- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Đề thi hsg văn 7 chương trình mới: BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Đề 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bầu trời trên giàn mướp
(Hữu Thỉnh)
Thu ơi thu ta biết nói thế nào
sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu
ngỡ như không phải vất vả chi nhiều
sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ
quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao
ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ
trời thu xanh và hoa mướp thu vàng
thưa mẹ
những năm bom nơi con không thể có
bến phà con đã qua, rừng già con đã ở
gặp vạt lúa nương con cũng viết thư về
nên không dám
dù một giây sao nhãng
bầu trời này từng dẫn dắt con đi.
(Theo www.nhavantphcm.com.vn, 20/9/2014)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Tự do B. Tám chữ C. Lục bát D. Năm chữ
Câu 2. Từ “ thủng thẳng” là loại từ nào?
Từ đơn B. Từ ghép C. Từ láy D. Từ ghép tổng hợp
Câu 3. Bài thơ có bố cục mấy phần?
Ba phần B. Hai phần c. Bốn phần D. Một phần
Câu 4. Tín hiệu đầu tiên của mùa thu được tác giả cảm nhận là hình ảnh nào?
Hương ổi B. Làn sương mỏng C. Hoa cúc D. Trời xanh
Câu 5. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả.
Câu 7. Khung cảnh thiên nhiên của mùa nào được gợi tả qua tác phẩm?
Mùa hạ B. Mùa thu C. Mùa đông D. Mùa xuân
Câu 8. Nội dung chính của khổ thơ thứ nhất là gì?
A.Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh và giàn mướp hoa vàng.
B. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
C. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh giàn mướp hoa vàng.
D. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh
Câu 9. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ sau?
Câu 10. Viết đoạn văn ( 5 – 7 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh thơ: trời thu xanh và hoa mướp thu vàng ?
II. Phần viết:
Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh trai trong truyện ngắn “ Bức tranh của em giá tôi” ( Tạ Duy Anh)
Bài tham khảo
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện trong sáng, giàu tình cảm, truyện không dài (chỉ hơn hai trang sách), nhưng cũng đủ để cho ta thấy tài năng của tác giả qua cách kể chuyện và xây dựng hệ thống nhân vật.
Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng độc đáo của mình. Trong đó có tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi”. Truyện đã đạt được giải nhì (giải cao nhất) trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên Tiền phong phát động.
Tạ Duy Anh đã lựa chọn ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất. Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nguời anh. Lựa chọn như vậy giúp cho việc miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em gái, và cả vẻ đẹp của người em gái sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài học về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thía hơn với người anh và mỗi chúng ta.
Hơn hết sự thành công còn nằm ở nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật, sự thay đổi, chuyển biến trong nhận thức của người anh về cô em gái của mình. Bởi thế người đọc nhận ra được nhiều tình huống và tình tiết bất ngờ đến người đọc đặc biệt là diễn biến tâm trạng của người anh từ khi thấy em gái "mày mò và tự chế thuốc vẽ" cho đến khi bạn của bố phát hiện ra "tài năng" thiên bẩm và cuối cùng là bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương. Những dòng tâm trạng ấy không được diễn xuôi mà luôn có những khúc mắc khó tháo gỡ, những hoài nghi và cả sự ăn năn hối hận của người anh.Nhờ vậy, truyện đã dẫn dắt ta từ tình huống bất ngờ này đến những bất ngờ khác, liên tiếp từ đầu cho đến khi kết thúc.
Diễn biến tâm trạng của người anh được xây dựng bằng chính lời kể của nhân vật. Tâm trạng đó được thay đối qua diễn biến của câu chuyện: thoạt đầu, khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế thuốc vẽ; khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện; và ở cuối truyện, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình.Thoạt đầu là thái độ coi thường việc làm của Kiều Phương. Khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến “Mèo con” đã vẽ những gì. Cách nhìn ấy được thể hiện qua giọng kể của người anh: tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. “Mèo” luôn bị nhắc nhở vì hay lục lọi các đồ vật trong nhà: Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện được cô em nhào bột vẽ, người anh buông một câu: Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Quả thật, thái độ của những người làm anh trong một gia đình thường coi em gái mình là như vậy!
Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện thì tâm trạng của người anh cũng bị biến đổi. Do tình cờ mà chú Tiến Lê phát hiện ra năng khiếu hội họa của người em. Sáu bức tranh của người em làm cho bố, mẹ và mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. Duy có người anh lại cảm thấy buồn, buồn vì cảm thấy mình bất tài và cho rằng vì lí do đó mà mình bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà lãng quên. Sống với tâm trạng như vậy, người anh không thể thân với em gái như trước nữa, rồi đối xử với em gái không công bằng chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm, tự ti đã khiến người anh những lúc ngồi bên bàn học chỉ muốn gục xuống khóc. Thậm chí vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia bây giờ làm cho người anh vô cùng khó chịu, cảm thấy như mình đang bị “chọc tức”. Đây là một kiểu tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật. Phải là người am hiểu tâm lí trẻ em lắm, tác giả mới đưa ra một tình huống thay đổi tâm lí của người anh hấp dẫn và tạo được kịch tính cho truyện hay đến như vậy!
