- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN, Đề ôn tập hè văn lớp 8 lên lớp 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 119 trang. Các bạn xem và tải đề ôn tập hè văn lớp 8 lên lớp 9 về ở dưới.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Bài 1: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU I/Mục tiêuNăng lực HS nhận biết những câu hỏi đọc hiểu thường găp Biết cách làm một số dạng câu hỏi Hình thành năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực phân tích Phẩm chất: Hình thành cho học sinh các phẩm chất như: Tự lập, tự tin, chăm chỉ, trung thực... Rèn cho học sinh biết phân biết đúng sai... II/Chuẩn bị của GV và HS Giáo viên: tài liệu, giáo án, phiếu học tập Học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở kì 2 lớp 7 III/Tiến trình dạy học Mở đầu: (GV kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh về tinh thần học tập, hướng dẫn học sinh ghi chép bài và học bài ở nhà) Hình thành kiến thức mới | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.Ôn tập về các phương thức biểu đạt Chuyền giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS nhớ và nhắc lại về các phương thức biểu đạt + HS nhắc lại các PTBĐ theo những gì mình đã được học 2.Ôn tập về thể thơ : Chuyền giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS nhớ và nhắc lại về các thể thơ + HS nhắc lại các thể thơ theo những gì mình đã được học 3.Ôn tập về ngôi kể Chuyền giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức về ngôi kể? Nhận biết ngôi kể bằng cách nào? + HS nhắc lại các kiến thức về ngôi kể và cách nhận biết ngôi kể. 4.Ôn tập về các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học. Chuyền giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng sau để thể hiện những hiểu biết của mình về các đơn vị kiến thức TV + HS hoàn thiện bảng
| I/Một số câu hỏi đọc hiểu thường gặp 1.Câu hỏi về phương thức biểu đạt + Các phương thức biểu đạt thường gặp: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. + Trong tất cả các phương thức kể trên thì phương thức nghị luận, tự sự và biểu cảm là phổ biến hơn cả, khi có một câu hỏi dạng này hãy để ý đầu tiên tới 3 phương thức trên. + Nếu đề hỏi phương thức chính thì chỉ nêu 01 phương thức chủ yếu, nếu đề hỏi các phương thức biểu đạt thì nêu ít nhất 02 phương thức biểu đạt 2. Câu hỏi về thể thơ + Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. + Thông thường trong bài người ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/sáu chữ/ bảy chữ/ lục bát/ song thất lục bát/ thơ tự do + Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách xác định) 3.Câu hỏi về ngôi kể: + Để xác định ngôi kể cần dựa vào lời kể + Trong lời kể nếu có “tôi, chúng tôi” => ngôi kể thứ nhất + Trong lời kể không có “tôi, chúng tôi”=> ngôi kể thứ 3 4.Câu hỏi về các đơn vị kiến thức tiếng Việt - Các BPTT: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, điệp ngữ, liệt kê + Biện pháp so sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng đê làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc. + Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, cảm tính của con người. + Ẩn dụ là một biện pháp tu từ khi được sử dụng, các sự vật và hiện tượng được đề cập được gợi tới hay gọi tên thông qua các sự vật và hiện tượng khác có nét tương đồng. + Nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt. + Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến. + Liệt kê là biện pháp tu từ bằng cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại ( cùng là danh từ, động từ, tính từ) để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. - Các phép liên kết: Phép lặp, phép nối, phép thế - Dấu chấm lửng: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết ; + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng ; + Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Luyện tập Bài 1: Xác định phương thức biểu đạt của các đoạn trích sau: Văn bản 1:Con cáo và chùm nho Một buổi chiều nọ, có một chú cáo đang dạo bước trong rừng và chú phát hiện ra một chùm nho treo lơ lửng trên cành cây cao. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. “Thứ này sẽ làm dịu cơn khát của mình đây” - chú nghĩ. Lùi lại vài bước, chú cáo phóng người lên nhưng không hái được chùm nho nào mà chỉ tới lá nho mà thôi. Một lần nữa, chú cáo lại lùi lại vài bước và cố gắng để hái được chùm nho nhưng vẫn thất bại. Cáo ta tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể với tới được chùm nho. Cuối cùng, bỏ cuộc, chú cáo hếch mũi lên và nói: "Dù gì thì cũng chỉ là những trái nho chua mà thôi", rồi nó cứ thế bỏ đi. Văn bản 2: Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ? Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã. Văn bản 3: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Văn bản 4: "Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh Người mua bán ra vào đầy cổng chợ". ( Trích “Chợ Tết”, Đoàn Văn Cừ) Văn bản 5: Cây cam tên khoa học: Citrus noboilis, thuộc họ Rutaceae; nguồn gốc Trung Quốc, Châu Âu.Cây cam là cây cảnh trái, cây bụi, thân gỗ nhỏ. Cây thường được trồng ngoài trời. Cam, danh pháp khoa học hai phần: Citrus sinensis, tên tiếng Anh là Orange, là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi.cây cam có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quít (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc. Đáp án: + Văn bản 1: Phương thức tự sự + Văn bản 2: Phương thức nghị luận + Văn bản 3: Phương thức biểu cảm + Văn bản 4: Phương thức miêu tả + Văn bản 5: Phương thức thuyết minh Bài 2: Xác định thể thơ của các văn bản sau: VĂN BẢN 1 Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. VĂN BẢN 2 Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. (trích“Lục bát về cha” - Thích Nhuận Hạnh) VĂN BẢN 3 Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm. Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong. Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền Mưa cuốn đi rồi. Mưa chảy xuống dòng sông quê nội Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi, Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời. (Trích “ Nhớ cơn mưa quê hương” - Lê Anh Xuân) Bài 3: Xác định ngôi kể cho những văn bản sau: Văn bản 1: Con cáo và chùm nho Một buổi chiều nọ, có một chú cáo đang dạo bước trong rừng và chú phát hiện ra một chùm nho treo lơ lửng trên cành cây cao. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. “Thứ này sẽ làm dịu cơn khát của mình đây” - chú nghĩ. Lùi lại vài bước, chú cáo phóng người lên nhưng không hái được chùm nho nào mà chỉ tới lá nho mà thôi. Một lần nữa, chú cáo lại lùi lại vài bước và cố gắng để hái được chùm nho nhưng vẫn thất bại. Cáo ta tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể với tới được chùm nho. Cuối cùng, bỏ cuộc, chú cáo hếch mũi lên và nói: "Dù gì thì cũng chỉ là những trái nho chua mà thôi", rồi nó cứ thế bỏ đi. VĂN BẢN 2 Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Đáp án: + Văn bản 1: Ngôi kể thứ ba + Văn bản 2: Ngôi kể thứ nhất Bài tập 4: Chỉ ra BPTT được sử dụng trong các ví dụ sau: a) Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim => So sánh: “Hồn tôi” với “vườn hoa lá” b) Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ( Trích bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh ) Điệp ngữ (nghe), ADCĐCG (nghe ...) c)Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời. =>Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên: Biện pháp so sánh: Câu sống thụ động buông thả … như một con bè trên dòng nước lớn. Phép so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Biện pháp ẩn dụ: Các