- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ngữ văn lớp 7 giữa học kì 1 CÁNH DIỀU MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
Năng lực:
- Ôn tập củng cố và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về đọc hiểu văn bản truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ bốn chữ, năm; kiến thức Tiếng Việt trong các bài 1,2,3
- Củng cố kiến thức về quá trình tạo lập và vận dụng tạo lập hoàn chỉnh bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
- Góp phần phát triển các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ ôn tập.
- Trách nhiệm: nỗ lực, trung thực trong làm bài kiểm tra.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy chiếu vật thể
- Các đề văn minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
XEM THÊM:
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU
Năng lực:
- Ôn tập củng cố và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về đọc hiểu văn bản truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ bốn chữ, năm; kiến thức Tiếng Việt trong các bài 1,2,3
- Củng cố kiến thức về quá trình tạo lập và vận dụng tạo lập hoàn chỉnh bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
- Góp phần phát triển các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ ôn tập.
- Trách nhiệm: nỗ lực, trung thực trong làm bài kiểm tra.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy chiếu vật thể
- Các đề văn minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||||||
*HĐ 1: Củng cố kiến thức cơ bản về truyện ngắn, tiểu thuyết - GV đặt câu hỏi: 1. Em hiểu khái niệm về truyện ngắn và tiểu thuyết như thế nào? 2. Phân biệt những yếu tố hình thức của truyện ngắn và tiểu thuyết 3. Những kĩ năng cơ bản khi đọc hiểu một truyện ngắn hoặc trích đoạn của tiểu thuyết? - HS độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV gọi 2,3 HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng hợp kiến thức, nhấn mạnh và khắc sâu 1 số KT liên quan đến truyện ngắn, tiểu thuyết - Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Do đó, truyện ngắn thưởng hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc, một lát cắt của cuộc sống. - Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện đời sống của con người và xã hội: đời tư, thế sự,... nhưng cái độc đáo của nó là ngắn để tiếp thu liền một mạch. * HĐ2: Củng cố kiến thức cơ bản về thơ và thơ bốn chữ, năm chữ - GV đặt câu hỏi: 1. Em hiểu khái niệm về thơ như thế nào? Thơ bốn chữ, năm chữ có đặc điểm hình thức ra sao? 2. Những kĩ năng cơ bản khi đọc hiểu văn bản thơ bốn chữ, năm chữ? - HS độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV gọi 2,3 HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng hợp kiến thức, nhấn mạnh và khắc sâu 1 số KT sau: 1. Thơ được chia thành nhiều thể: Thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ luật, thơ tự do, thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ bảy chữ…Mỗi thể loại của thơ lại có những đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt giữa các thể loại. 2. Thơ bốn chữ - Đây là thể thơ có nguồn gốc Việt Nam, sử dụng phổ biến trong thể loại thơ dân gian (đặc biệt là vè và đồng dao) - Vần thơ bốn chữ: + Vần lưng: gieo vần tiếng cuối câu trước và giữa câu sau. + Vần chân: gieo vần tiếng cuối các câu thơ (vần liền và vần cách) - Số câu trong bài không hạn định. Các khổ, đoạn trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc. Thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa miêu tả 3. Thơ năm chữ - Thơ năm trong văn học dân gian thì gọi là thể vãn năm (mỗi câu năm âm tiết). Còn trong văn học bác học thì gọi đây là thơ ngũ ngôn. Như vậy có thể khẳng định thể thơ năm chữ cũng xuất hiện từ xa xưa và được lưu hành nhiều trong văn học ‘dân gian cũng như trong văn học bác học. - Xét về nội dung, thể thơ năm chữ kể chuyện kể việc, kể người. đề cập tới những đề tài phản ánh phong phú và lớn lao hơn thơ 4 chữ. Có những bài thơ phản ánh những vấn đề xã hội sâu sắc - Xét về hình thức, thể thơ năm chữ có cách ngắt nhịp thường là 3/2, hoặc 2/3, 1/2/2; 1/4; vần được gieo là vần chân (có thể là vần liền hoặc vần cách). - Thể 5 chữ viết theo hai phương thức: Phương thức tự sự (kể chuyện) và phương thức trữ tình (bộc lộ tình cảm). Có thể phản ánh những nội dung đơn giản (thơ viết cho thiếu nhi) hoặc những nội dung lớn lao sâu sắc (đề cập tới những vấn đề có tính xã hội). | I. Ôn tập lý thuyết về truyện ngắn và tiểu thuyết 1. Truyện ngắn, tiểu thuyết - Truyện ngắn là một thể loại văn học, trong đó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn truyện dài, tiểu thuyết. - Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người. 2. Phân biệt truyện ngắn, tiểu thuyết
- Đọc văn bản, chú ý các yếu tố: Bối cảnh, nhân vật, sự kiện. (nếu là đoạn trích tìm đọc toàn văn tác phẩm để hiểu rõ vị trí và bối cảnh của đoạn trích). - Tóm tắt được trình tự diễn biến các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện ấy trong văn bản. - Xác định và nêu tác dụng của ngôi kể, lời kể trong truyện. - Phân tích, nhận xét đặc điểm của nhân vật dựa trên các biểu hiện: xuất thân, ngoại hình, hành động cử chỉ, lời nói, tình cảm, suy nghĩ. - Chỉ ra nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và kết nối với cuộc sống, với bản thân. II. Ôn tập lý thuyết thơ bốn chữ, năm chữ 1. Thơ: - Thơ là tiếng nói, là tình cảm, là sự giãi bầy thổ lộ tâm tư của con người trước cuộc đời. - Thơ biểu hiện tình cảm cảm xúc bằng ngôn ngữ cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và nhạc điệu. 2. Thơ bốn chữ, năm chữ - Thơ bốn chữ là thể thơ của văn học Việt Nam. Mỗi dòng thơ có 4 chữ. thường được ngắt nhịp 2/2. Thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ. Thích hợp với lối kể chuyện. - Thơ năm chữ là thể thơ của văn học Việt Nam. Mỗi dòng thơ có 5 chữ. thường được ngắt nhịp 2/3; 3/2; 1/2/2; 1/4. Gieo vần thường là vần chân (chân liền và chân cách). 3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ bốn chữ, năm chữ - Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ. - Đọc kỹ văn bản, xác định khổ thơ, vần thơ, nhịp thơ trong văn bản đó. - Xác định nhân vật trữ tình. Bài thơ viết về ai và viết về điều gì? cảm xúc bộc lộ trong bài thơ. - Nhận biết, nêu tác dụng của những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật trong bài thơ. - Vận dụng những trải nghiệm trong cuộc sống để đọc hiểu được nội dung, tư tưởng, thông điệp của bài thơ. - Kết nối ý nghĩa của văn bản để liên hệ với bản thân và cuộc sống. |
XEM THÊM: