- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án dạy trẻ kỹ năng phòng cháy chữa cháy NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
: Thứ Ba ngày 16 tháng 01 năm 2024
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giúp các em nhận biết được các yếu tố nguy hiểm khi cháy và hoàn thành được nội dung bài tập và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và sáng tạo.
-Biết một số cách phòng cháy ở nhà và ở trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh ảnh về cách phòng cháy ở nhà và ở trường – Máy chiếu
- HS : Tài liệu về kĩ năng phòng cháy và chữa cháy cho HS tiểu học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
: Thứ Ba ngày 16 tháng 01 năm 2024
CHỦ ĐỀ 1: SỰ NGUY HIỂM CỦA ĐÁM CHÁY
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giúp các em nhận biết được các yếu tố nguy hiểm khi cháy và hoàn thành được nội dung bài tập và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và sáng tạo.
-Biết một số cách phòng cháy ở nhà và ở trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh ảnh về cách phòng cháy ở nhà và ở trường – Máy chiếu
- HS : Tài liệu về kĩ năng phòng cháy và chữa cháy cho HS tiểu học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |||||
1. Khởi động Mục tiêu: Giúp các em vui vẻ, có hứng thú và dẫn dắt vào chủ đề mới. Phương pháp: Quan sát, hỏi -đáp Cách tiến hành: - GV cho HS nghe câu chuyện Sinh nhật của hổ con. + Hôm sinh nhật bạn ấy đã làm gì trước bàn tiệc? - Chuyện gì đã xảy ra với hổ? - Đám cháy đã gây ra những gì? - Cuối cùng hổ con cảm thấy như thế nào? Hổ con hứa với mọi người điều gì? - GV chuyển ý giới thiệu bài học. 2. HĐ khám phá: Mục tiêu: Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều vừa khám phá được. Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm *Khám phá: Khám phá một số cách phòng cháy ở nhà và ở trường. HĐ 1: Cho HS quan sát tranh ảnh về cách để phòng cháy ở nhà chúng ta nên làm gì? Không nghịch bật lửa, Trông coi cẩn thận khi quẹt ga. sử dụng bếp nấu ăn. Không bỏ quên bàn là Không sử dụng nhiều Khi chưa rút phích cắm thiết bị điện trên cùng một ổ cắm. - Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + Quan sát các hình trên và cho biết để phòng cháy ở nhà chúng ta cần làm gì? HĐ 2: Cho HS quan sát tranh ảnh về cách để phòng cháy ở trường chúng ta nên làm gì? - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - GV chốt nội dung, yêu cầu HS đọc lại. 3. HĐ thực hành: - T/C cho học sinh làm bài tập. a) Đúng ghi ‘‘ Đ’’ sai ghi ‘‘ S’’ vào ô trống về những nguy hiểm của đám cháy: Đám cháy có thể gây bỏng và ngạt khói. Đám cháy có thể khiến người bị nạn tử vong. Khói từ đám cháy chỉ gây khó chịu, không ảnh hưởng sức khoẻ. \ Đám cháy không gây hại cho môi trường. \ Nếu không kịp chữa cháy, lửa sẽ cháy lan rất nhanh. b) Biết được sự nguy hiểm của đám cháy em cần làm gì để không xảy ra cháy? Hãy viết câu trả lời phù hợp với các hình sau: - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm bàn, viết câu trả lời vào phiếu bài tập. 4. Vận dụng: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau đây: a. Em thấy ông hoặc bố hút thuốc trong nhà. b. Em thấy mẹ nấu cơm nhưng vội nghe điện thoại nên quên tắt bếp. c. Em thấy bạn đem bật lửa vào lớp. 5. Mở rộng: * GV rút ra ghi nhớ: Đám cháy thật là đáng lo Gây bỏng, ngạt khói, hại cho môi trường Bạn đừng nghịch lửa bị thương Cha mẹ lo lắng, thầy cô phiền lòng. | - HS nghe nội dung câu chuyện. - …bạn ấy đã cầm quẹt ga bật tắt trước bàn tiệc. - …ngọn lửa bén vào khăn trải bàn và nhanh chóng cháy lan. - …làm hỏng bánh sinh nhật, quà và cháy cả mảng lông ở tay. -…hổ con cảm thấy rất buồn và hổ con đã hứa với mọi người từ nay sẽ không nghịch lửa nữa. - Lắng nghe - HS quan sát tranh + HS trả lời cá nhân - Để phòng cháy ở nhà chúng ta cần làm cần phải tắt các thiết bị ( ti vi, quạt, máy tính,…) khi không sử dụng và không được nghịch lửa, không đặt thiết bị điện gần đồ dùng dễ cháy. HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời Các nhóm khác bổ sung + Để phòng cháy ở trường chúng ta không nên đem những vật dụng nguy hiểm như bật lửa, quẹt diêm vào lớp vào trường; không nghịch các thiết bị điện, khi phát hiện thiết bị điện hư hỏng phải báo cho thầy cô giáo và tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng. - HS làm bài cá nhân
Đám cháy có thể gây bỏng và ngạt khói.
Đám cháy có thể khiến người bị nạn tử vong.
Nếu không kịp chữa cháy, lửa sẽ cháy lan rất nhanh. -HS thảo luận theo nhóm. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bức tranh 1: Tắt điện khi ra khỏi phòng. - Bức tranh 2: Không nghịch phá bếp ga. - Bức tranh 3: Không chơi đốt lửa. - HS suy nghĩ trả lời: a. Em sẽ khuyên ông hoặc bố không nên hút thuốc và nếu hút thì ra chỗ rộng và thoáng. b. Em nhắc mẹ tắt bếp rồi mới nghe điện thoại. c. Em khuyên bạn không nên đem bật lửa vào lớp. -HS quan sát tranh và suy nghĩ trả lời: - Những mối nguy hiểm có thể gây ra cháy trong hình là chập điện, cháy các đồ dùng để gần thiết bị điện,… - 2 – 3 HS đọc lại ghi nhớ. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!