từ ngữ ẩn dụ là: sóng gió, dông bão, con bè trên dòng nước lớn. Có nghĩa muốn nói đến những khó khăn, vất vả trong cuộc sống. d) Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ, túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi, Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông. =>Biện pháp tu từ liệt kê : Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. e) Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác, Lênin – thế giới người hiền (Tố Hữu) =>BPTT nói giảm nói tránh f) : Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai (Ca dao) => nhân hoá, điệp ngữ g) Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm . Tốt động thây chất đầy nội nhơ để ngàn năm (Trích “Binh Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi) =>Nói quá Bài 5: Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau: a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến… (Nguyên Hồng) b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.Đáp án: Phép lặp : mẹ tôi; phép nối : nhưng Phép liên tưởng: cây, thân, lá, trải; phép nối: vậy mà Bài 6: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì? 1.Thể điệu Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. A. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn B. Nói lên sự ngập ngừng của người viết C. Nói lên sự bí từ của người viết D. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu Huế 2.Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng với dụng ý gì? Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu! ( Nam Cao) A. Tỏ ý hài hước B. Tỏ ý mỉa mai, chua chát C. Tỏ ý thông cảm D. Tỏ ý bực tức 3.Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì? "Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả xông vào thở không ra lời: - Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!" (Phạm Duy Tốn) A. Thể hiện sự ngập ngừng vì không muốn nói. B. Cả (C), (D) đều đúng. C. Thể hiện lời nói ngập ngừng do hốt hoảng. (2) D. Thể hiện lời nói ngập ngừng do quá mệt. (1) 4. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì? "Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc..."(Vũ Tú Nam) A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết. B. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn. C. Tỏ ý còn nhiều màu sắc chưa liệt kê hết. D. Nói lên sự bí từ của người viết. 4.Vận dụng: Từ bài học ngày hôm nay, em học tập được điều gì để vận dụng vào cuộc sống của mình? 5. Hướng dẫn tự học: - Xem lại toàn bộ phần lí thuyết đã ôn tập - Xem lại các bài tập đã ôn tập - Mỗi biện pháp tu từ đã ôn tập, em lấy thêm 1 ví dụ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kí duyệt của Ban giám hiệu | Kí duyệt của tổ chuyên môn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
............ ngày tháng 7 năm 2023 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 2: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU(t) I/Mục tiêu1.Năng lực HS nhận biết những câu hỏi đọc hiểu thường găp Biết cách làm một số dạng câu hỏi Hình thành năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực phân tích 2.Phẩm chất: Hình thành cho học sinh các phẩm chất như: Tự lập, tự tin, chăm chỉ, trung thực... Rèn cho học sinh biết phân biết đúng sai... II/Chuẩn bị của GV và HS 1.Giáo viên: tài liệu, giáo án, phiếu học tập 2.Học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở kì 2 lớp 7 III/Tiến trình dạy học 1.Mở đầu: (GV kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh về tinh thần học tập, hướng dẫn học sinh ghi chép bài và học bài ở nhà) 2.Hình thành kiến thức mới | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ôn tập về các câu hỏi trắc nghiệm tự luận Chuyền giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu nêu ra một số dạng câu hỏi trắc nghiệm tự luận và hướng dẫn học sinh cách làm từng dạng câu