- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,146
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ Nghị luận văn học lớp 9 thi vào 10 được soạn dưới dạng file word gồm 281 trang. Các bạn xem và tải nghị luận văn học lớp 9 thi vào 10, nghị luận văn học lớp 9.. về ở dưới.
PHẦN 1: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
CHUYÊN ĐỀ 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - Nguyễn Dữ -
Vấn đề 1: Khái quát những hiểu biết về tác giả, nguồn gốc xuất xứ văn bản và thể loại
I. Tác phẩm
1. Tác giả Nguyễn Dữ
- Là gương mặt nổi bật cuả văn học VN thế kỉ XVI
- Quê ở Hải Dương, chưa rõ năm sinh, năm mất, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.
2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
a. Thể loại
Truyền kì là thể văn xuôi trung đại, phản ánh các yếu tố kì lạ, hoang đường, trong truyện thế giới cõi âm và con người có sự tương giao với nhau.
b. Truyền kì mạn lục
-Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (chi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền) được viết bằng chữ Hán ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI, tập truyện được khai thác từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam từ các thời kì Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ…
- Nội dung chính: Lấy xưa nói nay, lấy ảo để nói thực, lấy âm để nói dương, nhằm phơi bày, vạch trần phê phán hiện thực xã hội
-Nhân vật:
+ Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên bình , hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất.
+ Hoặc một kiểu nhân vật khác, những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi,sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh cao.
- Nhan đề: truyền kì mạn lục: lục là ghi chép, mạn là tản mạn, kì là kì ảo, truyền là lưu truyền. Như vậy có nghĩa là ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
c. Tác phẩm “ chuyện người con gái Nam Xương”
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”.
- So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn
3. Tóm tắt văn bản
“Chuyện người con gái Nam Xương” viết về một cuộc đời, một số phận đầy oan khuất của một thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết. Đó là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh và xinh đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang tập nói, ngây thơ kể với chàng về người đêm đêm vẫn đến nhà chàng. Sẵn có tính hay ghen, nay thêm hiểu lầm, Trương Sinh mắng nhiếc đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn và được Linh Phi cứu. Phan Lang là người cùng làng trong 1 lần chạy nạn đã bị đắm thuyền và được vợ vua Nam Hải là Linh Phi cứu. Để bày tỏ ơn cứu mạng ngày xưa nên đã bày tiệc tiếp đãi, lúc đó Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thủy cung. Sau đó Vũ Nương nhờ Phan Lang đem chiếc hoa vàng về cho Trương Sinh và khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn,chàng lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về thoát ẩn thoát hiện và biến mất.
II. Phân tích
1. Chi tiết cái bóng
a. Cách kể chuyện
- Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
- Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.
b. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật
- Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình lên tường nói dối con đó là cha, lời nói dối đó hoàn toàn mục đích tốt đẹp -> thể hiện sự thương yêu chồng con hết mực
- Đối với bé Đản: Mới ba tuổi còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin những điều Vũ Nương nói là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó -> sự ngây thơ hồn nhiên của bé Đản.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN 1: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
CHUYÊN ĐỀ 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - Nguyễn Dữ -
Vấn đề 1: Khái quát những hiểu biết về tác giả, nguồn gốc xuất xứ văn bản và thể loại
I. Tác phẩm
1. Tác giả Nguyễn Dữ
- Là gương mặt nổi bật cuả văn học VN thế kỉ XVI
- Quê ở Hải Dương, chưa rõ năm sinh, năm mất, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.
2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
a. Thể loại
Truyền kì là thể văn xuôi trung đại, phản ánh các yếu tố kì lạ, hoang đường, trong truyện thế giới cõi âm và con người có sự tương giao với nhau.
b. Truyền kì mạn lục
-Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (chi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền) được viết bằng chữ Hán ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI, tập truyện được khai thác từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam từ các thời kì Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ…
- Nội dung chính: Lấy xưa nói nay, lấy ảo để nói thực, lấy âm để nói dương, nhằm phơi bày, vạch trần phê phán hiện thực xã hội
-Nhân vật:
+ Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên bình , hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất.
+ Hoặc một kiểu nhân vật khác, những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi,sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh cao.
- Nhan đề: truyền kì mạn lục: lục là ghi chép, mạn là tản mạn, kì là kì ảo, truyền là lưu truyền. Như vậy có nghĩa là ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
c. Tác phẩm “ chuyện người con gái Nam Xương”
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”.
- So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn
3. Tóm tắt văn bản
“Chuyện người con gái Nam Xương” viết về một cuộc đời, một số phận đầy oan khuất của một thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết. Đó là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh và xinh đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang tập nói, ngây thơ kể với chàng về người đêm đêm vẫn đến nhà chàng. Sẵn có tính hay ghen, nay thêm hiểu lầm, Trương Sinh mắng nhiếc đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn và được Linh Phi cứu. Phan Lang là người cùng làng trong 1 lần chạy nạn đã bị đắm thuyền và được vợ vua Nam Hải là Linh Phi cứu. Để bày tỏ ơn cứu mạng ngày xưa nên đã bày tiệc tiếp đãi, lúc đó Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thủy cung. Sau đó Vũ Nương nhờ Phan Lang đem chiếc hoa vàng về cho Trương Sinh và khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn,chàng lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về thoát ẩn thoát hiện và biến mất.
II. Phân tích
1. Chi tiết cái bóng
a. Cách kể chuyện
- Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
- Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.
b. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật
- Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình lên tường nói dối con đó là cha, lời nói dối đó hoàn toàn mục đích tốt đẹp -> thể hiện sự thương yêu chồng con hết mực
- Đối với bé Đản: Mới ba tuổi còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin những điều Vũ Nương nói là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó -> sự ngây thơ hồn nhiên của bé Đản.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!