- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,098
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 123 Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn ngữ văn CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 123 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn ngữ văn về ở dưới.
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI (ĐỀ SỐ 1)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
Bốn năm từ ngày lấy vợ, Tết này anh mới đưa được cả vợ và con về quê. Từ Sài Gòn về miền Trung không hẳn quá xa, nhưng vì có đứa con nhỏ nên chuyện đi lại khó khăn. Mấy lần trước anh chỉ về một mình, dăm hôm lại trở vào. Lần này cả nhà mới được về quê, cho đứa con ăn Tết quê nội lần đầu.
[…]
Hôm sau bà lọ mọ dậy từ lúc trời chưa hửng sáng, nhóm lửa rơm, bắc nồi cơm. Thằng cháu nội ba tuổi chạy xuống thấy khói bếp bốc ngùn ngùn, khiếp quá hét toáng lên: “Cháy nhà”.
Anh chị đang ngủ giật mình vùng dậy. Anh bảo nhà đã có bếp gas, mẹ nấu gì thứ rơm đó nữa cho cực. Bà cười: “Tụi bây ăn cơm nồi cơm điện thành phố rồi, về quê mẹ nấu cơm lửa rơm cho thơm mùi đồng mùi rạ. Mà cơm nấu rơm mới có miếng cháy ăn giòn. Mấy hồi anh nhỏ, bữa ăn không có miếng cơm cháy là giãy nãy lên bướng bỉnh chẳng chịu ăn. Nhớ không.”
Trời rạng tưng tửng sáng, thấy khói bay lên lèn qua mái tranh, anh chợt bùi ngùi. Nhớ ngày xưa còn nhỏ, sáng sớm anh chạy xuống bếp nằm cuộn trong lòng mẹ ngủ nướng thêm một lúc. Thức giấc giở nắp nồi ngửi mùi cơm. Rồi lấy đũa xới hết cơm lên để lột miếng chảy ở đáy rồi ăn trước. Lớn lên vào Sài Gòn lập nghiệp, cưới vợ sinh con ở đấy, xa cái bếp quê dần thành quên. Với lại ở trong đó, đâu có mấy ai ăn sáng ở nhà. Cái bụng cũng “lười” và “yếu” đi, sáng phải bún hoặc cháo mới nuốt nổi. Giờ về thấy cơm, thèm thì thèm thật nhưng ăn chi vô.
Cô con dâu bảo: “Mẹ bày ra nấu bữa sáng làm gì cho cực. Chúng con ra quán ăn miếng là rồi việc”. “Bây nói chi lạ. Ăn uống phải đàng hoàng chớ. Bữa sáng là quan trọng lắm. Không ai thương bằng cơm thương đâu con. Ăn cơm chắc bụng no lâu. Mấy cái thứ bún cháo nước õng ệu, chỉ nhoáng là đói lại liền à.” – Bà vừa san cơm ra chén vừa nói.
Ba chén cơm trắng, đĩa cá đồng kho nghệ. Anh háy mắt qua vợ, ý bảo ăn đi, ăn lấy lòng mẹ một miếng. Chị lại háy mắt qua anh lắc đầu, có mà sức Thánh Gióng mới nuốt trôi. Thằng cu con nhìn chằm chằm chén cơm. Cuối cùng chỉ có anh trệu trạo làm được ba miếng, như là ăn tượng trưng cho mỗi người một miếng. Tranh thủ lúc mẹ đi ra giếng, anh lùa cả ba chén cơm trắng vào lại nồi.
Sáng hôm sau bà lại dậy sớm. Lại nhóm bếp rơm nấu cơm. Xong bữa nồi cơm không vơi được là mấy, vẫn đầy như lòng mẹ. Anh gắng ăn được nửa chén. Chén lòng san đôi cho mẹ cho vợ. Anh dối mẹ chở vợ con đi xem chợ Tết, đi thăm thú làng quê, thực chất là để ghé quán cho vợ con ăn bún ăn cháo.
Anh tự nhủ sáng mai phải thức sớm ngồi nấu bếp với mẹ như xưa. Tự nhủ sáng mai phải ăn chén cơm đầy với mẹ, nhai một miếng cơm cháy giòn thơm. Nhưng lâu ngày giờ về quê gặp lại bạn bè người thân, chỗ này mời chén rượu, chỗ kia mời bữa cơm. Cơm rượu quê hàn huyên câu chuyện ngày dài tới tận khuya. Hôm sau thức dậy đã sáng trọt sáng trời, cổ họng khô khốc không ăn nổi cơm dẻo, huống hồ là miếng cơm cháy.
Chưa hết Tết, mới ngày mùng bốn anh lại phải đưa vợ con vào Sài Gòn. Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy cơm vào chiếc ca mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”.
Con cháu lên taxi rồi bà còn dặn theo: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”.
Vào tới Sài Gòn ca mèn cơm vẫn còn một nửa. Vợ định đem đi đổ. Anh can, bảo để đấy, phơi khô cất giữ làm kỷ niệm.
