- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Bài tập scratch cho học sinh tiểu học có lời giải được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải bài tập scratch cho học sinh tiểu học về ở dưới.
H3: khu vực ngoại hình
H4: khu vực âm thanh
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BLOCK 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH VÀ SCRACTH
- MỤC ĐÍCH:
- Trong bài học này các bạn sẽ được:
- Tìm hiểu về phần mềm lập trình Scracth 2.0 Offline Editer, các thành phần giao diện và các chức năng của từng phần.
- Các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và cách sử dụng một số chức năng cơ bản của phần mềm.
- Được làm quen với lệnh chuyển động đơn giản.
- Tìm hiểu Scratch:
- Giới thiệu:
- Scratch là tên gọi của một loại ngôn ngữ lập trình, được nghiên cứu và phát triển bởi nhóm Lifelong Kindergarten thuộc trung tâm Media Lab của Viện công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology – MIT.
- Scratch là một môi trường lập trình ứng dụng đặc biệt, trong đó việc “viết” lệnh sẽ được thực hiện bằng thao tác “kéo thả”.
- Scratch phù hợp với những người bắt đầu học lập trình, nhất là với đối tượng học sinh từ 6-15 tuổi.
- Giao diện phần mềm:
- Đây là giao diện mặc định khi bạn mở phần mềm Scratch 2.0.
H1: Hình ảnh giao diện Scracth 2.0
H2: khu vực lập trình
H2: khu vực lập trình
H3: khu vực ngoại hình
H4: khu vực âm thanh
- Giao diện phần mềm được chia nhỏ với bố cục là 7 khu vực. chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhiệm vụ và chức năng của từng khu vực nhé.
- Menu bar-thanh danh mục
- Là thanh chứa các lệnh nhập , xuất và các lệnh điều khiển tập tin như language, file, tips, about
- Stage-sân khấu biểu diễn
- Stage là sân khấu biểu diễn thể hiện kết quả trong khi lập trình của coder các nhân vật được biểu diễn trong khu vực này. Khi bạn mở phần mềm, chú mèo được hiển thị trên sân khấu- đó là nhân vật ngầm định của chương trình.
- Backdrop-ảnh nền, phông nền (Background)
- Là khu vực quản lí, chỉnh sửa, thêm mới các ảnh nền hiển thị trên sân khấu, các icon nhỏ giúp xử lý backdrop. ở khu vực này chúng ta có thể lựa chọn ảnh nền từ các icon nhỏ bên dưới biểu thị lựa chọn từ thư viện, từ file, tự vẽ hoặc chụp ảnh
- Sprites- đối tượng , nhân vật
- Mỗi dự án có ít nhất một đối tượng. các đối tượng được quản lí trong khu vực này. Cũng giống như backdrop. Chúng ta có thể them nhân vật từ thư viện, từ file, tự vẽ hoặc chụp ảnh
- Toolbar- thanh công cụ
- Các công cụ dùng tác động vào đối tượng hoặc khối lệnh như sao chép, xóa, phóng to, thu nhỏ, hoặc trợ giúp nhanh.
- Khu vực lập trình xây dựng và tương tác với nhân vật
- Trong khu vực này được chia làm 3 trang chính: , và .
- Script là khu lập trình chứa Blocks (như hình H2)
- Scracth sắp xếp các lệnh vào 10 nhóm khác nhau : ,,,,,,,,, coder sẽ kéo sang khu vực xây dựng kịch bản và ghép các thẻ lệnh này vào để tạo ra 1 chương trình theo ý muốn của mình.
- Costumes cho phép coder có thể thao tác với hình ảnh của nhân vật như thêm mới, xóa, chỉnh sửa các hình ảnh trên cơ sở thư viện có sẵn hoặc tự tạo theo yêu cầu. và mỗi nhân vật sẽ có 1 hoặc nhiều hình ảnh để hiển thị.
- Sound cho phép các coder tạo, chỉnh sửa âm thanh cho nhân vật trên cơ sở thư viện có sẵn hoặc tự tạo theo yêu cầu.
- Tips- hướng dẫn, trợ giúp
- Tips là một hộp thoại ẩn, cóc hức năng trợ giúp người dùng trong quá trình sử dụng Scratch. Nếu bạn không hiểu hãy kích chuột để mở ra các chức năng trợ giúp.
- Hệ tọa độ trong sân khấu:
- Sân khấu có chiều rộng là 360 và chiều dài là 480, được xác định theo hệ trục tọa độ xOy trong toán học.Trục X theo chiều ngang có giá trị từ 240 đến -240 , trục Y theo chiều dọc có giá trị từ 180 đến -180. Hai trục X, Y cắt nhau tại diểm có tọa độ (0,0).
0- H5: hệ trục tọa độ
- H6: số âm trong hệ trục tọa độ
- Để xác định vị trí của nhân vật trên sân khấu chúng ta chỉ cần kéo nhân vật đến vị trí cần, sau đó tọa độ của nhân vật sẽ được hiển thị góc trên bên phải khu vực xây dựng kịch bản.
H6: cách lấy tọa độ vị trí nhân vật và chuột
THẦY CÔ TẢI NHÉ!