- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi học kì 2 văn 7 có ma trận NĂM 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS NÔNG TRANG được soạn dưới dạng file word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải đề thi học kì 2 văn 7 có ma trận về ở dưới.
MA TRẬN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
MA TRẬN
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:
– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạp nhất.
Rùa ngẩng lên, đáp:
– Tôi tập chạy cho khỏe.
Thỏ nói:
– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.
Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:
– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.
Thỏ phá lên cười, bảo rằng:
– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!
Rùa nói chắc nịch:
– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!
Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:
– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy!
Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.
Thỏ vẫn ngạo nghễ:
– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!
Biết mình chậm chạp, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh.
Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.
Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.”
Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi.
Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ, bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.
1. Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyện truyền thuyết.
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Thỏ .
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật Rùa.
D. Lời của Sên.
Câu 3. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: "Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy".
A. Một buổi sáng trời mát mẻ, Rùa đang hì hục tập chạy.
B. Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh.
C. Bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy".
D. Một buổi sáng trời mát mẻ.
Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng suy nghĩ của Thỏ về Rùa trước khi diễn ra cuộc chạy thi?
A. Nhát như cáy.
B. Chậm như sên.
C. Khỏe như voi.
D. Nhanh như cắt.
Câu 5. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Vì Rùa thích chạy thi với Thỏ.
B. Vì Thỏ thách Rùa chạy thi.
C. Vì Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Vì Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 6. Câu nói: "Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi." cho thấy tính cách nào của Thỏ?
A. Tự tin, dũng cảm.
B. Nhanh nhẹn, tháo vát.
C. Ngạo mạn, tự kiêu.
D. Ngạo mạn, tự tin.
Câu 7. Tại sao kết thúc cuộc thi, Rùa lại về đích trước Thỏ?
A. Vì Rùa khiêm tốn, kiên trì, quyết tâm.
B. Vì Rùa tự tin, hiếu thắng.
C. Vì Rùa có sức khỏe tốt, tự tin, kiêu ngạo.
D. Vì Rùa khiêm tốn, kiên trì, gặp may.
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 8. Sắp xếp các chi tiết, sự kiện sau đây theo đúng trình tự cốt truyện.
a. Nghe thấy lời chế giễu của Thỏ, Rùa rủ Thỏ thử chạy thi với mình.
b. Trong khi Rùa tập trung dồn sức chạy thật nhanh thì Thỏ nhởn nhơ, mải vui đùa quên mất cả cuộc thi.
c. Bên bờ hồ, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng Rùa.
d. Sực nhớ tới cuộc thi, Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã về đích trước Thỏ.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Tưởng tượng nếu em là Rùa, sau khi kết thúc cuộc thi, em sẽ nói điều gì với Thỏ? Vì sao? (Viết từ 3-5 câu).
II. VIẾT (4.0 điểm)
Trò chơi điện tử là một thú vui hấp dẫn nhưng cũng có nhiều tác hại.
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tác hại của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường hiện nay.
TRƯỜNG THCS NÔNG TRANG
MA TRẬN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
MA TRẬN
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện ngụ ngôn | 3 | 0 | 4 | 1 | 0 | 2 | 0 | | 60 |
- Văn bản thông tin | |||||||||||
2 | Viết | - Nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
- Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. | |||||||||||
Tổng số câu | 3 | 1* | 4 | 2* | 0 | 3* | 0 | 1* | 11 | ||
Tổng điểm | 1.5 | 0.5 | 2.0 | 2.0 | 0 | 3.0 | 0 | 1.0 | 10 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | 100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện ngụ ngôn | Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. | 3 TN | 4TN 1TL | 2TL | |
Văn bản thông tin | Nhận biết: - Nhận biết được các chi tiết trong văn bản. - Nhận biết được cách thức mô tả vấn đề, tường thuật lại sự kiện trong văn bản thông tin. - Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản. - Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. - Trình bày được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản. - Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản thuật lại một sự kiện với mục đích của nó. - Giải thích được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...). - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học từ nội dung văn bản. - Đánh giá được giá trị của thông tin trong văn bản hoặc cách thức truyền tải thông tin trong văn bản. | ||||||
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng | 1* | 1* | 1* | 1TL* |
Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. | ||||||
Tổng số câu | 3 TN | 4TN 1TL | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 |
- * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
RÙA VÀ THỎ
Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:
– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạp nhất.
Rùa ngẩng lên, đáp:
– Tôi tập chạy cho khỏe.
Thỏ nói:
– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.
Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:
– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.
Thỏ phá lên cười, bảo rằng:
– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!
Rùa nói chắc nịch:
– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!
Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:
– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy!
Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.
Thỏ vẫn ngạo nghễ:
– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!
Biết mình chậm chạp, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh.
Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.
Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.”
Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi.
Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ, bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.
(Theo La Phông-ten)
1. Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyện truyền thuyết.
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Thỏ .
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật Rùa.
D. Lời của Sên.
Câu 3. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: "Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy".
A. Một buổi sáng trời mát mẻ, Rùa đang hì hục tập chạy.
B. Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh.
C. Bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy".
D. Một buổi sáng trời mát mẻ.
Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng suy nghĩ của Thỏ về Rùa trước khi diễn ra cuộc chạy thi?
A. Nhát như cáy.
B. Chậm như sên.
C. Khỏe như voi.
D. Nhanh như cắt.
Câu 5. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Vì Rùa thích chạy thi với Thỏ.
B. Vì Thỏ thách Rùa chạy thi.
C. Vì Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Vì Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 6. Câu nói: "Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi." cho thấy tính cách nào của Thỏ?
A. Tự tin, dũng cảm.
B. Nhanh nhẹn, tháo vát.
C. Ngạo mạn, tự kiêu.
D. Ngạo mạn, tự tin.
Câu 7. Tại sao kết thúc cuộc thi, Rùa lại về đích trước Thỏ?
A. Vì Rùa khiêm tốn, kiên trì, quyết tâm.
B. Vì Rùa tự tin, hiếu thắng.
C. Vì Rùa có sức khỏe tốt, tự tin, kiêu ngạo.
D. Vì Rùa khiêm tốn, kiên trì, gặp may.
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 8. Sắp xếp các chi tiết, sự kiện sau đây theo đúng trình tự cốt truyện.
a. Nghe thấy lời chế giễu của Thỏ, Rùa rủ Thỏ thử chạy thi với mình.
b. Trong khi Rùa tập trung dồn sức chạy thật nhanh thì Thỏ nhởn nhơ, mải vui đùa quên mất cả cuộc thi.
c. Bên bờ hồ, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng Rùa.
d. Sực nhớ tới cuộc thi, Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã về đích trước Thỏ.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Tưởng tượng nếu em là Rùa, sau khi kết thúc cuộc thi, em sẽ nói điều gì với Thỏ? Vì sao? (Viết từ 3-5 câu).
II. VIẾT (4.0 điểm)
Trò chơi điện tử là một thú vui hấp dẫn nhưng cũng có nhiều tác hại.
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tác hại của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường hiện nay.
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | 1 | D | 0,5 |
2 | B | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | c - a - b - d | 0,5 | |
9 | - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. | 1,0 | |
10 | - Nêu được điều muốn nói với Thỏ. - Trình bày lí do nói điều đó. | 1,0 | |
II. Viết | a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tác hại của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường hiện nay. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | 2.5 | ||
- Thực trạng của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường hiện nay. - Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường. - Những tác hại của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử. - Biện pháp để ngăn chặn hiện tượng này. | |||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 |