Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 9: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN được soạn dưới dạng file word gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
+ Thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
+ Khái quát tính cách con người và hiện thực cuộc sống.
- KHÁI LƯỢC VỀ TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
- 1. Đặc trưng cơ bản của truyện
- - Phản ánh hiện thực khách quan của đời sống thông qua con người, sự kiện hành vi được miêu tả và kể lại qua một người kể chuyện
- - Những yếu tố cơ bản của truyện:
- + Cốt truyện
- + Tình huống truyện
- + Nhân vật
- + Chi tiết nghệ thuật
- + Nghệ thuật trần thuật...
- Nhân vật trong tác phẩm truyện
- Nhân vật trong tác phẩm văn học là hình tượng con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ. Vd: nhân vật A phủ trong VCAP
- Nhiều khi nhân vật là con vật, đồ vật được nhân vật hóa
- Vd: con hổ và con rùa trong truyện Hổ và rùa, khung cửi trong truyện Tấm Cám
- Các phương diện xây dựng nhân vật:
- + lai lịch, cuộc đời, số phận, ngoại hình
- + ngôn ngữ, hành động, tâm lí,....
- + tính cách, phẩm chất
- Chức năng cơ bản của nhân vật:
- Nhân vật là linh hồn của những tác phẩm tự sự. Đọc tác phẩm, cái đọng lại lâu nhất trong tâm hồn người đọc là số phận, suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm,... của nhân vật được thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật đóng vai trò:
+ Thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
+ Khái quát tính cách con người và hiện thực cuộc sống.
- =>Mục đích của việc phân tích nhân vật: chỉ ra được tính cách và bản chất xã hội của nhân vật. Từ đó làm rõ ý nghĩa tư tưởng, thông điệp thẩm mĩ, những vấn đề của đời sống và những đặc sắc nghệ thuật nhà văn thể hiện qua nhân vật.
- HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN
- 1. Các dạng bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện
- *Liên quan đến kiểu bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện, có rất nhiều dạng bài. Trong chuyên đề hôm nay, cô sẽ hướng dẫn cụ thể cách làm 2 dạng bài cơ bản:
- 1.a. Phân tích/ cảm nhận nhân vật/ đặc điểm cụ thể của nhân vật trong tác phẩm.
- Đề 1: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
- Đề 2: Cảm nhận của anh/ chị về niềm khát khao hạnh phúc của nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
- 1.b. Phân tích/ cảm nhận nhân vật/ đặc điểm cụ thể của nhân vật trong đoạn trích + Vấn đề nâng cao.
- Đề 3. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài.
- (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2019)
- Đề 4. “Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
- ....- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”
- (Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.75-76)
- Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- * Ngoài ra, còn có Dạng so sánh, liên hệ, phân tích nhân vật qua 2 chi tiết. VD:
- Đề: Tình mẹ của nhân vật bà cụ Tứ (Truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
- Đề. Phân tích nhân vật nghệ sĩ Phùng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng để làm rõ những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.
- Đề. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
- (Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)
- Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. => Sẽ được học trong chuyên đề tiếp theo