- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức về ở dưới.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp dạy:
A. MỤC TIÊU
I. Năng lực
1. Năng lực chung: Tự học; hợp tác giải quyết vấn đề, trình bày trước đám đông.
2. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận biết các đặc điểm của truyện lịch sử (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp);
- Năng lực đọc hiểu các văn bản truyện lịch sử trong và ngoài SGK.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. Phẩm chất
- Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra kiến thức cũ: Xen kẽ trong giờ.
2. Tiến hành ôn tập.
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của thể loại truyện lịch sử.
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để
ôn tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu tri thức ngữ văn về truyện lịch sử (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp); cách đọc hiểu văn bản truyện lịch sử.
Ngữ liệu sử dụng các văn bản truyện lịch sử trong (bộ KNTT) và ngoài SGK.
Hiệu quả nghệ thuật: Qua biện pháp đối lập, câu chuyện thử thách với hai người con trai Quốc Hiến và Quốc Tảng với hai câu trả lời trái ngược nhau và hai thái độ khác nhau: ngầm cho là phải (với Quốc Hiến) và định giết, kể tội, đến chết không cho gặp mặt…(với Quốc Tảng) đã càng làm rõ tính cách thận trọng, trung nghĩa và lối giáo dục con cái trong nhà một cách rất công bằng và nghiêm khắc của Hưng Đạo Vương.
+ Ngày nay, những bậc làm cha mẹ cần học cách giáo dục con cái một cách đúng đắn. Được giáo dục tốt, con người sẽ sống lương thiện, tích cực, có trách nhiệm với xã hội, gia đình, bản thân. Không nhận được sự giáo dục tốt, con người sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa, độc ác.
+ Trong xã hội hiện nay có nhiều cha mẹ nuông chiều con cái, chăm lo về tri thức, vật chất nhưng thiếu quan tâm, uốn nắn đến tính cách cho con dẫn đến nhiều bạn trẻ sống ích kỷ, có suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.
- Học sinh có thể kể những câu chuyện mình biết về nhân vật anh hùng đó.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp dạy:
BÀI 1 - CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ
TUẦN 1 - Tiết 1,2,3,4,5
LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN LỊCH SỬ
TUẦN 1 - Tiết 1,2,3,4,5
LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN LỊCH SỬ
A. MỤC TIÊU
I. Năng lực
1. Năng lực chung: Tự học; hợp tác giải quyết vấn đề, trình bày trước đám đông.
2. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận biết các đặc điểm của truyện lịch sử (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp);
- Năng lực đọc hiểu các văn bản truyện lịch sử trong và ngoài SGK.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. Phẩm chất
- Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra kiến thức cũ: Xen kẽ trong giờ.
2. Tiến hành ôn tập.
HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ TRI THỨC VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của thể loại truyện lịch sử.
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để
ôn tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động.
( THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN: 20 PHÚT)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Em hãy nêu lại một số kiến thức chung về thể loại truyện lịch sử, đặc trưng (cốt truyện; ngôn ngữ). -Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm văn học.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, nhận xét | I. TRI THỨC NỀN VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ CẦN GHI NHỚ 1. Khái niệm Là những tác phẩm truyện tái hiện lại nhân vật, sự kiện ở 1 thời gian của 1 giai đoạn lịch sử cụ thể. Bối cảnh của thời đại trong quá khứ thường hiện lên 1 cách sống động dựa vào khả năng tưởng tượng, hư cấu của nhà văn. 2. Đặc trưng - Cốt truyện: Là những sự kiện đã xảy ra, được nhà văn tái tạo, hư cấu và sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật. - Nhân vật: +Thường là những nhân vật nổi tiếng (Vua, chúa, anh hùng, danh nhân,…) + Các nhân vật thường hiện ra dưới cái nhìn riêng, thể hiện sự lí giải độc đáo của nhà văn. - Ngôn ngữ: + Có thể viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. + Thể loại đa dạng. + Thường mang những đặc trưng riêng, phù hợp với thời đại và mang nét tính cách của các đối tượng khác nhau. II. Chủ đề của tác phẩm văn học - Khái niệm: Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hoặc thông điệp chính mà tác giả truyền tải tới người đọc. - Cách xác định: + Dựa vào nội dung, sự việc chính. + Dựa vào hệ thống nhất vận, + Dựa vào cách đánh giá, thái độ của tác giả |
