- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
BIỆN PHÁP Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy thơ ca Cách mạng – Ngữ văn 9, theo định hướng phát triển năng lực học sinh được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước trong bối cảnh mở cửa hội nhập với thế giới đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về chiến lược đào tạo con người. Chưa bao giờ giáo dục Việt Nam phải gánh vác trọng trách nặng nề đến thế. Đó là phải nhanh chóng vươn lên, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Bởi theo xu thế thời đại, trong đà phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ, với sự hình thành nền kinh tế tri thức thì giáo dục chính là một lực lượng sản xuất góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước
- Nằm trong bối cảnh chung của tình hình giáo dục, môn Ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng trong việc mở mang trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ trẻ. Từ lâu nay, chúng ta từng nhắc đến sức cuốn hút lớn lao của môn học vừa là khoa học lại vừa có tính nghệ thuật cao này. Môn Ngữ văn chưa bao giờ rời xa mục tiêu góp phần tạo nên phẩm chất nhân văn cao quý trong những con người sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
- Tuy nhiên, có một thực trạng của nhà trường hiện nay là khá nhiều học sinh chưa thật hào hứng trong việc học môn Văn, chưa chú tâm vào việc trau dồi đối với môn học vốn là điểm gặp gỡ giữa lí trí và cảm xúc, giữa khoa học và nghệ thuật, giữa trang sách và đời sống.
- Trong chương trình Ngữ văn THCS, lớp 9 là lớp cuối cấp học. Chính vì vậy, năm học này đặt ra cho người dạy nhiều vấn đề về kiến thức và phương pháp cần quan tâm. Làm thế nào để vừa cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh vừa phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết? Nhiệm vụ của người giáo viên là lựa chọn những phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa năng lực của học sinh, đưa học sinh vào đúng vị trí trung tâm trong hoạt động học.
- Xuất phát từ những nhận thức nói trên, tôi lựa chọn biện pháp: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy thơ ca Cách mạng – Ngữ văn 9, theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Học văn không chỉ để cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương mà còn học cách làm người. Trên cơ sở nắm vững đặc trưng bộ môn của từng khối lớp, giáo viên phải là người hướng dẫn, tổ chức, định hướng cho học sinh từng bước tiếp cận, đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương một cách tự nhiên, say mê, hứng thú. Bằng nhiều hình thức khác nhau, người thầy cần tạo cho học sinh những cơ hội để được đọc, được cảm, được suy ngẫm được vận dụng, được sáng tạo... giáo viên không thể làm hộ, làm thay trò để trò bắt chước theo.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS ..........– thành phố ...........
1. Ưu điểm
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đủ đáp ứng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy.
- Ban giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện tổ chức các câu lạc bộ Văn học thuộc các khối lớp.
- Học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, tài liệu tham khảo, dụng cụ học tập để phục vụ cho môn học.
- Đội ngũ giáo viên tận tình, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Giáo viên
- Thực trạng dạy và học Ngữ văn từ trước đến nay thường đi theo phương pháp dạy học cũ. Phương pháp này lấy người dạy học làm trung tâm, học sinh tiếp thu kiến thức trực tiếp khi đến lớp. Giáo viên sẽ đứng trên bục giảng thuyết trình về nội dung trong sách và học sinh tiếp thu kiến thức đó một cách thụ động thông qua việc lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng.
- Khi làm bài, giáo viên thường giao nhiệm vụ, hướng dẫn từng bài tùy theo cảm hứng, chưa có sự sáng tạo. Vì thế, chưa tạo được sự mới lạ và hứng thú học tập cho học sinh.
- Đồng thời, một số giáo viên khi dạy học phần Văn học cách mạng vẫn cho rằng đó là dạng văn bản đã quá quen thuộc và truyền thống nên không áp dụng phương pháp dạy học tích cực đổi mới.
2.2. Học sinh
- Từ cách dạy và học đó, dẫn đến tình trạng giờ học Ngữ văn trở nên nhàm chán, buồn tẻ vì kiến thức chủ yếu là lý thuyết suông, xa rời thực tế. Học sinh lười tư duy, mất đi khả năng sáng tạo, không áp dụng được kiến thức đã học vào đời sống,…
- Hiện nay, tình trạng học sinh ngại học văn, chất lượng bộ môn Ngữ văn chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này có từ nhiều phía: gia đình, xã hội, cơ chế thi cử, cơ hội tìm việc làm, thu nhập...
- Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy với phương pháp giảng dạy truyền thống, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Qua điều tra về việc học môn Ngữ văn (phần Văn học cách mạng) của học sinh khối 9 - Trường THCS ..........kết quả thu được như sau:
II. Biện pháp tiến hành
Trong quá trình dạy thơ ca đề tài Cách mạng tôi đã thực hiện theo các bước như sau:
* Yêu cầu vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước trong bối cảnh mở cửa hội nhập với thế giới đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về chiến lược đào tạo con người. Chưa bao giờ giáo dục Việt Nam phải gánh vác trọng trách nặng nề đến thế. Đó là phải nhanh chóng vươn lên, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Bởi theo xu thế thời đại, trong đà phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ, với sự hình thành nền kinh tế tri thức thì giáo dục chính là một lực lượng sản xuất góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước
- Nằm trong bối cảnh chung của tình hình giáo dục, môn Ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng trong việc mở mang trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ trẻ. Từ lâu nay, chúng ta từng nhắc đến sức cuốn hút lớn lao của môn học vừa là khoa học lại vừa có tính nghệ thuật cao này. Môn Ngữ văn chưa bao giờ rời xa mục tiêu góp phần tạo nên phẩm chất nhân văn cao quý trong những con người sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
- Tuy nhiên, có một thực trạng của nhà trường hiện nay là khá nhiều học sinh chưa thật hào hứng trong việc học môn Văn, chưa chú tâm vào việc trau dồi đối với môn học vốn là điểm gặp gỡ giữa lí trí và cảm xúc, giữa khoa học và nghệ thuật, giữa trang sách và đời sống.
- Trong chương trình Ngữ văn THCS, lớp 9 là lớp cuối cấp học. Chính vì vậy, năm học này đặt ra cho người dạy nhiều vấn đề về kiến thức và phương pháp cần quan tâm. Làm thế nào để vừa cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh vừa phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết? Nhiệm vụ của người giáo viên là lựa chọn những phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa năng lực của học sinh, đưa học sinh vào đúng vị trí trung tâm trong hoạt động học.
- Xuất phát từ những nhận thức nói trên, tôi lựa chọn biện pháp: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy thơ ca Cách mạng – Ngữ văn 9, theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Học văn không chỉ để cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương mà còn học cách làm người. Trên cơ sở nắm vững đặc trưng bộ môn của từng khối lớp, giáo viên phải là người hướng dẫn, tổ chức, định hướng cho học sinh từng bước tiếp cận, đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương một cách tự nhiên, say mê, hứng thú. Bằng nhiều hình thức khác nhau, người thầy cần tạo cho học sinh những cơ hội để được đọc, được cảm, được suy ngẫm được vận dụng, được sáng tạo... giáo viên không thể làm hộ, làm thay trò để trò bắt chước theo.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS ..........– thành phố ...........
1. Ưu điểm
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đủ đáp ứng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy.
- Ban giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện tổ chức các câu lạc bộ Văn học thuộc các khối lớp.
- Học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, tài liệu tham khảo, dụng cụ học tập để phục vụ cho môn học.
- Đội ngũ giáo viên tận tình, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Giáo viên
- Thực trạng dạy và học Ngữ văn từ trước đến nay thường đi theo phương pháp dạy học cũ. Phương pháp này lấy người dạy học làm trung tâm, học sinh tiếp thu kiến thức trực tiếp khi đến lớp. Giáo viên sẽ đứng trên bục giảng thuyết trình về nội dung trong sách và học sinh tiếp thu kiến thức đó một cách thụ động thông qua việc lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng.
- Khi làm bài, giáo viên thường giao nhiệm vụ, hướng dẫn từng bài tùy theo cảm hứng, chưa có sự sáng tạo. Vì thế, chưa tạo được sự mới lạ và hứng thú học tập cho học sinh.
- Đồng thời, một số giáo viên khi dạy học phần Văn học cách mạng vẫn cho rằng đó là dạng văn bản đã quá quen thuộc và truyền thống nên không áp dụng phương pháp dạy học tích cực đổi mới.
2.2. Học sinh
- Từ cách dạy và học đó, dẫn đến tình trạng giờ học Ngữ văn trở nên nhàm chán, buồn tẻ vì kiến thức chủ yếu là lý thuyết suông, xa rời thực tế. Học sinh lười tư duy, mất đi khả năng sáng tạo, không áp dụng được kiến thức đã học vào đời sống,…
- Hiện nay, tình trạng học sinh ngại học văn, chất lượng bộ môn Ngữ văn chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này có từ nhiều phía: gia đình, xã hội, cơ chế thi cử, cơ hội tìm việc làm, thu nhập...
- Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy với phương pháp giảng dạy truyền thống, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Qua điều tra về việc học môn Ngữ văn (phần Văn học cách mạng) của học sinh khối 9 - Trường THCS ..........kết quả thu được như sau:
Tổng số | HS thích học | HS không thích | Lý do thích học | Lý do không thích |
174 | 68 | 106 | Hiểu biết truyền thống. Nội dung bài hấp dẫn. | Nặng nề. Buồn ngủ. Kiến thức xa với thực tế. |
39,1% | 60,9% |
Trong chương trình Ngữ văn 9 – tập 1, thơ ca về đề tài Cách mạng gồm ba tác phẩm:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Yêu cầu vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy