- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp trường chu kì 2024-2026 NGỮ VĂN LỚP 8: Tiết 26: Viết: TẬP LÀM THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: 12/10/2023
Ngày dạy: 24/10/2023 (Lớp 8A)
GV giảng dạy: Nguyễn Hương Nguyên
Tiết 26: Viết:
1. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trọng giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề mà GV đưa ra và có sự sáng tạo trong sáng tác bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ sáu chữ, bảy chữ;
- Bước đầu biết làm bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
Phẩm chất
Nhân ái: Biết thể hiện tình cảm của bản thân (với mọi người, với thiên nhiên,...) qua các bài thơ sáu chữ, bảy chữ, từ đó có ý thức trước những hành động của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: TV, máy tính, Giấy A0, A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức ngữ văn, tạo tâm thế cho giờ học.
b. Nội dung: Cho học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” về thơ sáu chữ, bảy chữ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động: HS tham gia trò chơi với gói mười câu hỏi khơi gợi kiến thức ngữ văn về thơ sáu chữ, bảy chữ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Cách thực hiện:
+ Một học sinh quản trò: Nêu câu hỏi và dẫn dắt trong quá trình thực hiện trò chơi.
+ Học sinh tham gia chơi: Trả lời trả lời câu hỏi
+ Ban thư kí: Theo dõi phần trả lời của người chơi.
+ Giáo viên: Tham gia ban cố vấn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia chơi với gói câu hỏi gồm 10 câu về đặc điểm thơ sáu chữ, bảy chữ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi đến đâu người quản trò sẽ công bố đáp án đến đó.
- Ban thư kí ghi lại kết quả trả lời của người chơi.
- Ban cố vấn góp ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- Học sinh và giáo viên cùng đánh giá mức độ, kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của người chơi: Người quản trò, ban thư kí, người chơi.
- Giáo viên kết luận chiếu bảng tổng hợp về đặc điểm thơ sáu chữ, bảy chữ.
+ Số dòng;
+ Ngắt nhịp;
+ Gieo vần.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: HS hiểu đặc điểm cơ bản của thể thơ sáu chữ, bảy chữ; các yếu tố về đề tài, cảm xúc, suy nghĩ của người viết về vấn đề định viết.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Ngày soạn: 12/10/2023
Ngày dạy: 24/10/2023 (Lớp 8A)
GV giảng dạy: Nguyễn Hương Nguyên
Tiết 26: Viết:
- TẬP LÀM THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
1. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trọng giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề mà GV đưa ra và có sự sáng tạo trong sáng tác bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ sáu chữ, bảy chữ;
- Bước đầu biết làm bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
Phẩm chất
Nhân ái: Biết thể hiện tình cảm của bản thân (với mọi người, với thiên nhiên,...) qua các bài thơ sáu chữ, bảy chữ, từ đó có ý thức trước những hành động của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: TV, máy tính, Giấy A0, A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức ngữ văn, tạo tâm thế cho giờ học.
b. Nội dung: Cho học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” về thơ sáu chữ, bảy chữ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động: HS tham gia trò chơi với gói mười câu hỏi khơi gợi kiến thức ngữ văn về thơ sáu chữ, bảy chữ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Cách thực hiện:
+ Một học sinh quản trò: Nêu câu hỏi và dẫn dắt trong quá trình thực hiện trò chơi.
+ Học sinh tham gia chơi: Trả lời trả lời câu hỏi
+ Ban thư kí: Theo dõi phần trả lời của người chơi.
+ Giáo viên: Tham gia ban cố vấn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia chơi với gói câu hỏi gồm 10 câu về đặc điểm thơ sáu chữ, bảy chữ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi đến đâu người quản trò sẽ công bố đáp án đến đó.
- Ban thư kí ghi lại kết quả trả lời của người chơi.
- Ban cố vấn góp ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- Học sinh và giáo viên cùng đánh giá mức độ, kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của người chơi: Người quản trò, ban thư kí, người chơi.
- Giáo viên kết luận chiếu bảng tổng hợp về đặc điểm thơ sáu chữ, bảy chữ.
+ Số dòng;
+ Ngắt nhịp;
+ Gieo vần.
Thứ tự câu hỏi | Nội dung câu hỏi | Yêu cầu trả lời |
Câu 1 | Mỗi bài thơ sáu chữ, bảy chữ có mấy dòng? | Bài thơ sáu chữ, bảy chữ có nhiều dòng. |
Câu 2 | Mỗi bài thơ sáu chữ thường ngắt nhịp như thế nào? | Bài thơ sáu chữ ngắt nhịp 2/2/2, 4/2 hoặc 2/4, có khi 3/3. |
Câu 3 | Có thể ngắt nhịp bài thơ bảy chữ như thế nào? | Chủ yếu nhịp 4/3 hoặc 3/4, có khi ngắt nhịp 2/5. |
Câu 4 | Các dòng trong khổ thơ sáu chữ, bảy chữ phải ngắt nhịp giống nhau. Điều đó đúng hay sai? | - Sai. - Các dòng cùng một khổ trong bài thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau. |
Câu 5 | Vần gieo trong thơ sáu chữ, bảy chữ gồm những loại nào? | Gieo vần linh hoạt, đa dạng: Vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách, vần hỗn hợp. |
Câu 6 | Chỉ ra điểm khác biệt của vần chân và vần lưng? | Vần chân: vần được gieo ở cuối dòng thơ. Vần lưng: vần gieo ở giữa dòng thơ. |
Câu 7 | Phân biệt vần liền, vần cách trong thơ? | Vần liền: vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ. Vần cách: không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. |
Câu 8 | Nêu quan điểm của bạn về ý kiến “Cùng đọc một bài thơ mọi người phải có những cảm nhận như nhau?” | - Không đồng ý; - Cùng đọc một bài thơ nhưng mỗi người đọc có những cách hiểu và cảm nhận khác nhau. |
Câu 9 | Vần chân trong bài thơ sáu chữ, bảy chữ thường được gieo ở cuối các câu thơ nào trong khổ thơ? | Vần chân thường được gieo ở cuối các dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ. |
Câu 10 | Để làm thơ, người viết không thể thiếu cảm xúc. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? | - Đồng ý. - Vì thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc của người sáng tác (đây là đặc trưng của thơ). Đó là những rung động mãnh liệt của con tim trước thiên nhiên, con người, cuộc sống…muôn màu muôn vẻ. |
a. Mục tiêu: HS hiểu đặc điểm cơ bản của thể thơ sáu chữ, bảy chữ; các yếu tố về đề tài, cảm xúc, suy nghĩ của người viết về vấn đề định viết.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!