Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,145
Điểm
113
tác giả
Đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 9

A. NỘI DUNG

I. PHẦN VĂN BẢN:

1. Văn bản nghị luận hiện đại:


- Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm

- Tiếng nói của văn nghệ- Nguyễn Đình Thi

2. Văn học hiện đại Việt Nam:

a. Thơ hiện đại:


- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương

- Sang thu – Hữu Thỉnh

- Nói với con – Y Phương

Lưu ý: Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các bài thơ.

b. Truyện hiện đại:

- Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

Lưu ý : Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các truyện

3. Văn học nước ngoài:

- Mây và sóng- Ta-go

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Khởi ngữ

2. Các thành phần biệt lập

3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

4. Nghĩa tường minh và hàm ý

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:

1. Nghị luận xã hội:

- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

2. Nghị luận văn học:

- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

































B. HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

I. PHẦN VĂN BẢN:

* Lập bảng thống kê theo mẫu.


stt
Tên VB
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1Mùa xuân nho nhỏThanh Hải-Thơ năm chữ
-Sáng tác 1980
- Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
- Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
- Khát vọng, mong ước đc sống có ý nghĩa, đc cấu hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.
- Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung cảm xúc của bài.
- Viết theo thể thơ 8 chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.
- S/tạo trong việc xây dựng h/ả thơ, kết hợp cả h/ả thực, h/ả ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
- Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.
- Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đc cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời

2
Viếng lăng BácViễn Phương-Thể thơ tám chữ
- Sáng tác 1976
- Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác.
- Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người.
- Nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa
- Tâm trạng lưu luyến và mong muốn được mãi bên Bác
- Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp vời nội dung cảm xúc bài thơ.
- Thể thơ 8 chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.
- Sáng tạo trong việc xây dựng h/ả thơ…
- Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.




3
Sang thu

Hữu Thỉnh
-Thơ năm chữ
-Sáng tác 1977
- Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.
- Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của t/giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.
- Khắc hoạ h/ả thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- S/tạo trong việc sử dụng từ ngữ, dùng phép nhân hoá, phép ẩn dụ.

Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
4
Nói với con
Y Phương
-Thơ tự do
- sáng tác 1980​
- Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người (con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương).
- Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống có sức sống mạnh mẽ và bền bỉ và mong muốn con mình hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha.
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến.
- Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước
5
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
Truyện ngắn
- Sáng tác 1971
- Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái TNXP.
- N/v Phương Định:
Duyên dáng, trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm…
- Hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở một trọng điểm giao thông.
- Vẻ đẹp của các nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng CMVN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Sử dụng ngôi thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.
- Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
- Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên.
Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Khởi ngữ

? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ.


- Đặc điểm của khởi ngữ:

+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

+ Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với.

- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Ví dụ: - Làm bài tập thì tôi đã làm rồi.

- Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của người học sinh.

2. Các thành phần biệt lập

? Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.

- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.

2.1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

VD: - Cháu mời bác vào trong nhà uống nước !

- Chắc chắn ngày mai trời sẽ nắng.

* Đặc điểm nhận biết: Thường diễn đạt bằng những từ ngữ như: hình như, dường như, có lẽ, có thể, chắc chắn, thì ra, nghe đâu, nghe nói, có vẻ như, nhé, ạ…

2.2.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

VD: + Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương)

+ Trời ơi, lại sắp mưa to nữa rồi!

* Đặc điểm nhận biết: Thường diễn đạt bằng những từ ngữ thể hiện ý cảm thán như: ôi, a, chao ôi, trời ơi, than ôi,…

2.3.Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.

VD: + Vâng, con sẽ nghe theo lời của mẹ.

+ Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)

* Đặc điểm nhận biết: Thường đứng ở đầu câu; thường diễn đạt bằng những từ ngữ: ơi, ừ, này, nè, ê, vâng, dạ,…

2.4.Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.

VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao)

+ Vũ Thị Thiêt, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.

* Đặc điểm nhận biết: Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Có khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

3. Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

?Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ?

Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).

- Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.

? Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?

3.1
. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.

VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn). ( Lặp từ tôi)

3.2. Phép LK dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.

VD: … Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)

- Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.

VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương)

- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.

VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)

3.3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

Các yếu tố thế:

- Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

- Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.

VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu)

3.4. Phép nối:

Các phương tiện nối:

Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…

VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi)

Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại …

VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao)

Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . ..

VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái).

4. Nghĩa tường minh và hàm ý

?Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? Cho ví dụ.


+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

VD: An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi .

Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được)

An: - Thế à, buồn nhỉ.

? Điều kiện sử dụng hàm ý: + Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.



Lưu ý: Học sinh xem lại các bài tập trong sgk



III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:



Dàn ý nghị luận sự việc hiện tượng đời sống​

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

- ( Chuyển ý)

II. Thân bài:

1. Giải thích từ ngữ (
Ví dụ: nghị luận hiện tượng nghiện facebook thì cần phải giải thích facebook là gì? Nghiện facebook là gì?)

2. Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).

Lưu ý:
Khi đánh giá thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục: mức độ phổ biến, tình tăng có xu hướng tăng hay giảm, đối tượng, độ tuổi...)

3. Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

- Nguyên nhân:


+ Nguyên nhân khách quan (…)

+ Nguyên nhân chủ quan (…)

- Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

+ Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)

+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

4. Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)

-
Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

-
Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).

- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

5. Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý:
Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

+ Đối với bản thân…

+ Đối với địa phương,
cơ quan chức năng:…

+ Đối với xã hội, đất nước: …

+ Đối với toàn cầu


III. Kết bài:

- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)



Dàn ý nghị luận về tư tưởng đạo lí​

I. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận về tư tưởng đạo lý:

II. Thân bài

a. Giải thích (là gì)


Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào…

Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì.

Quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.

b. Phân tích (tại sao)

Trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp

Dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục

c. Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào)

Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề.

Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

d. Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)

Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không

Vấn đề có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.

e. Bài học nhận thức và hành động (tích cực)

Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…).

Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.



Dàn ý phân tích một đoạn thơ hoặc một bài thơ.

Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả:


+ Giới thiệu tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác.

+ Những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.

– Giới thiệu tổng quát về bài thơ:

+ Giới thiệu hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ.

+ Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.

II. Thân bài:

1. Khái quát về đoạn thơ.


– Vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.

2. Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận.

– Nội dung cần bàn luận.

– Cách thức sẽ bàn luận: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh,…

3. Phân tích đoạn thơ/bài thơ.

– Trích từng khổ thơ, đoạn thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ. Giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

* Cụ thể:

Phân tích khổ thơ thứ nhất:


+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất: (Trích thơ…)

+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v… trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào?

+ Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.

+ Đoạn dẫn chuyển ý sang khổ thứ hai.

– Phân tích khổ thơ thứ hai:

+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ hai: (Trích thơ…)

+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.

+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.

(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)

Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác.

4. Nhận xét đánh giá bài thơ:

+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về nghệ thuật biểu hiện đặc sắc (Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).

III. Kết bài:

+ Khẳng định lại toàn bộ giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

+ Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).



Dàn ý nghị luận về đoạn trích hay một tác phẩm văn xuôi​

1) Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (một phương diện nội dung, nghệ thuật…)

2) Thân bài:

Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đủ ba luận điểm cơ bản sau:

* Luận điểm 1: Khái quát chung

Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của tác phẩm.

Hoặc là nêu vị trí, dẫn dắt nội dung tác phẩm đến nội dung của đoạn trích.

* Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận

Phân tích, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận theo yêu cầu của đề. Chia vấn đề thành các luận điểm và lấy các chi tiết, hình ảnh, nhân vật để làm sáng tỏ cho luận điểm.

Hoặc là phân tích, cảm nhận, bình luận về một vấn đề trong phạm vi của một đoạn trích.

*Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận)

Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hoặc của tác phẩm.

3) Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.

