- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
Các dạng bài tập tiếng việt lớp 7 học kì 1 CÓ ĐÁP ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 141 trang. Các bạn xem và tải các dạng bài tập tiếng việt lớp 7 học kì 1 về ở dưới.
Trong môn Ngữ Văn, phân môn Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng giúp phát triển năng lực tạo lập văn bản (Tập làm văn) cho học sinh, bởi muốn viết tập làm văn được hay thì ngoài việc hiểu vững, cảm nhận tốt các tác phẩm và vấn đề văn học; nắm chắc phương pháp làm các kiểu bài văn; thì người học cần sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả thông qua việc học tập tốt các quy tắc ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng. Để học tập tốt phân môn Tiếng Việt không thể thiếu bước rèn luyện, luyện tập thông qua hệ thống các bài luyện. Việc tập hợp các bài luyện tiếng Việt thành một hệ thống là công việc hết sức khó khăn và mất nhiều thời gian vì thực tế ở sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo ngữ văn thường không có nhiều dạng bài tập Tiếng Việt, cũng vì lẽ đó mà mỗi khi muốn ôn tập, bồi dưỡng nâng cao cho học sinh ở phần Tiếng Việt, giáo viên thường mất khá nhiều công sức để lựa chọn, tổng hợp hoặc nghĩ ý tưởng cho các đề luyện.
Và như để góp một sức lực nhỏ bé, TÀI LIỆU HỌC TẬP VIP đã cho ra mắt cuốn “Các dạng bài tập Tiếng Việt” khối THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Bộ tài liệu này được tổng hợp, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu về ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng tiếng Việt. Tất cả đều với mục đích giúp các Thầy Cô đỡ mất công phải nghĩ ý tưởng bài tập, phải tìm kiếm tổng hợp sách báo. Công việc của chúng tôi là nghĩ ý tưởng, tổng hợp, biên soạn các nguồn tư liệu để cho ra được một sản phẩm tài liệu tốt nhất.
Bộ tài liệu chuyên về phân môn Tiếng Việt với đầy đủ các bài học trong phần Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa, mỗi bài được cấu tạo gồm các phần:
- Phần 1. Củng cố, mở rộng: Khái quát hệ thống kiến thức bài học và nâng cao, mở rộng vấn đề kiến thức.
- Phần 2. Các dạng bài tập: Hệ thống các bài tập theo phần kiến thức trong bài.
- Phần 3. Gợi ý đáp án: Gồm đáp án tham khảo, gợi ý phương pháp giải.
Tài liệu dù được làm công phu đến đâu cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và chúng tôi rất mong muốn nhận được những góp ý từ quý Thầy Cô để ngày một hoàn thiện hơn.
I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
1. Khái niệm
- Từ ghép là sản phẩm của phương thức ghép, là phương thức cấu tạo từ mới bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị với nhau. Ví dụ:
hoa + hồng à hoa hồng
đất + nước à đất nước
2. Phân loại
2.1. Căn cứ vào tính chất hình vị, đặc trưng về nghĩa của các hình vị, người ta chia từ ghép tiếng Việt thành hai loại lớn:
a. Từ ghép thực:
- Là từ ghép do hai hoặc hơn hai hình vị thực (là những hình vị có ý nghĩa từ vựng hoặc vốn có ý nghĩa từ vựng) kết hợp với nhau theo phương thức ghép: hoa hồng, đất nước, nhà máy…
b. Từ ghép hư:
- Là những từ ghép do hai hình vị hư (những hình vị chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà không có ý nghĩa từ vựng) ghép lại với nhau: bởi vì, cho nên, để mà, đề cho, nếu mà…Những từ này có số lượng rất ít trong tiếng Việt.
2.2. Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa các hình vị, vào đặc trưng ngữ nghĩa của từ, người ta chia từ ghép thực thành hai loại:
a. Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa)
- Là từ ghép gồm tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Về mặt ý nghĩa, từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Tiếng chính có ý nghĩa chỉ loại, tiếng phụ thu hẹp ý nghĩa của tiếng chính; làm cho từ ghép chính phụ có ý nghĩa chỉ loại nhỏ trong loại mà tiếng chính biểu thị. Ví dụ: máy ảnh, máy bơm, máy tiện, máy phay, máy nổ, máy khoan, máy cán, máy kéo, máy khâu, máy xúc…là loại nhỏ của máy.
