Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CÁCH NHẬN DIỆN KHI LÀM BÀI TẬP ĐỌC – HIỂU MÔN NGỮ VĂN được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 46 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
* Để giúp học sinh hình thành tốt năng lực đọc hiểu, giáo viên phải giúp các em ôn tập củng cố lại hệ thống kiến thức cơ bản đóng vai trò nền tảng bao gồm:
- Kiến thức về từ loại (khái niệm, phân loại từ); kiến thức về câu (khái niệm, phân loại câu); kiến thức về các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp từ, điệp ngữ, phép đối..).
- Kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách chính luận, phong cách ngôn ngũ hành chính công vụ, phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Kiến thức về các hình thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận thuyết minh, hành chính công vụ.
=> Khi củng cố cho học sinh những kiến thức đó, giáo viên phải làm sao cho học sinh ghi nhớ một cách bản chất, tránh việc ghi nhớ kiến thức lí thuyết quá nhiều mà không hiểu được bản chất.
KIẾN THỨC VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
* Lưu ý: Không phải mỗi văn bản chỉ có một hình thức biểu đạt duy nhất, mà thường kết hợp các hình thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức chủ đạo.
NHẬN DIỆN CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
* Lưu ý:
- Trong thực tế , có thể có sự kết hợp của nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau.
- Ví dụ: phong cách ngôn ngữ chính luận và báo chí; phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thường đi liền với nhau.
* Để giúp học sinh hình thành tốt năng lực đọc hiểu, giáo viên phải giúp các em ôn tập củng cố lại hệ thống kiến thức cơ bản đóng vai trò nền tảng bao gồm:
- Kiến thức về từ loại (khái niệm, phân loại từ); kiến thức về câu (khái niệm, phân loại câu); kiến thức về các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp từ, điệp ngữ, phép đối..).
- Kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách chính luận, phong cách ngôn ngũ hành chính công vụ, phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Kiến thức về các hình thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận thuyết minh, hành chính công vụ.
=> Khi củng cố cho học sinh những kiến thức đó, giáo viên phải làm sao cho học sinh ghi nhớ một cách bản chất, tránh việc ghi nhớ kiến thức lí thuyết quá nhiều mà không hiểu được bản chất.
KIẾN THỨC VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
stt | Phương thức biểu đạt | Mục đích giao tiếp |
1 | Tự sự | Trình bày diễn biến sự việc (kể chuyện) |
2 | Miêu tả | Tái hiện trạng thái sự vật, cảnh vật, con người. |
3 | Biểu cảm | Bày tỏ tình cảm, cảm xúc |
4 | Nghị luận | Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận |
5 | Thuyết minh | Giới thiệu đặc điểm, phương pháp |
6 | Hành chính công vụ | Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người. |
* Lưu ý: Không phải mỗi văn bản chỉ có một hình thức biểu đạt duy nhất, mà thường kết hợp các hình thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức chủ đạo.
NHẬN DIỆN CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
STT | Phong cách ngôn ngữ | Khái niệm/ đặc điểm |
1 | Sinh hoạt | Dùng trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thỏa mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt, dùng để trao đổi thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. |
2 | Báo chí | Kiểu diễn đạt dùng các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng (Đài phát thanh, truyền hình, báo, internet). |
3 | Nghệ thuật | Chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mý của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt lựa chọn, trau chuốt, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị thẩm mỹ. |
4 | Chính luận | Dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng trong đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. |
5 | Khoa học | Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, phần lớn được sử dụng ở dạng viết nhưng cũng có thể ở dạng nói. |
6 | Hành chính | Sử dụng trong các văn bản thuộc các lĩnh vực giao tiếp, điều hành và quản lí xã hội. |
- Trong thực tế , có thể có sự kết hợp của nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau.
- Ví dụ: phong cách ngôn ngữ chính luận và báo chí; phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thường đi liền với nhau.