1681648101355.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KI 2.doc
    128 KB · Lượt tải : 5
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    soạn đề cương ngữ văn 9 học kì 1 soạn đề cương văn 9 hk1 đề cương anh văn 9 đề cương anh văn 9 hk1 đề cương anh văn 9 hk2 đề cương anh văn lớp 9 học kì 1 đề cương môn ngữ văn lớp 9 đề cương môn ngữ văn lớp 9 học kì 1 đề cương môn ngữ văn lớp 9 học kì 2 đề cương môn văn 9 học kì 1 đề cương môn văn lớp 9 đề cương môn văn lớp 9 học kì 1 đề cương môn văn lớp 9 học kì 2 đề cương ngữ văn 9 đề cương ngữ văn 9 cuối kì 1 đề cương ngữ văn 9 filetype pdf đề cương ngữ văn 9 giữa học kì 1 đề cương ngữ văn 9 giữa kì 1 đề cương ngữ văn 9 học kì 1 đề cương ngữ văn 9 học kì 2 đề cương ngữ văn lớp 9 đề cương ngữ văn lớp 9 học kì 1 đề cương ngữ văn lớp 9 học kì 2 đề cương ôn học sinh giỏi văn 9 đề cương ôn ngữ văn 9 học kì 2 đề cương ôn tập anh văn 9 đề cương ôn tập giữa kì 1 ngữ văn 9 đề cương ôn tập giữa kì 1 văn 9 đề cương ôn tập giữa kì ngữ văn 9 đề cương ôn tập học kì 2 môn văn 9 đề cương ôn tập môn ngữ văn 9 đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 9 đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 9 hk1 đề cương ôn tập môn văn 9 đề cương ôn tập ngữ văn 9 đề cương ôn tập ngữ văn 9 cả năm đề cương ôn tập ngữ văn 9 hk1 đề cương ôn tập ngữ văn 9 hk1 violet đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kì 1 đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kì 2 đề cương on tập ngữ văn 9 học kì 2 violet đề cương ôn tập ngữ văn 9 kì 2 đề cương ôn tập ngữ văn 9 kì ii đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề cương ôn tập ngữ văn 9 vào lớp 10 đề cương ôn tập ngữ văn lớp 9 hk1 đề cương ôn tập văn 9 giữa học kì 1 đề cương ôn tập văn 9 giữa học kì 2 đề cương ôn tập văn 9 giữa kì 2 đề cương ôn tập văn 9 hk1 đề cương ôn tập văn 9 học kì 1 đề cương ôn tập văn 9 học kì 1 violet đề cương ôn tập văn 9 học kì 2 đề cương ôn tập văn 9 học kì 2 violet đề cương ôn tập văn 9 kì 1 violet đề cương ôn tập văn 9 kì 2 đề cương ôn tập văn 9 thi vào lớp 10 đề cương ôn tập văn bản 9 đề cương ôn tập văn giữa kì 1 lớp 9 đề cương ôn tập văn lớp 9 học kì 2 đề cương ôn thi giữa kì 1 văn 9 đề cương on thi học sinh giỏi ngữ văn 9 đề cương ôn thi lớp 9 môn anh văn đề cương ôn thi môn ngữ văn 9 đề cương ôn thi môn ngữ văn lớp 9 hk2 đề cương phần văn bản lớp 9 đề cương thi văn lớp 9 học kì 2 đề cương văn 9 đề cương văn 9 cả năm đề cương văn 9 cuối học kì 1 đề cương văn 9 cuối kì 1 đề cương văn 9 giữa học kì 1 đề cương văn 9 giữa học kì 2 đề cương văn 9 giữa kì 1 đề cương văn 9 học kì 1 đề cương văn 9 học kì 2 đề cương văn 9 kì 1 đề cương văn 9 kì 2 đề cương văn bản lớp 9 đề cương văn giữa kì 1 lớp 9 đề cương văn hk1 lớp 9 đề cương văn lớp 9 đề cương văn lớp 9 giữa học kì 1 đề cương văn lớp 9 học kì 2 đề cương văn lớp 9 học kỳ 1 đề cương văn lớp 9 kì 1 đề cương văn lớp 9 kì 2
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top