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
XEM HỌC KÌ 2;
CÁC DẠNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 7
(Kì I)
(Kì I)
| |||
|
Trong môn Ngữ Văn, phân môn Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng giúp phát triển năng lực tạo lập văn bản (Tập làm văn) cho học sinh, bởi muốn viết tập làm văn được hay thì ngoài việc hiểu vững, cảm nhận tốt các tác phẩm và vấn đề văn học; nắm chắc phương pháp làm các kiểu bài văn; thì người học cần sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả thông qua việc học tập tốt các quy tắc ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng. Để học tập tốt phân môn Tiếng Việt không thể thiếu bước rèn luyện, luyện tập thông qua hệ thống các bài luyện. Việc tập hợp các bài luyện tiếng Việt thành một hệ thống là công việc hết sức khó khăn và mất nhiều thời gian vì thực tế ở sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo ngữ văn thường không có nhiều dạng bài tập Tiếng Việt, cũng vì lẽ đó mà mỗi khi muốn ôn tập, bồi dưỡng nâng cao cho học sinh ở phần Tiếng Việt, giáo viên thường mất khá nhiều công sức để lựa chọn, tổng hợp hoặc nghĩ ý tưởng cho các đề luyện.
Và như để góp một sức lực nhỏ bé, TÀI LIỆU HỌC TẬP VIP đã cho ra mắt cuốn “Các dạng bài tập Tiếng Việt” khối THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Bộ tài liệu này được tổng hợp, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu về ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng tiếng Việt. Tất cả đều với mục đích giúp các Thầy Cô đỡ mất công phải nghĩ ý tưởng bài tập, phải tìm kiếm tổng hợp sách báo. Công việc của chúng tôi là nghĩ ý tưởng, tổng hợp, biên soạn các nguồn tư liệu để cho ra được một sản phẩm tài liệu tốt nhất.
Bộ tài liệu chuyên về phân môn Tiếng Việt với đầy đủ các bài học trong phần Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa, mỗi bài được cấu tạo gồm các phần:
- Phần 1. Củng cố, mở rộng: Khái quát hệ thống kiến thức bài học và nâng cao, mở rộng vấn đề kiến thức.
- Phần 2. Các dạng bài tập: Hệ thống các bài tập theo phần kiến thức trong bài.
- Phần 3. Gợi ý đáp án: Gồm đáp án tham khảo, gợi ý phương pháp giải.
Tài liệu dù được làm công phu đến đâu cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và chúng tôi rất mong muốn nhận được những góp ý từ quý Thầy Cô để ngày một hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU HỌC TẬP VIP trân trọng cảm ơn!
KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 7 KÌ I
KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 7 KÌ I
TỪ GHÉP
I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
1. Khái niệm
- Từ ghép là sản phẩm của phương thức ghép, là phương thức cấu tạo từ mới bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị với nhau. Ví dụ:
hoa + hồng à hoa hồng
đất + nước à đất nước
2. Phân loại
2.1. Căn cứ vào tính chất hình vị, đặc trưng về nghĩa của các hình vị, người ta chia từ ghép tiếng Việt thành hai loại lớn:
a. Từ ghép thực:
- Là từ ghép do hai hoặc hơn hai hình vị thực (là những hình vị có ý nghĩa từ vựng hoặc vốn có ý nghĩa từ vựng) kết hợp với nhau theo phương thức ghép: hoa hồng, đất nước, nhà máy…
b. Từ ghép hư:
- Là những từ ghép do hai hình vị hư (những hình vị chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà không có ý nghĩa từ vựng) ghép lại với nhau: bởi vì, cho nên, để mà, đề cho, nếu mà…Những từ này có số lượng rất ít trong tiếng Việt.
2.2. Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa các hình vị, vào đặc trưng ngữ nghĩa của từ, người ta chia từ ghép thực thành hai loại:
a. Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa)
- Là từ ghép gồm tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Về mặt ý nghĩa, từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Tiếng chính có ý nghĩa chỉ loại, tiếng phụ thu hẹp ý nghĩa của tiếng chính; làm cho từ ghép chính phụ có ý nghĩa chỉ loại nhỏ trong loại mà tiếng chính biểu thị. Ví dụ: máy ảnh, máy bơm, máy tiện, máy phay, máy nổ, máy khoan, máy cán, máy kéo, máy khâu, máy xúc…là loại nhỏ của máy.
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
XEM HỌC KÌ 2;