- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi hsg văn 7 cấp thành phố CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH năm 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà Giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau, cô con gái nhỏ cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp Giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và chủ đề của văn bản.
Câu 2 (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn sau:
“Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.”
Câu 3 (1,0 điểm). Giải thích ý nghĩa nhan đề “Chiếc hộp giấy vàng”?
PHẦN II. VIẾT (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần “ĐỌC- HIỂU”, em hãy viết đoạn văn bàn về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nhà văn A-na-tô-li Phơ-răng từng có ý: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”.
Dựa vào bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
PHẦM II. VIẾT (7,0 điểm)
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI Năm học 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm 01 trang) |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chiếc hộp giấy vàng
Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà Giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau, cô con gái nhỏ cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp Giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.
(Theo“Hạt giống tâm hồn”, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và chủ đề của văn bản.
Câu 2 (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn sau:
“Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.”
Câu 3 (1,0 điểm). Giải thích ý nghĩa nhan đề “Chiếc hộp giấy vàng”?
PHẦN II. VIẾT (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần “ĐỌC- HIỂU”, em hãy viết đoạn văn bàn về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nhà văn A-na-tô-li Phơ-răng từng có ý: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”.
Dựa vào bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------- Hết ----------
* Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
* Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI Năm học 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 7 (Hướng dẫn này gồm 05 trang) |
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự | 0,25 |
- Chủ đề của văn bản: Tình yêu thương chân thành, sâu sắc của con cái dành cho cha mẹ. | 0,25 | |
2 | - Biện pháp tu từ: Học sinh xác định đúng biện pháp tu từ ẩn dụ; từ ngữ thể hiện: “nghe tim mình thắt lại.” - Tác dụng: + Biện pháp tu từ ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. + Tô đậm nỗi niềm đau đớn, ân hận của người cha khi hiểu ra tấm lòng và tình cảm yêu thương cao cả của con mình. + Thể hiện thái độ cảm thông của tác giả trước nỗi niềm của cha và gửi gắm lời khuyên chân thành: cần biết bình tĩnh lắng nghe, thấu hiểu mọi điều cho đúng đắn. | 0,5 0,25 0,5 0,25 |
3 | - Học sinh có thể lý giải theo các cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: + Nhan đề “Chiếc hộp giấy vàng”: chỉ món quà đẹp đẽ, xinh xắn của người con dành tặng cho cha mình nhân dịp Giáng sinh. + “Chiếc hộp giấy vàng”: tượng trưng cho món quà ý nghĩa về mặt tinh thần, tình yêu thương tha thiết của đứa con với cha. | 0,5 0,5 |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
PHẦM II. VIẾT (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) | a. Hình thức: - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
b. Nội dung: | 1,5 | |
+ Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Gia đình có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. + Thân đoạn: - Gia đình là nơi có những người thân yêu, nơi mỗi người được sinh ra, lớn lên và trải qua các giai đoạn của cuộc đời. - Gia đình cũng là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ của mỗi người, là nơi mỗi người tìm kiếm sự an ủi, chở che; nơi mang đến sự ấm áp, niềm vui, hạnh phúc, nơi xoa dịu những nỗi đau... - Gia đình còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách con người. - Gia đình có vai trò quan trọng giúp con người vượt qua mọi khó khăn, những cám dỗ nguy hiểm từ xã hội,.... (HS lấy 1- 2 dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ nội dung trên) + Kết đoạn: Khẳng định gia đình là tổ ấm của mỗi người. | 0,25 1,0 0,25 | |
Lưu ý: - Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn để triển khai một khía cạnh của vấn đề. - HS không lấy dẫn chứng trừ 0,5 điểm cả đoạn. - Giáo viên trừ 0,5 điểm trong quỹ điểm nếu học sinh viết theo mô hình bài văn thu nhỏ. (Tuy nhiên nếu HS có ý giải thích thì không trừ điểm) | ||
Câu 2 (5,0 điểm) | a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có mở bài, thân bài, kết bài. | 0,25 |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Chứng minh văn bản “Mẹ” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Đỗ Trung Lai | 0,25 | |