CÁC VĂN BẢN TRUYỆN LỊCH SỬ ĐƯỢC HỌC TRONG BỘ SÁCH KNTT 8
VĂN BẢN 1 | LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG ( NGUYỄN HUY TƯỞNG) |
VĂN BẢN 2 | QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (NGÔ GIA VĂN PHÁI) |
ÔN TẬP VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ QUA VĂN BẢN LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát vấn câu hỏi, phiếu học tập, yêu cầu HS trả lời và hoàn thành nội dung phiếu học tập. Câu hỏi phát vấn: Dựa vào kiến thức đã học, em liệt kê những yếu tố giúp ta có thể nhận biết một câu chuyện lịch sử? Câu hỏi phiếu học tập: Em hãy điền các thông tin vào bảng thống kê sau để chứng minh Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm truyện lịch sử.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi phát vấn, ghi đáp án ra phiếu học tập và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời phát biểu, yêu cầu lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ QUA VĂN BẢN LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG. 1. Để xác định được tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một câu chuyện lịch sử, ta cần căn cứ vào đặc điểm của thể loại truyện lịch sử như: Bối cảnh, cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ.
|
HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu tri thức ngữ văn về truyện lịch sử (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp); cách đọc hiểu văn bản truyện lịch sử.
Ngữ liệu sử dụng các văn bản truyện lịch sử trong (bộ KNTT) và ngoài SGK.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
BÀI TẬP 1:
- HS trả lời câu hỏi phát vấn, ghi đáp án ra phiếu học tập và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời phát biểu, yêu cầu lớp nhận xét, góp ý (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Động viên, khích lệ các hs có nhiều câu trả lời đúng. Mục tiêu: giúp HS rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình về nhân vật, chi tiết sự việc trong tác phẩm văn học trước đám đông. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc lại văn bản trong SGK. ( Phân vai cho hs đọc) - GV phát vấn: Câu 1: Em có những ấn tượng như thế nào về nhân vật Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản? Câu 2: Chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam thể hiện điều gì? Câu 3: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi phát vấn, ghi đáp án ra phiếu học tập và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời phát biểu, yêu cầu lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. BÀI TẬP 3 Mục tiêu: giúp HS củng cố thêm kĩ năng làm bài đọc hiểu qua một đoạn trích với các dạng câu hỏi khác nhau.Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát phiếu học tập cho HS . Đọc kĩ đoạn văn sau […] Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm: - Không buông ra, ta chém! Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vưong hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói: - Quân pháp vô thân, hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng 1ệnh. Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn: - Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này! Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoài Văn. Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông. (Trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Nguyễn Huy Tưởng). * Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất: 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? A.Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Ngôi kể nào được sử dụng trong đoạn văn? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ 2 C. Ngôi thứ 3 D. Không có ngôi kể. 3. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? A. Vua B. Viên tướng C. Hoài Văn D. Viên tướng và Hoài Văn 4. Sự việc Hoài Văn gây náo loạn diễn ra ở đâu? A. Bến Nhà Rồng B. Bến Bình Than C. Bến Sông Hương D. Sông Bến Hải Câu . 5. Tại sao Hoài Văn lại không được tham gia cuộc họp ở Bến Bình Than? A. Vì chàng chưa đủ tuổi. B. Vì chàng không đủ tài năng để dự họp. C. Vì vua cấm chàng không được họp. D. Vì chàng muốn tới đó để tỏ rõ uy thế của mình. 6. Tại sao Hoài Văn lại muốn gặp vua? A. Vì Hoài Văn và vua có mối quan hệ ruột thịt. B. Vì Hoài Văn muốn tham gia nghị bàn việc nước. C. Vì Hoài Văn muốn bày tỏ quan điểm và nói với vua “xin đánh” giặc chứ không cho giặc mượn đường. D. Không có lí nào cả. 7. Tại sao quân lính lại nể mặt Hoài Văn và cho chàng đứng trên bến Bình Than từ sáng? A. Vì Hoài Văn là một vương hầu. B. Vì Hoài Văn rất cứng cỏi. C. Vì Hoài Văn là một người khó bảo. D. Vì ai cũng sợ Hoài Văn chém. 8. Câu văn nào diễn tả hành động quyết tâm gặp vua bằng mọi giá của Hoài Văn? A. Không buông ra, ta chém! B. Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này! C. Cả A và B D. Xin hãy cho ta được gặp bệ hạ. 9. Những câu văn nào trong đoạn diễn tả suy nghĩ của Hoài Văn để chàng quyết định xuống bến gặp bằng được nhà vua? A. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. B. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? C. Thôi thì liều một chết vậy. D. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. * Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau bằng vài gạch đầu dòng. Câu 1. Em cảm nhận được điều gì về nhân vật Hoài Văn qua dòng độc thoại sau:“Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.”? Câu 2. Từ câu chuyện của Hoài Văn, em có cho rằng trong cuộc sống, người không tuân thủ quy định, luật lệ luôn đáng trách không? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi phiếu học tập và chuẩn bị trình bày câu hỏi tự luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trình bày đáp án. - GV yêu cầu lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. BÀI TẬP 4 Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn hs lập ý viết đoạn. - GV yêu cầu HS làm theo hướng dẫn. Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 7 câu nêu cảm nhận về nhân vật Trần Quốc Toản qua đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS viết đoạn văn và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời hs phát biểu, yêu cầu lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, sửa lỗi cho hs. | II. LUYỆN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN BÀI TẬP 1: Chọn 1 đáp án đúng nhất để trả lời câu hỏi Câu 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc thể loại truyện gì?
Tác giả của “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” sáng tác năm bao nhiêu?
Câu 1: Ấn tượng về nhân vật Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản:
Câu 3: Bài học gì từ câu chuyện:
BÀI TẬP 3 Gợi ý đáp án câu 1 - Hoài Văn nôn nóng, sốt ruột muốn được muốn gặp vua; dám liều mạng dù biết là tội chết vì Hoài Văn biết nếu triều đình cho giặc mượn đường sẽ mất nước, chàng rất lo cho sự an nguy của đất nước, vì thế thà liều chết còn hơn mất nước. - Hoài Văn là người tuổi trẻ nhưng đầy dũng cảm, bản lĩnh, có chí khí, trí tuệ, tầm nhìn và đặc biệt có lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước… Gợi ý đáp án câu 2 * Không đáng trách - Nếu luật lệ cứng nhắc, vô lý. - Nếu sự việc cấp bách, không thể chậm trễ, trì hoãn. Hoài Văn không tuân thủ phép nước. Song, đặt vào hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ, khi vận nước lâm nguy, việc nước không thể chậm trễ thì sự không tuân thủ của Hoài Văn lúc đó lại là cần thiết. * Đáng trách Quy định, luật lệ nếu đúng thì việc tuân thủ là vô cùng cần thiết. Bởi vậy, nếu không tuân thủ sẽ là đáng trách vì: + Thể hiện tính vô tổ chức kỷ luật, không tôn trọng người khác, không tôn trọng tập thể. + Gây ảnh hưởng đến tập thể, thậm chí gây ra những hậu quả tai hại khôn lường… * Vừa đáng trách, vừa không đáng trách - Kết hợp hai cách lí giải trên. BÀI TẬP 4 “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một tác phẩm truyện lịch sử tiêu biểu kể về sự việc giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2 (năm 1285). Đây là giai đoạn lịch sử hào hùng với hào khí Đông A tỏa sáng. Đọc xong tác phẩm, chúng ta không khỏi cảm thán về Trần Quốc Toản - nhân vật chính của truyện. Trần Quốc Toản được xây dựng trong tác phẩm là một thiếu niên anh dũng, sớm có ý thức trách nhiệm với non sông. Tủi hổ vì bị coi là trẻ con,không được tham gia Hội nghị Diên Hồng, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản đã nhịn đói, rong ruổi ngựa suốt một ngày dưới nắng hè tìm đến bến Bình Than - nơi họp bàn việc nước của nhà vua, xông vào đó bất chấp sự ngăn cản của các tướng sĩ chỉ để bày tỏ ý chí quyết tâm đánh giặc mà không màng nguy hiểm đến tính mạng. Uất giận, căm thù lũ giặc cướp nước,Trần Quốc Toản đã tự dựng cờ nghĩa với sáu chữ vàng Phá cường địch báo hoàng ân, nhanh chóng thu phục được hơn sáu trăm trai tráng thành lập quân đội, luyện tập võ nghệ, lên đường đánh giặc… Có thể nói, qua hình tượng Hoài V ăn Hầu, Nguyễn Huy Tưởng đã rất thành công khi khắc họa tấm gương thiếu niên yêu nước dũng cảm để người đời sau học tập và noi theo. |
- HƯỚNG DẪN HS LÀM CÁC BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGOÀI SGK
- ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
- ( …) Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương : “Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?” Hưng Vũ Vương thưa: “Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!” Quốc Tuấn ngẫm cho là phải.
- Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa:“Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ” Quốc Tuấn rút gươm kể tội:“Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra”. Định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.”(…)
- (Trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trang 43, SGK Ngữ văn 10, Tập II, NXBGD 2006)
- 1. Văn bản trên kể về sự việc gì?
- 2. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
- 3. Xác định biện pháp nghệ thuật nổi bật trong thái độ của Hưng Đạo Vương với 2 người con trai? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
- 4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học giáo dục con cái trong cuộc sống hôm nay.
- GỢI Ý TRẢ LỜI
- 1. Văn bản trên kể về sự việc: Quốc Tuấn thử thách với hai người con trai Quốc Hiến và Quốc Tảng với hai câu trả lời trái ngược nhau và hai thái độ khác nhau.
- 2. Phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự.
- 3. Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong thái độ của Hưng Đạo Vương với 2 người con trai: biện pháp đối lập.
Hiệu quả nghệ thuật: Qua biện pháp đối lập, câu chuyện thử thách với hai người con trai Quốc Hiến và Quốc Tảng với hai câu trả lời trái ngược nhau và hai thái độ khác nhau: ngầm cho là phải (với Quốc Hiến) và định giết, kể tội, đến chết không cho gặp mặt…(với Quốc Tảng) đã càng làm rõ tính cách thận trọng, trung nghĩa và lối giáo dục con cái trong nhà một cách rất công bằng và nghiêm khắc của Hưng Đạo Vương.
- 4. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- - Hình thức:
- - Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
- - Nội dung:
- + Cách giáo dục con cái của Hưng Đạo Vương vừa công bằng, vừa nghiêm khắc. Hưng Vũ Vương có cách trả lời ứng xử thấu tình đạt lí. Quốc Tảng trả lời có ý bất trung đã làm cho Hưng Đạo Vương nổi giận rút gươm định trị tội đứa con nghịch tử.
+ Ngày nay, những bậc làm cha mẹ cần học cách giáo dục con cái một cách đúng đắn. Được giáo dục tốt, con người sẽ sống lương thiện, tích cực, có trách nhiệm với xã hội, gia đình, bản thân. Không nhận được sự giáo dục tốt, con người sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa, độc ác.
+ Trong xã hội hiện nay có nhiều cha mẹ nuông chiều con cái, chăm lo về tri thức, vật chất nhưng thiếu quan tâm, uốn nắn đến tính cách cho con dẫn đến nhiều bạn trẻ sống ích kỷ, có suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.
- ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
- Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng:
- “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”
- Hưng Đạo Vương trả lời:
- - “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.”
- (Trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập II, NXBGD 2006)
- 1/ Nêu ý chính của văn bản trên ?
- 2/ Xác định biện pháp tu từ( về từ) trong đoạn: Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
- 3/ Trong văn bản có nói đến binh pháp. Binh pháp là gì? Binh pháp của Hưng Đạo Vương có điểm gì đáng chú ý?
- 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
- GỢI Ý TRẢ LỜI
- 1/ Văn bản trên có ý chính: Lời trình bày về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn với vua.