Qua tháng ba nghe tin mẹ bệnh, anh tức tốc về nhà. Nằm trên giường, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa. Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”.
Nhưng mẹ không khỏe nữa, yếu dần, được thêm hai bữa thì nhắm mắt.
Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “Không ai thương bằng cơm thương”. Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. Giòn và thơm, mùi hương đồng mùi nước quê, cả mùi khói bếp. Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.
Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói…
Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản.
Câu 2. Món ăn gắn liền với tuổi thơ của anh vào mỗi buổi sáng là gì?
Câu 3. Vì sao sau khi mẹ mất, nhân vật anh thấy nhói lòng, ân hận?
Câu 4. Chi tiết cuối truyện: “Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói…” gợi cho em suy nghĩ?
Câu 5. Bài học em rút ra được sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. PHẦN VIẾT (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải trân quý những điều bình dị của cuộc sống.
Câu 2 (10,0 điểm)
Những ngọn gió đồng
Rời phố phường tôi gặp ngọn gió quê
Gió thổi một thổi đôi thổi như dắt tôi đi giữa những bầy gió chạy
Tôi đông cứng gió thổi tôi mềm lại
Để như sông dào dạt phía ruộng đồng
Tôi trở về gặp buổi chiều mẹ vục bóng vào sông
Gió thổi áo nâu mềm lại ngày muối mặn
Thổi buốt tháng năm thổi tràn ký ức
Thổi mát những đau buồn còn nằm khuất đâu đây
Những vạt cỏ vơi hương gió thổi lại đầy
Ôi mùi hương của cỏ gầy tinh khiết
Đời đất cát lên hương từ đất cát
Nên mới thơm chân thật đến ngọt ngào
Gió chẳng bao giờ thổi tới trăng sao
Nhưng gió biết thổi cho nhau biết tự mình mở lối
Ôi những ngọn gió quê muốn gim tôi vào đồng nội
Tôi bước ngược cánh đồng gió lại thổi ngược tôi.
Bằng hiểu biết về bài thơ Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Chế Lan Viên trong Nghĩ về thơ: Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh
* Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh năm 1959. Quê: Phường Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình. Ông là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bài thơ Những ngọn gió đồng được viết vào thàng 8 năm 2012
FULL HÌNH ẢNH FILE
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI (ĐỀ SỐ 1)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
CƠM MÙI KHÓI BẾP
Bốn năm từ ngày lấy vợ, Tết này anh mới đưa được cả vợ và con về quê. Từ Sài Gòn về miền Trung không hẳn quá xa, nhưng vì có đứa con nhỏ nên chuyện đi lại khó khăn. Mấy lần trước anh chỉ về một mình, dăm hôm lại trở vào. Lần này cả nhà mới được về quê, cho đứa con ăn Tết quê nội lần đầu.
[…]
Hôm sau bà lọ mọ dậy từ lúc trời chưa hửng sáng, nhóm lửa rơm, bắc nồi cơm. Thằng cháu nội ba tuổi chạy xuống thấy khói bếp bốc ngùn ngùn, khiếp quá hét toáng lên: “Cháy nhà”.
Anh chị đang ngủ giật mình vùng dậy. Anh bảo nhà đã có bếp gas, mẹ nấu gì thứ rơm đó nữa cho cực. Bà cười: “Tụi bây ăn cơm nồi cơm điện thành phố rồi, về quê mẹ nấu cơm lửa rơm cho thơm mùi đồng mùi rạ. Mà cơm nấu rơm mới có miếng cháy ăn giòn. Mấy hồi anh nhỏ, bữa ăn không có miếng cơm cháy là giãy nãy lên bướng bỉnh chẳng chịu ăn. Nhớ không.”
Trời rạng tưng tửng sáng, thấy khói bay lên lèn qua mái tranh, anh chợt bùi ngùi. Nhớ ngày xưa còn nhỏ, sáng sớm anh chạy xuống bếp nằm cuộn trong lòng mẹ ngủ nướng thêm một lúc. Thức giấc giở nắp nồi ngửi mùi cơm. Rồi lấy đũa xới hết cơm lên để lột miếng chảy ở đáy rồi ăn trước. Lớn lên vào Sài Gòn lập nghiệp, cưới vợ sinh con ở đấy, xa cái bếp quê dần thành quên. Với lại ở trong đó, đâu có mấy ai ăn sáng ở nhà. Cái bụng cũng “lười” và “yếu” đi, sáng phải bún hoặc cháo mới nuốt nổi. Giờ về thấy cơm, thèm thì thèm thật nhưng ăn chi vô.
Cô con dâu bảo: “Mẹ bày ra nấu bữa sáng làm gì cho cực. Chúng con ra quán ăn miếng là rồi việc”. “Bây nói chi lạ. Ăn uống phải đàng hoàng chớ. Bữa sáng là quan trọng lắm. Không ai thương bằng cơm thương đâu con. Ăn cơm chắc bụng no lâu. Mấy cái thứ bún cháo nước õng ệu, chỉ nhoáng là đói lại liền à.” – Bà vừa san cơm ra chén vừa nói.
