Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC; CÁCH THỨC TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN... (Tài liệu dành cho các môn Khoa học tự nhiên) được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 99 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Nội dung 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
1.1. Khái quát về dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực
1.1.1. Khái niệm phẩm chất và năng lực
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích luỹ” dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực HS để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. GDPT nước ta đang thực hiện bước chuyển từ CT giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong GDPT nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hướng đến hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm, ….
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS phổ thông chịu sự chi phối của các yếu tố chủ yếu sau:
Các yếu tố bẩm sinh - di truyền của phẩm chất được biểu hiện bằng các tố chất sẵn có và năng lực được biểu hiện bằng những khả năng sẵn có. Quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực có tiền đề từ các yếu tố này. Cụ thể hơn, các khả năng sẵn có nếu được phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách thì năng lực mới được phát huy. Nếu không đảm bảo như vậy, mầm mống và các tố chất của cá nhân có nguy cơ mai một. Do vậy, sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực chịu ảnh hưởng của yếu tố tiền đề là bẩm sinh - di truyền nhưng không do yếu tố này quyết định.
Nội dung 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
1.1. Khái quát về dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực
1.1.1. Khái niệm phẩm chất và năng lực
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích luỹ” dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực HS để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. GDPT nước ta đang thực hiện bước chuyển từ CT giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong GDPT nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hướng đến hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm, ….
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS phổ thông chịu sự chi phối của các yếu tố chủ yếu sau:
Các yếu tố bẩm sinh - di truyền của phẩm chất được biểu hiện bằng các tố chất sẵn có và năng lực được biểu hiện bằng những khả năng sẵn có. Quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực có tiền đề từ các yếu tố này. Cụ thể hơn, các khả năng sẵn có nếu được phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách thì năng lực mới được phát huy. Nếu không đảm bảo như vậy, mầm mống và các tố chất của cá nhân có nguy cơ mai một. Do vậy, sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực chịu ảnh hưởng của yếu tố tiền đề là bẩm sinh - di truyền nhưng không do yếu tố này quyết định.