra ở mọi cấp học, nhưng phổ biến nhất ở cấp THCS, THPT;

- Xảy ra trong khuôn viên nhà trường hoặc bên ngoài (trên đường đến trường, tại các khu dân cư…giữa các nhóm học sinh có mâu thuẫn, xích mích);

- Xảy ra ở cả học sinh nam và học sinh nữ. Trong đó, xu hướng bạo lực trong giới nữ đang gia tăng;

- Bạo lực mang tính tự phát, nhất thời bột phát, ít khi có định hướng, động cơ, mục đích rõ ràng;

- Xu hướng sử dụng vũ khí, thiết bị số, mạng xã hội...trong quá trình thực hiện hành vi bạo lực;

- Xu hướng khẳng định vị trí thủ lĩnh, cầm đầu bằng việc đánh dằn mặt bạn bè, tạo ra nỗi khiếp sợ; xu hướng làm nhục nạn nhân, thể hiện sự tàn nhẫn, vô cảm;

- Xu hướng liên kết giữa các đối tượng trong và ngoài trường học, hình thành các băng nhóm côn đồ càn quấy, phân định đẳng cấp bắt chước xã hội đen;

- Có tính lây lan, kích động, lôi kéo đông người tham gia; sự việc có thể phát triển nguy hiểm nếu không được kiểm soát, ngăn chặn kịp thời;

- Có sự vô cảm nguy hiểm trong cộng đồng học sinh khi chứng kiến bạo lực;

1.5. Lý do học sinh đánh nhau

- Do xích mích, va chạm, ganh ghét, ghen tị trong quá trình học tập, sinh hoạt trong nhà trường (như nhìn đểu, xinh hơn bạn, người mới đến, học giỏi, không giúp đỡ bạn làm bài…);

- Do xích mích khi hoạt động, tương tác trên mạng xã hội;

- Để thể hiện bản thân, khẳng định cái “tôi” và phân định ngôi thứ, đẳng cấp;

- Giải quyết các mâu thuẫn khác trong đời sống, hoặc bị bạn bè lôi kéo, rủ rê, kích động tham gia vào cuộc xung đột của người khác;

+ Chủ động khiêu khích nhau, tạo mâu thuẫn đánh nhau để quay phim, ghi hình post lên mạng để câu “like”, câu view, bình luận, tăng độ hot cho trang cá nhân Facebook, Youtube… . coi đó như là một trò vui, dần dần trở thành trào lưu.

1.6. Hậu quả của bạo lực học đường

- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe nạn nhân;

- Gây ra những tổn thương, sang chấn tâm lý (xấu hổ, chán nản, lo lắng, buồn bã, cô đơn, suy sụp, chán học, bỏ học, mất lòng tin vào con người, muốn tự sát, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách…);

- Thủ phạm đứng trước nguy cơ bị xử lý kỷ luật theo quy định của ngành giáo dục, hoặc bị truy cứu TNHS (tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả); khi bị buộc thôi học hoặc là tự bỏ học, nguy cơ đi vào con đường phạm pháp là rất lớn;

- Gây căng thẳng, bất hòa, lo lắng trong gia đình (phát sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ về cách dạy con cái; mất tiền để bồi thường, giải quyết hậu quả; cha mẹ lo lắng cho sự an nguy của con cái, không yên tâm…). Sự việc có thể phát triển thành mâu thuẫn giữa người lớn với nhau;

- Ảnh hưởng đến phong trào thi đua, thành tích học tập, danh tiếng của lớp, của trường và uy tín, danh dự, tinh thần làm việc của giáo viên, học sinh. Tạo ra không khí căng thẳng, lo lắng, bất an trong nhà trường. Để xảy ra bạo lực hậu quả nghiêm trọng, giáo viên có thể bị kỷ luật, cách chức;

- Gây mất trật tự công cộng, có nguy cơ phát triển thành tội ph
1704730143180.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---BAO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO GIÁO VIÊN.doc
    131 KB · Lượt tải : 3
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top