Ba chén cơm trắng, đĩa cá đồng kho nghệ. Anh háy mắt qua vợ, ý bảo ăn đi, ăn lấy lòng mẹ một miếng. Chị lại háy mắt qua anh lắc đầu, có mà sức Thánh Gióng mới nuốt trôi. Thằng cu con nhìn chằm chằm chén cơm. Cuối cùng chỉ có anh trệu trạo làm được ba miếng, như là ăn tượng trưng cho mỗi người một miếng. Tranh thủ lúc mẹ đi ra giếng, anh lùa cả ba chén cơm trắng vào lại nồi.
Sáng hôm sau bà lại dậy sớm. Lại nhóm bếp rơm nấu cơm. Xong bữa nồi cơm không vơi được là mấy, vẫn đầy như lòng mẹ. Anh gắng ăn được nửa chén. Chén lòng san đôi cho mẹ cho vợ. Anh dối mẹ chở vợ con đi xem chợ Tết, đi thăm thú làng quê, thực chất là để ghé quán cho vợ con ăn bún ăn cháo.
Anh tự nhủ sáng mai phải thức sớm ngồi nấu bếp với mẹ như xưa. Tự nhủ sáng mai phải ăn chén cơm đầy với mẹ, nhai một miếng cơm cháy giòn thơm. Nhưng lâu ngày giờ về quê gặp lại bạn bè người thân, chỗ này mời chén rượu, chỗ kia mời bữa cơm. Cơm rượu quê hàn huyên câu chuyện ngày dài tới tận khuya. Hôm sau thức dậy đã sáng trọt sáng trời, cổ họng khô khốc không ăn nổi cơm dẻo, huống hồ là miếng cơm cháy.
Chưa hết Tết, mới ngày mùng bốn anh lại phải đưa vợ con vào Sài Gòn. Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy cơm vào chiếc ca mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”.
Con cháu lên taxi rồi bà còn dặn theo: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”.
Vào tới Sài Gòn ca mèn cơm vẫn còn một nửa. Vợ định đem đi đổ. Anh can, bảo để đấy, phơi khô cất giữ làm kỷ niệm.
*
Qua tháng ba nghe tin mẹ bệnh, anh tức tốc về nhà. Nằm trên giường, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa. Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”.
Nhưng mẹ không khỏe nữa, yếu dần, được thêm hai bữa thì nhắm mắt.
Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “Không ai thương bằng cơm thương”. Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. Giòn và thơm, mùi hương đồng mùi nước quê, cả mùi khói bếp. Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.
Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói…
(Theo Hoàng Công Danh, Chuyến tàu vé ngắn, NXB Trẻ, trang 49 – 54 2016, TPHCM)
Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản.
Câu 2. Món ăn gắn liền với tuổi thơ của anh vào mỗi buổi sáng là gì?
Câu 3. Vì sao sau khi mẹ mất, nhân vật anh thấy nhói lòng, ân hận?
Câu 4. Chi tiết cuối truyện: “Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói…” gợi cho em suy nghĩ?
Câu 5. Bài học em rút ra được sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. PHẦN VIẾT (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải trân quý những điều bình dị của cuộc sống.
Câu 2 (10,0 điểm)
Những ngọn gió đồng
Rời phố phường tôi gặp ngọn gió quê
Gió thổi một thổi đôi thổi như dắt tôi đi giữa những bầy gió chạy
Tôi đông cứng gió thổi tôi mềm lại
Để như sông dào dạt phía ruộng đồng
Tôi trở về gặp buổi chiều mẹ vục bóng vào sông
Gió thổi áo nâu mềm lại ngày muối mặn
Thổi buốt tháng năm thổi tràn ký ức
Thổi mát những đau buồn còn nằm khuất đâu đây
Những vạt cỏ vơi hương gió thổi lại đầy
Ôi mùi hương của cỏ gầy tinh khiết
Đời đất cát lên hương từ đất cát
Nên mới thơm chân thật đến ngọt ngào
Gió chẳng bao giờ thổi tới trăng sao
Nhưng gió biết thổi cho nhau biết tự mình mở lối
Ôi những ngọn gió quê muốn gim tôi vào đồng nội
Tôi bước ngược cánh đồng gió lại thổi ngược tôi.
(Trích Những ngọn gió đồng, Bình Nguyên, Tập thơ, 2016, NXB Hội nhà văn)
Bằng hiểu biết về bài thơ Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Chế Lan Viên trong Nghĩ về thơ: Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh
————————————
* Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh năm 1959. Quê: Phường Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình. Ông là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bài thơ Những ngọn gió đồng được viết vào thàng 8 năm 2012
FULL HÌNH ẢNH FILE
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!