- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,098
- Điểm
- 113
tác giả
DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: NHỮNG BIỂU HIỆN “THÁCH THỨC CHỐNG ĐỐI (ODD)” CỦA HỌC SINH KHỐI 8 THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Và hiện tượng này ngày càng phổ biến khiến nhiều gia đình cảm thấy bất lực trước con cái của mình, nhiều thầy cô cảm thấy thật khó khăn để giáo dục được học sinh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu, không những ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập tại trường học mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh về phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống, suy nghĩ và sẽ tạo ra một con người khiếm khuyết nhiều vấn đề. Những hệ lụy này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống sau này của các em.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng rối loạn thách thức chống đối của các bạn học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 16 ? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ “tốt đẹp” giữa trẻ em và người lớn? Đó là lý do mà chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: Nghiên cứu những biểu hiện “Thách thức chống đối (ODD)” của học sinh khối 8 THCS trên địa bàn thành phố Rạch Giá – Thực trạng và Giải pháp.
Lứa tuổi dậy thì là giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm lý, thể chất, tính tình cho nên việc học sinh thích thể hiện cái tôi bằng cách thách thức hoặc chống đối với người lớn là một tình trạng phổ biến diễn ra trên diện rộng. Và dần dần trở thành một hội chứng “Rối loạn thách thức chống đối” - ODD (Oppositional defiant disorder)
Biểu hiện của những hành vi chống đối này là dễ cáu kỉnh, cố chấp, hay cãi lại, mất bình tĩnh, dễ tức giận và phản ứng gay gắt với những điều mình không hài lòng. Biểu hiện này được thể hiện ở trong nhiều mối quan hệ như bạn bè thầy cô cha mẹ và người lớn xung quanh. Như vậy, hiện tượng trẻ vị thành niên thích thể hiện dẫn đến thích chống đối thách thức là một hiện tượng phổ biến và ngày càng có xu hướng phát triển do cuộc sống đã thay đổi và trẻ con ngày càng được chiều chuộng nhiều.
Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh cấp THCS, đặc biệt là các em khối 8 trên địa bàn thành phố Rạch Giá đã thách thức chống đối như thế nào đối với bạn bè, người lớn? Nguyên nhân, mặt tiêu cực của vấn đề này là gì?
Dự án thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng thách thức chống đối của học sinh khối 8 THCS ở thành phố Rạch Giá. Từ đó, đề ra giải pháp tích cực và hiệu quả đối với việc điều chỉnh hành vi, thái độ nhằm nâng cao chất lượng trong học tập, rèn luyện đạo đức cũng như sinh hoạt hằng ngày cho các bạn học sinh.
+ Học sinh khối 8 THCS ở thành phố Rạch Giá có mắc hội chứng thách thức chống đối (ODD) hay không hay do các bạn có cá tính quá mạnh mẽ? Người lớn đã làm gì để điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực cho các bạn?
+ Nguyên nhân của việc thách thức chống đối là gì?
+ Các giải pháp thiết thực, hiệu quả giúp các bạn học sinh tiết chế được hành vi ngôn ngữ của mình một cách văn minh hơn hợp lý hơn. Để từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách, đạo đức giúp các bạn trưởng thành trong môi trường lành mạnh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tuổi học sinh cấp trung học cơ sở có sự phát triển mạnh mẽ, sự thay đổi lớn về thể chất và tâm lý, đó là bước ngoặt đánh dấu trưởng thành, là bản lề giữa tuổi thiếu niên và thanh niên; vì thế các bạn thích khẳng định bản thân, thích làm chủ, thích được nổi bật... Nói một cách khác là cái tôi trong mỗi cá nhân học sinh phát triển một cách mạnh mẽ, các bạn muốn bản thân mình cần được tôn trọng ngay cả trong gia đình nên thường không hài lòng khi bị cha mẹ trách mắng, nặng lời, thậm chí có những bạn phản ứng dữ dội khi phật lòng, không vừa ý một vấn đề gì đó. Việc phản ứng lại bằng lời nói, hành động trong tất cả mọi tương tác giữa học sinh và người lớn chính là một trong những biểu hiện rõ nét của rối loạn thách thức chống đối.Và hiện tượng này ngày càng phổ biến khiến nhiều gia đình cảm thấy bất lực trước con cái của mình, nhiều thầy cô cảm thấy thật khó khăn để giáo dục được học sinh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu, không những ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập tại trường học mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh về phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống, suy nghĩ và sẽ tạo ra một con người khiếm khuyết nhiều vấn đề. Những hệ lụy này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống sau này của các em.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng rối loạn thách thức chống đối của các bạn học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 16 ? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ “tốt đẹp” giữa trẻ em và người lớn? Đó là lý do mà chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: Nghiên cứu những biểu hiện “Thách thức chống đối (ODD)” của học sinh khối 8 THCS trên địa bàn thành phố Rạch Giá – Thực trạng và Giải pháp.
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứuLứa tuổi dậy thì là giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm lý, thể chất, tính tình cho nên việc học sinh thích thể hiện cái tôi bằng cách thách thức hoặc chống đối với người lớn là một tình trạng phổ biến diễn ra trên diện rộng. Và dần dần trở thành một hội chứng “Rối loạn thách thức chống đối” - ODD (Oppositional defiant disorder)
Biểu hiện của những hành vi chống đối này là dễ cáu kỉnh, cố chấp, hay cãi lại, mất bình tĩnh, dễ tức giận và phản ứng gay gắt với những điều mình không hài lòng. Biểu hiện này được thể hiện ở trong nhiều mối quan hệ như bạn bè thầy cô cha mẹ và người lớn xung quanh. Như vậy, hiện tượng trẻ vị thành niên thích thể hiện dẫn đến thích chống đối thách thức là một hiện tượng phổ biến và ngày càng có xu hướng phát triển do cuộc sống đã thay đổi và trẻ con ngày càng được chiều chuộng nhiều.
Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh cấp THCS, đặc biệt là các em khối 8 trên địa bàn thành phố Rạch Giá đã thách thức chống đối như thế nào đối với bạn bè, người lớn? Nguyên nhân, mặt tiêu cực của vấn đề này là gì?
Dự án thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng thách thức chống đối của học sinh khối 8 THCS ở thành phố Rạch Giá. Từ đó, đề ra giải pháp tích cực và hiệu quả đối với việc điều chỉnh hành vi, thái độ nhằm nâng cao chất lượng trong học tập, rèn luyện đạo đức cũng như sinh hoạt hằng ngày cho các bạn học sinh.
Tính mới
“Thách thức chống đối” của trẻ em nói chung, của học sinh khối 8 THCS nói riêng là một căn bệnh tâm lí khá phổ biến hiện nay. Đã có rất nhiều nghiên cứu, bài báo của các vị bác sĩ, các nhà khoa học trong và ngoài nước viết về vấn đề này. Tuy nhiên, với dự án này, chúng em sẽ làm rỏ các vấn đề sau:+ Học sinh khối 8 THCS ở thành phố Rạch Giá có mắc hội chứng thách thức chống đối (ODD) hay không hay do các bạn có cá tính quá mạnh mẽ? Người lớn đã làm gì để điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực cho các bạn?
+ Nguyên nhân của việc thách thức chống đối là gì?
+ Các giải pháp thiết thực, hiệu quả giúp các bạn học sinh tiết chế được hành vi ngôn ngữ của mình một cách văn minh hơn hợp lý hơn. Để từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách, đạo đức giúp các bạn trưởng thành trong môi trường lành mạnh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!