hỏi. + HS theo sự hướng dẫn của GV nắm bắt cách làm và thực hành làm từng dạng. | 6.Các câu hỏi trắc nghiệm tự luận 6.1.Dạng câu hỏi: là gì,vì sao, như thế nào, làm gì? +Nếu trong câu hỏi có “theo văn bản, theo đoạn trích, theo tác giả…”=> thì HS tìm câu trả lời trong văn bản và ghi lại + Nếu trong câu hỏi có “ theo em” => thì câu trả lời dựa theo ý hiểu của bản thân mình) 6.2.Câu hỏi nêu ý nghĩa của văn bản Dạng bài tập này học sinh cần trả lời câu hỏi sau: + Đoạn trích trên viết về cái gì? Điều gì? + Qua đoạn trích tác giả muốn ca ngợi điều gì? nhắc nhở người đọc điều gì? hay thể hiện tình cảm gì? 6.3. Câu hỏi nêu thông điệp HS có thể viết hoàn chỉnh thành đoạn văn hoặc gạch ý nhưng nên viết đoạn văn và cần đảm bảo những ý sau: + Nêu thông điệp chung (thông điệp về điều gì?) + Nêu thông điệp cụ thể (thông điệp cần nêu ngắn gọn) + Lí giải đây là những thông điệp có ý nghĩa vì sao 6.4.Câu hỏi nêu bài học HS có thể viết hoàn chỉnh thành đoạn văn hoặc gạch ý nhưng nên viết đoạn văn và cần đảm bảo những ý sau: + Nêu bài học chung (bài học về điều gì?) + Nêu bài học cụ thể trong đó có bài học nhận thức và bài học hành động + Lí giải đây là những bài học có ý nghĩa vì sao | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Hoạt động luyện tập Bài 1: Xác định ý nghĩa của các văn bản sau: Văn bản 1: Dù con đếm được cát sông Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu Dù con đo được sớm chiều Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền Dù con đi hết trăm miền Nhưng tình của mẹ vẫn liền núi non Dù con cản được sóng cồn Nhưng không ngăn được tình thương mẹ dành ( Thích Nhật Tử) Văn bản 2: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (TheoPhương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2007, tr. 36 - 37) Đáp án: + Văn bản 1: Văn bản trên viết về tình yêu thương của người mẹ dành cho con để từ đó bộc lộ tình cảm yêu mến, kính trọng, biết ơn của nhà thơ dành cho mẹ. + Văn bản 2: Đoạn trích trên viết về giá trị của thời gian để từ đó nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết quý trọng thời gian, tránh lãng phí thời gian một cách vô ích. Bài 2: “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực. (Trích từ cuốn Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell) 1.Theo văn bản thất bại giúp con người điều gì? 2. Tác giả của đoạn trích đã khuyên chúng ta điều gì khi gặp thất bại? 3. Theo em vì sao thất bại lại giúp con người ta có được thành công? Đáp án: 1.Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. 2.Tác giả của đoạn trích khuyên chúng ta hãy thất bại theo cách tích cực 3. Thất bại giúp con người có thêm những bài học, kinh nghiệm; giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh hơn khi đối mặt với khó khăn, thử thách. Đồng thời trải qua những thất bại, chúng ta sẽ trở nên vững vàng hơn cho chặng đường sau đó để đạt được thành công. Bài 3: Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích sau: Khi nhìn cuộc đời với ánh mắt tiêu cực, người ta sẽ luôn thấy hoài nghi, lo âu, sợ hãi. Lúc đó, người ta sẽ không làm việc tốt hơn, ít yêu thương hơn, ít cống hiến hơn; sẽ đánh mất tiềm năng và sự tốt đẹp trong bản thân họ. Sự quá tải thông tin tiêu cực sẽ làm mất niềm tin, không mang lại cho xã hội sự an toàn hơn và không giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi gửi niềm tin yêu vào con người, nếu ta là một người sống hết mình vì mọi người, luôn tin tưởng, sẵn sàng bao dung và tha thứ thì ta sẽ có niềm tin và sẽ sống có ý nghĩa hơn. Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống rồi vội đánh mất niềm tin vào bản thân, vào thế giới xung quanh. Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người. Hãy tự vấn ta đã và sẽ làm gì cho cuộc đời này, cho xã hội này ngày càng đáng sống hơn. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Lòng tốt vẫn quanh đây. Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì. (Đừng đánh mất niềm tin của Diệp Văn Sơn, báo Người lao động) Đoạn văn tham khảo: Qua đoạn trích trên, tác giả đã đem đến cho người đọc những bài học vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về niềm tin trong cuộc sống(nêu bài học chung). Trước hết c húng ta cần phải hiểu rằng cuộc sống còn rất nhiều những điều tốt đẹp và niềm tin vào cuộc sống là điều rất cần thiết. Chính vì thế chúng ta cần giữ vững niềm tin trong cuộc sống. Không nên nhìn đời bằng ánh mắt tiêu cực. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Người tốt vẫn quanh ta. Hãy xây dựng cho mình một lối sống tích cực, tốt đẹp hơn(bài học cụ thể). Đây là những bài học có ý nghĩa vì niềm tin tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua khó khăn, thử thách, là nền tảng dẫn đến thành công. Niềm tin vào những người xung quanh chính là nền tảng dể tạo nên những điều tốt đẹp. Một xã hội sẽ không thể tốt đẹp nếu con người không có niềm tin(bài học có ý nghĩa vì). Những bài học được rút ra từ đoạn trích này không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mỗi người mà còn có ý nghĩa với cả cộng đồng, cả xã hội. Bài 4: Theo em qua đoạn trích sau tác giả muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì? Jonathan là một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí óc thông minh không kém, chỉ cần 30 giây để giải ô chữ của tờ NewYork, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều đó giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái. Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại ? Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: Có thể ăn kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo. Điều đó giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “ Những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt.(…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu. (Trích Không theo lối mòn - Joachim de Posada & Ellen Singer, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr. 03) Gợi ý: Qua đoạn trích tác giả đã đem đến cho người đọc những thông điệp có ý nghĩa. Đó là những thông điệp về thái độ cần có của mỗi người trước những cám dỗ đời thường(thông điệp chung). Thông điệp thứ nhất là: Cuộc đời có rất nhiều những cám dỗ ngọt ngào mà chúng ta không lường trước được. Và thông điệp thứ 2 là: Con người cần tìm cách ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành công(thông điệp cụ thể). Đây là những thông điệp có ý nghĩa vì cám dỗ luôn xuất hiện với vẻ bề ngoài đẹp đẽ để đánh lừa con người. Nếu không có đủ tỉnh táo, đủ bản lĩnh để vượt qua, chống lại những cám dỗ đó thì chúng ta sẽ sớm nhận lấy những thất bại. Một người không chống được những cám dỗ sẽ khó lòng đạt được thành công. Những thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mỗi người mà còn có ý nghĩa với cả cộng đồng và xã hội.(Vì sao thông điệp có ý nghĩa) 4.Vận dụng: Từ bài học ngày hôm nay, em học tập được điều gì để vận dụng vào cuộc sống của mình? 5. Hướng dẫn tự học: - Xem lại toàn bộ phần lí thuyết đã ôn tập đặc biệt là dạng nêu ý nghĩa, bài học và thông điệp - Xem lại các bài tập đã ôn tập | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kí duyệt của Ban giám hiệu | Kí duyệt của tổ chuyên môn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
............ ngày tháng 7 năm 2023 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 3: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU(LT) I/Mục tiêu1.Năng lực HS nhận biết những câu hỏi đọc hiểu thường găp Biết cách làm một số dạng câu hỏi Hình thành năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực phân tích 2.Phẩm chất: Hình thành cho học sinh các phẩm chất như: Tự lập, tự tin, chăm chỉ, trung thực... Rèn cho học sinh biết phân biết đúng sai... II/Chuẩn bị của GV và HS 1.Giáo viên: tài liệu, giáo án, phiếu học tập 2.Học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở kì 2 lớp 7 III/Tiến trình dạy học 1.Mở đầu: (GV kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh về tinh thần học tập, hướng dẫn học sinh ghi chép bài và học bài ở nhà) 2.Hình thành kiến thức mới (Bài học này không có nội dung hình thành kiến thức mới 3.Luyện tập Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10 CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO Thằng Tùng ôm khư khư chồng báo trước ngực. Nó len lỏi đi dọc đường Hàng Mã rồi xuôi theo phố Lương Văn Can. Đèn điện sáng trưng. Một thế giới của tuổi thơ ở đây. Đủ các loại đồ chơi. Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường.Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông. Thằng Tùng thẫn thờ nhìn. Có cậu bé, cô bé cũng chỉ trạc tuổi nó ngồi trên những chiếc xe máy đắt tiền bắt bố mẹ đi hết cửa hàng này sang cửa hiệu nọ để chọn mua đồ chơi. Những thứ đồ chơi cao cấp giá hàng trăm, hàng triệu đồng mà chúng vẫn chê khiến bố mẹ chúng phải chạy xe lòng vòng mãi. Nhìn những chiếc đèn ông sao bày la liệt bên đường, thằng Tùng chỉ ước ao có được một chiếc. Nó và em Bi sẽ chơi chung. Nhất định nó sẽ nhường cho cu Bi cầm lâu hơn... Chợt nhớ tới chồng báo còn nặng trên tay, thằng Tùng vội cất tiếng rao. Giọng nó đã khản đặc: - Ai... báo... đây...! Báo công an, báo pháp luật, báo an ninh thủ đô... một vụ... giết... người... hai vụ... cướp... hiếp... đây... Không ai gọi mua báo. Thằng Tùng thấy lo lắng. Báo không bán hết phải trả lại đại lý thì sẽ bị khấu trừ vào số tiền những tờ đã bán được, lời lãi chả còn là bao. "Nhưng thôi... - Nó nghĩ - ... cũng vẫn đủ tiền ăn một ngày của hai anh em nó". Mẹ nó đang ốm mệt không gánh hàng rong vào phố được, chỉ loanh quanh ở cái chợ ngoài bãi sông quét dọn, rửa bát thuê. Chắc giờ này trong gian nhà nhỏ ở chân đê mẹ và cu Bi đang mong nó về. Nó lại định cất tiếng rao thì có người gọi: - Ê... báo! Còn "Mua và bán" không? Một bà chủ cửa hiệu bên đường vẫy nó. Thằng Tùng mừng quýnh: - Dạ! Còn... còn ạ! Thằng Tùng rút tờ "Mua và bán" đưa cho bà chủ cửa hiệu. Nhận tiền xong nó vừa định bước đi thì bà ta lại bảo: - Khênh giúp cái thùng đèn ông sao kia vào trong nhà! Hết khách rồi... - Vâng ạ! Thằng Tùng đáp và đặt tập báo xuống bậc cửa. Vừa bám vào cái thùng các-tông định cùng bà chủ hiệu đẩy lên nhà thì nó vội kêu lên: - Khoan đã bà ơi! Có một chiếc đèn ông sao bị rơi ra ngoài, kéo thùng qua thì hỏng mất. - Rơi đâu mà rơi! Cái thằng oắt con lúc nãy bố mẹ mua cho rồi lại chê đập bẹp vứt đi đấy... - Bà cho cháu nhé! - Mày lấy thì lấy đi! Nó bị bẹp mất một cánh rồi! Thằng Tùng sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất. Nó cẩn thận đặt chiếc đèn lên trên chồng báo rồi giúp bà chủ hiệu đưa thùng hàng vào nhà. Cầm chiếc đèn ông sao bị bẹp một cánh trên tay thằng Tùng cứ ngắm nghía mãi. Nó tính sẽ lấy một chiếc que lùa vào bên trong chiếc đèn nắn cho cái cánh bị bẹp phồng lên như cũ. Thế là tết trung thu này hai anh em nó sẽ có một cái đèn ông sao rồi. Thằng Tùng thấy lòng mình lâng lâng. Cu Bi giờ này chắc cũng đã ngủ. Thằng Tùng chợt nảy ra một ý nghĩ. Nó sẽ giấu thật kỹ chiếc đèn ông sao, chờ đến đúng đêm trung thu mới lấy ra, chắc chắn cu Bi sẽ bị bất ngờ và thích thú lắm. Thằng Tùng về đến nhà thì trăng đã lên cao. Ánh trăng mùa thu lấp loá trên sóng nước sông Hồng... (Theo truyện ngắn Trọng Bảo) Câu 1. Ai là người kể chuyện?A. Thằng Tùng B. Cu Bi C. Một người khác không xuất hiện trong truyện D. Bà chủ cửa hiệu Câu 2. Đâu là thành phần vị ngữ trong câu “Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông”? A. Dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông B. Đi mua sắm quà trung thu rất đông C. Mua sắm quà trung thu rất đông D. Quà trung thu rất đông Câu 3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường.”? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Nói quá Câu 4. Chủ đề của truyện là gì? A. Lòng dũng cảm B. Tinh thần lạc quan C. Tinh thần đoàn kết D. Lòng yêu thương con người Câu 5. Vì sao Thằng Tùng lại có cảm giác "sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất"? A. Vì Tùng sẽ có đồ chơi trong tết trung thu. B. Vì Tùng nghĩ mình sẽ sửa lại chiếc đèn đó để bán. C. Vì tết trung thu này Tùng sẽ có đèn ông sao để cùng chơi với cu Bi. D. Vì Tùng đã bán được thêm một tờ báo. Câu 6. Từ “thẫn thờ” trong câu “Thằng Tùng thẫn thờ nhìn.” miêu tả tâm trạng như thế nào? A. Ngẩn ngơ, mất hết vẻ linh hoạt B. Buồn không chú ý việc chi cả C. Buồn, nghĩ về hoàn cảnh nghèo khó của mình D. Bâng khuâng, ngơ ngác Câu 7. Trong câu:" Hết khách rồi..." dấu chấm lửng có tác dụng gì? A. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. D. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết Câu 8. Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm? A. Tết Nguyên Đán B. Tết Đoan Ngọ C. Tết Nguyên tiêu D. Tết Trung thu Câu 9. Nếu em là nhân vật thằng Tùng trong câu chuyện, em hành động như thế nào khi được bà chủ cho chiếc đèn ông sao hỏng? Vì sao em lại làm như vậy? Câu 10. Ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt. Đáp án:
Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: HƯƠNG NHÃN 1.Hàng năm mùa nhãn chin 4. Em ngồi bên bàn học Anh em về thăm nhà Hương nhãn thơm bay đầy Anh trèo lên thoăn thoắt Ve kêu rung trời sao Tay với những chùm xa Một trời sao ban ngày 2.Năm nay mùa nhãn đến 5.Vườn xanh biếc tiếng chim Anh chưa về thăm nhà Dơi chiều khua chạng vạng Nhãn nhà ta bom giội Ai dắt ông trăng vàng Vẫn dậy vàng sắc hương Thả chơi trong lùm nhãn 3.Mấy ngàn ngày bom qua 6. Đêm.Hương nhãn đặc lại Nhãn vẫn về đúng vụ Thơm ngoài sân trong nhà Cùi nhãn vừa vào sữa Mẹ em nằm thao thức Vỏ thẫm vàng nắng pha Nhớ anh đang đi xa… (Trần Đăng Khoa-Góc sân và khoảng trời,NXB,1999) Câu 1 :Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A.Lục bát B.Bảy chữ C.Bốn chữ D.Năm chữ Câu 2:Các phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ? A.Tự sự ,miêu tả B.Miêu tả ,nghị luận C.Biểu cảm ,tự sự và miêu tả D.Biểu cảm ,miêu tả Câu 3: Yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ để bộc lộ tình cảm ,cảm xúc là: A.Kể về người anh hàng năm về thăm nhà. B.Kể về mùa nhãn bị bom tàn phá. C.Kể về việc em ngồi học bài. D.Kể về người mẹ hàng đêm thao thức nhớ anh. Câu 4:Bài thơ có bao nhiêu từ láy ? A.Một từ B.Hai từ C.Ba từ D.Bốn từ Câu 5:Hai câu thơ:”Ai dắt ông trăng vàng/Thả chơi trong lùm nhãn” miêu tả cảnh vật vào thời điểm nào? A.Cảnh vật trong vườn nhãn vào buổi sáng B.Cảnh vật trong vườn nhãn vào buổi chiều C.Cảnh vật trong vườn nhãn lúc chiều tối D.Cảnh vật trong vườn nhãn lúc đêm khuya. Câu 6:Câu thơ:”Ve kêu rung trời sao/Một trời sao ban ngày”có ý nghĩa gợi tả gì? A.Những vì sao trên bầu trời B.Tiếng ve kêu to làm rung cả sao trời C.Ban ngày trên bầu trời vẫn xuất hiện các vì sao .D.Tiếng ve lay động những chùm hoa nhãn như những chùm sao Câu 7 :Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Đêm.Hương nhãn đặc lại”? A.Hương nhãn thơm đậm đặc BBan đêm mùi hương nhãn lan toả khắp không gian C.Màn đêm bao trùm mùi hương nhãn D.Mùi hương nhãn về đêm nồng nàn,đọng lại trong không gian Câu 8:Nhân vật trữ tình và người mẹ trong bài thơ đều hướng nỗi niềm của mình về : A.Hương nhãn đêm B.Mùa nhãn chin C.Người anh xa nhà D.Đêm trăng nơi vườn nhãn. Câu 9:Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ? Câu 10:Bài thơ khơi gợi trong em những tình cảm gì? Đáp án:
Bài 3: HAI BIỂN HỒ Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người. Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết... (Theo Quà tặng của cuộc sống) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Mục đích chính của văn bản là gì? A. Kể câu chuyện về hai biển hồ B. Giới thiệu về những biển hồ nổi tiếng trên thế giới C. Bộc lộ cảm xúc của tác giả về sự sống và cái chết D. Bàn luận về những cách sống trong xã hội Câu 3. Văn bản trên đề cập đên vấn đề gì trong cuộc sống? A. Đoàn kết là sức mạnh B. Uống nước nhứ nguồn C. Vô cảm và nhân ái D. Cho và nhận Câu 4. Câu văn nào thể hện rõ nhất quan điểm của tác giả trong văn bản? A. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. B. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. C. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. D. Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. Câu 5. Dòng nào sau đây nêu không đúng về đặc sắc nghệ thuật của văn bản? A. Sử dụng câu chuyện để dẫn dắt vấn đề B. Sử dụng các dẫn chứng thực tế sinh động C. Sử dụng lối nói ẩn dụ giàu sắc thái biểu cảm D. Ngôn ngữ trang trọng có tính phóng đại Câu 6. Trong hai câu sau có mấy số từ ? Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 7. Hình ảnh biển Ga-li-lê tượng trưng cho điều gì? A. Sự sẻ chia và lan toả B. Niềm hạnh phúc của người nhận C. Lối sống ích kỉ, chỉ giữ lại cho riêng mình D. Cách sống khiêm nhường, giản dị Câu 8. Dấu chấm lửng cuối văn bản có công dụng gì? "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết... A. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ C. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết D. Câu văn bỏ dở, thể hiện thông điệp mở của tác giả muốn gửi đến mọi người với những suy ngẫm sâu xa. Câu 9. Hãy rút ra bài học sau khi đọc văn bản? Câu 10. Em có đồng tình với quan điểm sống của tác giả được nêu trong đoạn trích? Vì sao? Đáp án:
Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua… Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. Tác giả: Đặng Hiển. Thực hiện các yêu cầu:(Trích Hồ trong mây) Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do Câu 2. Ý nào sau đây nêu lên đặc điểm của thể thơ năm chữ ? A.Mỗi dòng thơ có năm chữ, không giới hạn số câu. B. Mỗi dòng thơ có năm chữ, có giới hạn số câu. C.Mỗi dòng thơ có bốn chữ, không giới hạn số câu. D.Mỗi dòng thơ có bốn chữ, có giới hạn số câu. Câu 3. Trong bài thơ trên có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì? A.Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ. B.Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ. C.Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh. D.Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà. Câu 5. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về? A.Mấy ngày mẹ về quê B.Thế rồi cơn bão qua C.Bầu trời xanh trở lại D.Mẹ về như nắng mới Câu 6. Chủ đề của bài thơ này là gì? A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình. B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ. C. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam. D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Câu 7. Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ? A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ. C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ. D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình. Câu 8. Câu thơ nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Cơn mưa dài chặn lối. B. Bố đội nón đi chợ. C. Mẹ về như nắng mới. D. Mẹ cũng không ngủ được Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối. Câu 10. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ. Đáp án:
4.Vận dụng: Từ bài học ngày hôm nay, em học tập được điều gì để vận dụng vào cuộc sống của mình? 5. Hướng dẫn tự học: - Xem lại các bài tập đã ôn tập - Chuẩn bị dạng bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
|
THẦY CÔ TẢI NHÉ!