Có nhiều cách viết song HS cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 1. Mở bài (0,5 điểm) - Dẫn dắt, trích dẫn ý kiến nêu vấn đề nghị luận - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 2. Thân bài (3,0 điểm) a. Giải thích (0,5 điểm) - “Đọc”: tìm hiểu, suy ngẫm. - “câu thơ”: thơ thuộc phương thức trữ tình, hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ. - “gặp gỡ”: phát hiện ra, đồng cảm, hiểu. - "tâm hồn con người": là cảm xúc, tình cảm, là nội dung, tư tưởng tác giả muốn gửi gắm. => Câu nói của nhà văn Pháp muốn khẳng định: một trong những đặc trưng của thơ là phản ánh chân thực tâm hồn nhà thơ. b. Chứng minh: (2,0 điểm) HS có thể trình bày bài làm theo những cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Khái quát: (0,25 điểm) - Giới thiệu tác giả Đỗ Trung Lai và tác phẩm “Mẹ” -> Khẳng định: Đọc bài thơ “Mẹ” ta bắt gặp tấm lòng yêu thương, quý trọng, biết ơn và nỗi niềm xót xa, đau đớn, nuối tiếc trước sự già đi của mẹ trong tâm hồn nhà thơ Đỗ Trung Lai. *Luận điểm 1: Tâm hồn nhà thơ thể hiện qua hình ảnh người mẹ trong sự đối sánh với hình ảnh cau (1,0 điểm) - Hình ảnh mẹ: Người mẹ được đối sánh với cau về hình dáng, màu sắc, chiều cao: + Hình dáng: Cau thẳng - lưng mẹ còng; Cau khô - mẹ gầy; + Màu sắc: Cau ngọn xanh rờn - mẹ đầu bạc trắng; + Chiều cao: Cau cao - mẹ thấp; Cau gần giời - mẹ gần đất. - Biện pháp nghệ thuật: + Biện pháp so sánh; đối lập,.. + Sử dụng các tính từ: “còng”, “thẳng”, “xanh rờn”, “bạc trắng” “cao”, “thấp”,... danh từ chỉ sự vật; + Nghệ thuật đối lập “cau” và “mẹ” -> Làm tăng giá trị miêu tả, biểu cảm cho lời thơ; gợi niềm xót xa trước hình ảnh mẹ mỗi ngày một già thêm; đồng thời biểu đạt niềm thương cảm của con với mẹ và gợi trong lòng người đọc những cảm xúc, nghĩ suy. - Lí do tác giả đối sánh mẹ với cau: + Cau là loài cây gần gũi trong đời sống ở làng quê, gắn với mẹ trong thói quen hàng ngày - tục ăn trầu... + Cau và mẹ luôn song hành trên hành trình sống, nhà thơ nhận thấy nhiều điểm tương đồng khác biệt giữa mẹ và cau. - Cảm xúc, suy nghĩ về hai câu: "Cau gần với giời - Mẹ thì gần đất"gợi nghĩ đến sự đối lập giữa mẹ và cau: + Cau theo thời gian ngày càng lớn thêm, vươn cao lên bầu trời, còn mẹ thì già đi đến gần hơn với sự chia lìa cuộc sống. + "Gần với đất" là ẩn dụ chỉ sự ra đi mãi mãi của một kiếp người, gợi liên tưởng đến thành ngữ "gần đất xa trời". - Hình ảnh mẹ già đi còn thể hiện ở ý thơ: “Ngày con còn bé/Cau mẹ bổ tư/Giờ cau bổ tám/Mẹ còn ngại to!” + Ngày xưa, khi mẹ chưa già, quả cau bổ làm tư - vừa miếng với mẹ nhưng bây giờ quả cau bổ tám mẹ còn ngại to -> Ý niệm thời gian hiển hiện trong mỗi khổ của bài thơ, thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ. -> Hình ảnh người mẹ được ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ. - Trong 14 câu thơ đầu, nét tương đồng duy nhất giữa mẹ và cau thể hiện qua câu thơ: "Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ" + Nghệ thuật so sánh ví mẹ như miếng cau khô gầy cho thấy thời gian đã bào mòn tất cả, khiến lưng mẹ còng, tóc mẹ bạc, sức sống cũng héo hắt, vơi vợi dần đi; đằng sau đó là nỗi niềm rưng rưng đau xót của người con. => Mượn lời thơ bốn chữ bài "Mẹ" của Đỗ Trung Lai đã cho ta thấy được những cảm nhận tinh tế về sự ấm áp thiêng liêng của tình mẫu tử qua hình ảnh đối sánh giữa mẹ và cau. *Luận điểm 2. Tâm hồn nhà thơ còn thể hiện qua tình cảm xúc động, xót xa của người con dành cho mẹ (0,75 điểm) - Tình cảm của người con dành cho mẹ trước hết được thể hiện ở cảm nhận đầy xót xa: “Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ”. + Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu như hành động “nâng” thể hiện sự nâng niu kính trọng với mẹ thì “cầm” là hành động dồn nén cảm xúc xót xa, cay đắng của người con. - Tình cảm của con dành cho mẹ thể hiện trong cả bài thơ nhưng đọng lại nghẹn ngào trong những câu thơ cuối bài: “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già? Không một lời đáp Mây bay về xa.” + Câu hỏi tu từ: là lời tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình, giãi bày bao nỗi niềm của nhà thơ: Con nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều; con hiểu quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của đời người không ai tránh được và ngày con xa mẹ đang đến gần. - Hai câu thơ cuối bài: “Không một lời đáp Mây bay về xa” + Câu thơ như lời kể chuyện nhấn mạnh thêm quy luật nghiệt ngã, sự vô tình của thời gian. + Hình ảnh “Mây bay về xa” là hình ảnh của thiên nhiên bất diệt, vĩnh hằng, vừa gợi liên tưởng như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao làm tăng nỗi ám ảnh không nguôi trong lòng người con về tuổi già và sự ra đi của mẹ. -> Hai dòng cuối bài thơ, câu hỏi vọng vào hư không và không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. => Đoạn thơ cho thấy nỗi niềm âu lo, thảng thốt, xót xa của người con trước hình ảnh của mẹ bước dần sang dốc bên kia của cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian. Đồng thời bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc, trân trọng của người con (tác giả) với mẹ. * Đánh giá, mở rộng (0,5 điểm) - Nghệ thuật: + Bài thơ sử dụng thể thơ 4 chữ ngắn gọn, nhịp thơ nhịp nhàng + Hình ảnh thơ bình dị, mộc mạc; giọng thơ thiết tha, xúc động, nghẹn ngào + Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm + Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, so sánh, phép đối… đặc biệt nhất là phép đối giữa mẹ và cau góp phần làm nổi bật tình cảm - Nội dung: Bài thơ chứa đựng cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử. - Đánh giá tính đúng đắn của nhận định: Tác phẩm “Mẹ” đã chứng tỏ nhận định của nhà văn A-na-tô-li Phơ-răng: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người” là xác đáng. c. Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nghị luận, giá trị của nhận định. - Liên hệ, mở rộng. | 4,0 | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt sinh động, sáng tạo. | 0,25 |
……………..Hết………………