- 2/ Biện pháp tu từ( về từ): so sánh:
- - Quân nó kéo đến như lửa, như gió
- - Nó tiến chậm như các tằm ăn
- - Xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy
- - Có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được
- Hiệu quả nghệ thuật: hàng loạt so sánh làm cho cách diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể, qua đó thấy được tài năng trong cách dùng binh cũng như thấy được tầm nhìn sâu rộng của nhà quân sự Hưng Đạo Vương khi ông đề cao sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân sẽ chống giặc thành công.
- 3/ Binh pháp là hệ thống tri thức về những vấn đề lí luận quân sự nói chung và phương pháp tác chiến nói riêng.
- - Binh pháp của Hưng Đạo Vương có điểm đáng chú ý là chống giặc phải tuỳ thời mà tạo thế, phải vận dụng linh hoạt, không có một khuôn mẫu nào nhất định.
- 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- - Hình thức:
- - Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
- - Nội dung:
- + Tư tưởng khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương là biết thương yêu dân, trọng dân và chăm lo cho dân hết mực.
- + Những biểu hiện cụ thể khoan thư sức dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay: trong lãnh đạo, Đảng ta luôn phát huy truyền thống lấy dân làm gốc của cha ông. Đó là chăm lo đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân, nhất là những đồng bào nơi đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc, miền núi, hải đảo xa xôi.
- + Phê phán tệ nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí, những kẻ sống trên mồ hôi nước mắt của nhân dân.
- + Bài học nhận thức và hành động: thể hiện lòng biết ơn nhân dân, đóng góp sức mình trong xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
- Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
- Quốc Tuấn là con Yên Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: “[Người này] ngày sau cổ thê giúp nước cứu đời”. Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. Yên Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn […]
- Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất mrớc, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng: “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”. Quốc Tuấn trả lời: “[Bệ hạ] chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chủng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thẳng lớn.
- (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… soạn thảo, Đại Việt sử kí toàn thư, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch, NXB Khoa Học Xã Hội)
- Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích.
- Câu 2: Câu văn Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ có đặc điểm gì đặc biệt về cấu trúc ngữ pháp? Điều này thể hiện đặc điểm gì của phương thức biểu đạt của văn bản mà anh (chị) vừa chỉ ra ở câu trên?
- Câu 3: Trần Quốc Tuấn được miêu tả trên mấy phương diện? Đó lá những phương diện nào? Đoạn trích có sử dụng chi tiết kì ảo nào?
- Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về một bậc anh hùng trong lịch sử mà anh (chị) biết.
- * GỢI Ý TRẢ LỜI
- Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là phương thức thuyết minh (về một nhân vật lịch sử), cụ thể ở đây là thuyết minh về Trần Qúốc Tuấn.
- Câu 2: Câu văn là câu rút gọn (rút gọn thành phần chủ ngữ).
- Thể hiện đặc điểm của văn bản thuyết minh: ngắn gọn, chủ yếu hướng đến việc cung cấp thông tin cho người đọc.
- Câu 3: Trần Quốc Tuấn được miêu tả trên hai ý chính:
- + Ý 1: Trần Quốc Tuấn thời còn nhỏ với lời tiên đoán của thầy tướng và những nét khái quát nhất về tuổi thơ của ông.
- + Ý 2: Khi Trần Quốc Tuấn trưởng thành, ông được miêu tả là một con người quyết đoán, có tấm lòng yêu nước sâu sắc, đánh giặc lập công hiếm có, tiếng vang khắp nơi.
- Trong đoạn trích có sử dụng yếu tố huyền bí, kì ảo là: Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng.
- lớn vừa thể hiện đặc điểm của văn học cổ với niềm tin của nhân dân vào thần thánh, vừa để nâng cao vị thế của Trần Quốc Tuấn hiện lên mức thánh thần của dân tộc, nâng cao vẻ đẹp của nhân vật lịch sử.
- Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
- - Bậc anh hùng đó là ai? Diện mạo, tính’cách của nhân vật đó như thế nào?
- Học sinh có thể kể những câu chuyện mình biết về nhân vật anh hùng đó.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!