Một tình huống quan trọng hơn nữa đã tạo nên điểm nút của diễn biến tâm trạng nhân vật người anh là ở cuối truyện. Đó là một loạt các bất ngờ liên tiếp đến với người anh, khi cậu ta đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của người em. Điều bất ngờ trước tiên là bức tranh lại vẽ chính cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không thể ngờ được còn là hình ảnh mình qua cái nhìn của người em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mất, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa! Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đã đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngạc nhiên vì bức tranh lại chính là cậu, bức tranh ấy hoàn toàn bất ngờ với cậu. Còn hãnh diện thì cũng dễ hiểu vì cậu thấy mình hiện ra với những đường nét đẹp trong bức tranh của cô em gái…
Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Nếu Tạ Duy Anh để tâm trạng của người anh kết thúc tại đây thì truyện chẳng có gì phải bàn nữa. Nhưng điều quan trọng hơn mà tác giả đã khơi dậy được là người anh đã không dừng lại ở sự hãnh diện thoả mãn, mà đó là tâm trạng xấu hổ. Trạng thái xấu hổ của cậu đã “cởi nút” cho kịch tính của truyện. Và đấy cũng chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Cậu đã thì thầm với chính mình: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?” Một câu bỏ lửng có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vậy mà dưới mắt tôi thì... để người đọc tự hình dung ra trạng thái dằn vặt, sự thức tỉnh của nhân vật. Nhưng cũng phảng phất đâu đó lời nhắc rất “khẽ”: mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình. Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên và càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên những hạn chế của lòng tự ái và tự ti. Dưới ánh sáng nghệ thuật, người anh trai cũng thật đáng yêu, đáng mến.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC - HSG L7
Đề 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bầu trời trên giàn mướp
(Hữu Thỉnh)
Thu ơi thu ta biết nói thế nào
sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu
ngỡ như không phải vất vả chi nhiều
sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ
quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao
ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ
trời thu xanh và hoa mướp thu vàng
thưa mẹ
những năm bom nơi con không thể có
bến phà con đã qua, rừng già con đã ở
gặp vạt lúa nương con cũng viết thư về
nên không dám
dù một giây sao nhãng
bầu trời này từng dẫn dắt con đi.
(Theo www.nhavantphcm.com.vn, 20/9/2014)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Tự do B. Tám chữ C. Lục bát D. Năm chữ
Câu 2. Từ “ thủng thẳng” là loại từ nào?
Từ đơn B. Từ ghép C. Từ láy D. Từ ghép tổng hợp
Câu 3. Bài thơ có bố cục mấy phần?
Ba phần B. Hai phần c. Bốn phần D. Một phần
Câu 4. Tín hiệu đầu tiên của mùa thu được tác giả cảm nhận là hình ảnh nào?
Hương ổi B. Làn sương mỏng C. Hoa cúc D. Trời xanh
Câu 5. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
- Con nói với mẹ B. Cháu nói với bà
- Anh nói với em D. Cha nói với con
Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả.
Câu 7. Khung cảnh thiên nhiên của mùa nào được gợi tả qua tác phẩm?
Mùa hạ B. Mùa thu C. Mùa đông D. Mùa xuân
Câu 8. Nội dung chính của khổ thơ thứ nhất là gì?
A.Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh và giàn mướp hoa vàng.
B. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
C. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh giàn mướp hoa vàng.
D. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh
Câu 9. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ sau?
Câu 10. Viết đoạn văn ( 5 – 7 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh thơ: trời thu xanh và hoa mướp thu vàng ?
II. Phần viết:
Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh trai trong truyện ngắn “ Bức tranh của em giá tôi” ( Tạ Duy Anh)
Gợi ý :
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc hiểu | 1 | Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. | 0.5 |
2 | Từ láy | 0.5 | |
3 | Bố cục của bài thơ: 2 phần | 0.5 | |
4 | Làn sương mỏng | 0.5 | |
5 | Lời con nói với mẹ | 0.5 | |
6 | Biểu cảm | 0.5 | |
7 | Mùa thu | 0.5 | |
8 | Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh và giàn mướp hoa vàng. | 0.5 | |
9 | Nội dung chính của hai khổ sau: Nỗi niềm xúc động của tác giả khi đối diện với khung cảnh hiện tại và hoài niệm về quá khứ. | 1.0 | |
10 | Trời thu xanh và hoa mướp thu vàng là những hình ảnh đẹp, hài hòa về màu sắc. Sắc xanh của bầu trời và sắc vàng của hoa mướp mở ra không gian khoáng đạt, cao rộng, gợi sự bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn con người. | 1.0 | |
Phần Viết | * Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo bố cục ba phần đầy đủ - Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy; văn phong trong sáng, có cảm xúc, làm rõ được đặc điểm của nhân vật. * Yêu cầu về nội dung : Đảm bảo được một số nội dung cơ bản sau: +) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu được nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tạ Duy Anh trong truyện ngắn. +) Thân bài: Làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” + Lựa chọn ngôi kể thứ nhất + Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật + Đánh giá khái quát +) Kết bài: Đánh giá những thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tạ Duy Anh trong truyện ngắn. |
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện trong sáng, giàu tình cảm, truyện không dài (chỉ hơn hai trang sách), nhưng cũng đủ để cho ta thấy tài năng của tác giả qua cách kể chuyện và xây dựng hệ thống nhân vật.
Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng độc đáo của mình. Trong đó có tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi”. Truyện đã đạt được giải nhì (giải cao nhất) trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên Tiền phong phát động.
Tạ Duy Anh đã lựa chọn ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất. Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nguời anh. Lựa chọn như vậy giúp cho việc miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em gái, và cả vẻ đẹp của người em gái sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài học về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thía hơn với người anh và mỗi chúng ta.
Hơn hết sự thành công còn nằm ở nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật, sự thay đổi, chuyển biến trong nhận thức của người anh về cô em gái của mình. Bởi thế người đọc nhận ra được nhiều tình huống và tình tiết bất ngờ đến người đọc đặc biệt là diễn biến tâm trạng của người anh từ khi thấy em gái "mày mò và tự chế thuốc vẽ" cho đến khi bạn của bố phát hiện ra "tài năng" thiên bẩm và cuối cùng là bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương. Những dòng tâm trạng ấy không được diễn xuôi mà luôn có những khúc mắc khó tháo gỡ, những hoài nghi và cả sự ăn năn hối hận của người anh.Nhờ vậy, truyện đã dẫn dắt ta từ tình huống bất ngờ này đến những bất ngờ khác, liên tiếp từ đầu cho đến khi kết thúc.
Diễn biến tâm trạng của người anh được xây dựng bằng chính lời kể của nhân vật. Tâm trạng đó được thay đối qua diễn biến của câu chuyện: thoạt đầu, khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế thuốc vẽ; khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện; và ở cuối truyện, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình.Thoạt đầu là thái độ coi thường việc làm của Kiều Phương. Khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến “Mèo con” đã vẽ những gì. Cách nhìn ấy được thể hiện qua giọng kể của người anh: tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. “Mèo” luôn bị nhắc nhở vì hay lục lọi các đồ vật trong nhà: Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện được cô em nhào bột vẽ, người anh buông một câu: Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Quả thật, thái độ của những người làm anh trong một gia đình thường coi em gái mình là như vậy!
Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện thì tâm trạng của người anh cũng bị biến đổi. Do tình cờ mà chú Tiến Lê phát hiện ra năng khiếu hội họa của người em. Sáu bức tranh của người em làm cho bố, mẹ và mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. Duy có người anh lại cảm thấy buồn, buồn vì cảm thấy mình bất tài và cho rằng vì lí do đó mà mình bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà lãng quên. Sống với tâm trạng như vậy, người anh không thể thân với em gái như trước nữa, rồi đối xử với em gái không công bằng chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm, tự ti đã khiến người anh những lúc ngồi bên bàn học chỉ muốn gục xuống khóc. Thậm chí vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia bây giờ làm cho người anh vô cùng khó chịu, cảm thấy như mình đang bị “chọc tức”. Đây là một kiểu tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật. Phải là người am hiểu tâm lí trẻ em lắm, tác giả mới đưa ra một tình huống thay đổi tâm lí của người anh hấp dẫn và tạo được kịch tính cho truyện hay đến như vậy!
Một tình huống quan trọng hơn nữa đã tạo nên điểm nút của diễn biến tâm trạng nhân vật người anh là ở cuối truyện. Đó là một loạt các bất ngờ liên tiếp đến với người anh, khi cậu ta đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của người em. Điều bất ngờ trước tiên là bức tranh lại vẽ chính cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không thể ngờ được còn là hình ảnh mình qua cái nhìn của người em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mất, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa! Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đã đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngạc nhiên vì bức tranh lại chính là cậu, bức tranh ấy hoàn toàn bất ngờ với cậu. Còn hãnh diện thì cũng dễ hiểu vì cậu thấy mình hiện ra với những đường nét đẹp trong bức tranh của cô em gái…
Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Nếu Tạ Duy Anh để tâm trạng của người anh kết thúc tại đây thì truyện chẳng có gì phải bàn nữa. Nhưng điều quan trọng hơn mà tác giả đã khơi dậy được là người anh đã không dừng lại ở sự hãnh diện thoả mãn, mà đó là tâm trạng xấu hổ. Trạng thái xấu hổ của cậu đã “cởi nút” cho kịch tính của truyện. Và đấy cũng chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Cậu đã thì thầm với chính mình: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?” Một câu bỏ lửng có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vậy mà dưới mắt tôi thì... để người đọc tự hình dung ra trạng thái dằn vặt, sự thức tỉnh của nhân vật. Nhưng cũng phảng phất đâu đó lời nhắc rất “khẽ”: mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình. Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên và càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên những hạn chế của lòng tự ái và tự ti. Dưới ánh sáng nghệ thuật, người anh trai cũng thật đáng yêu, đáng mến.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!