- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,146
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Đề đọc hiểu ngữ văn 9 học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm 68 trang. Các bạn xem và tải đề đọc hiểu ngữ văn 9 học kì 2 về ở dưới.
Đề đọc hiểu ngữ văn 9 học kì 2
HỌC KÌ II
1. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
ĐỀ 1: đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu...
Câu hỏi:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5: Từ đoạn văn được trích dẫn ở trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh hiện nay? (Viết khoảng 10 câu).
GỢI Ý:
Câu 1. Đoạn văn trích từ văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận.
Câu 2. Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích.
Câu 3. Các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn là phép nối ( từ nối "Bởi vì") và phép lặp từ ngữ (từ "học vấn").
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về mối quan hệ chặt chẽ giữa học vấn và việc đọc sách.
Câu 5. Có thể dựa trên cơ sở các ý chính sau để triển khai đoạn văn của riêng mình:
- Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội.
- Ngày nay, do nền công nghệ thông tin phát triển mạnh, sách đã bị xem thường. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho học sinh ngày nay không chịu đọc sách. Một thực tế cần phải xác nhận là học sinh ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế.
- Ngày nay, nhờ các thành tựu của nền khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông và thiết bị điện tử gần như đã thay thế vai trò của sách. Con người đã tiến hành ghi chép và lưu trữ tri thức vào các bộ nhớ điện tử.
- Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác.
- Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học.
- Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Học sinh có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.
- Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút học sinh theo dõi. Từ đó học sinh lơ là việc đọc sách.
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, vê những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết vẽ đời sổng bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đổng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
(Bàn về việc đọc sách, Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử đụng trong trích đoạn trên.
Câu 2. Đoạn trích tập trung vào vấn đề chủ yếu nào?
Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”?
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn văn có ý nghĩa quan trọng nhất với anh/chị?
GỢI Ý:
Câu 1. Phương thức nghị luận.
Câu 2. Đoạn văn tập trung bàn về tác dụng của sách và việc đọc sách.
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”, vì:
– Sách giúp con người tự nhận thức về mình: hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.
– Sách giúp con người nhận thức về cuộc sống con người: Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người, phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Câu 4. Có thể chọn một trong những câu quan trọng trong đoạn như:
– Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
– “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
“Mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiệu càng tốt”.
ĐỀ 3: Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu hỏi:
Câu 1. Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách?
Câu 2. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn sau: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”.
Câu 4. Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ"
Câu 5. Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Em hãy trình bày suy nghĩ (Khoảng 1 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Câu 6. Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang) theo kiểu Tổng – phân – hợp, trình bày suy nghĩ của bản thân về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả.
GỢI Ý:
Đề đọc hiểu ngữ văn 9 học kì 2
HỌC KÌ II
1. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
ĐỀ 1: đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu...
Câu hỏi:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5: Từ đoạn văn được trích dẫn ở trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh hiện nay? (Viết khoảng 10 câu).
GỢI Ý:
Câu 1. Đoạn văn trích từ văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận.
Câu 2. Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích.
Câu 3. Các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn là phép nối ( từ nối "Bởi vì") và phép lặp từ ngữ (từ "học vấn").
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về mối quan hệ chặt chẽ giữa học vấn và việc đọc sách.
Câu 5. Có thể dựa trên cơ sở các ý chính sau để triển khai đoạn văn của riêng mình:
- Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội.
- Ngày nay, do nền công nghệ thông tin phát triển mạnh, sách đã bị xem thường. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho học sinh ngày nay không chịu đọc sách. Một thực tế cần phải xác nhận là học sinh ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế.
- Ngày nay, nhờ các thành tựu của nền khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông và thiết bị điện tử gần như đã thay thế vai trò của sách. Con người đã tiến hành ghi chép và lưu trữ tri thức vào các bộ nhớ điện tử.
- Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác.
- Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học.
- Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Học sinh có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.
- Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút học sinh theo dõi. Từ đó học sinh lơ là việc đọc sách.
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, vê những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết vẽ đời sổng bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đổng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
(Bàn về việc đọc sách, Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử đụng trong trích đoạn trên.
Câu 2. Đoạn trích tập trung vào vấn đề chủ yếu nào?
Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”?
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn văn có ý nghĩa quan trọng nhất với anh/chị?
GỢI Ý:
Câu 1. Phương thức nghị luận.
Câu 2. Đoạn văn tập trung bàn về tác dụng của sách và việc đọc sách.
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”, vì:
– Sách giúp con người tự nhận thức về mình: hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.
– Sách giúp con người nhận thức về cuộc sống con người: Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người, phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Câu 4. Có thể chọn một trong những câu quan trọng trong đoạn như:
– Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
– “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
“Mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiệu càng tốt”.
ĐỀ 3: Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu hỏi:
Câu 1. Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách?
Câu 2. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn sau: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”.
Câu 4. Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ"
Câu 5. Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Em hãy trình bày suy nghĩ (Khoảng 1 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Câu 6. Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang) theo kiểu Tổng – phân – hợp, trình bày suy nghĩ của bản thân về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả.
GỢI Ý: