Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 145

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,064
Điểm
113
tác giả
Giáo án môn ngữ văn lớp 7 học kì 2 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 303 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II

Ngày soạn : 6/1/2023

Ngày dạy 7A 7B

BÀI 6

TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

Đọc, hiểu văn bản (1)

Tiết 73

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG





I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung


- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.

- Đối với HSKT: Yêu cầu thực hiện đọc được văn bản một cách đúng chính tả.

2. Về phẩm chất:

- Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh minh họa.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu
: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

b. Nội dung:

GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để hỏi HS.

HS quan sát hình ảnh và đoán các tên truyện tương ứng với các hình ảnh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và từ khóa truyện ngụ ngôn.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ.

- Quan sát hình ảnh và đoán tên truyện tương ứng với các hình ảnh mà các em vừa quan sát?

Gv trình chiếu hoặc cho học sinh xem các hình ảnh khác nhau.





Thỏ và Rùa (8 chữ cái) Con cáo và chùm nho (15)



Chó Sói và cừu (11) Éch ngồi đáy giếng (15)









Thầy bói xem voi (13) Trí khôn của ta đây (15)



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV
hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đoán tên truyện.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- HS
đoán tên các truyện tương ứng với các hình ảnh.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

Gv: Em nhận ra đặc điểm chung của những truyện này là gì?

- Đều có hình ảnh có các loài vật

Gv: Mượn hình ảnh loài vật để nói chuyện con người đó chính là đặc điểm nhận diện của thể loại truyện ngụ ngôn. Để hiểu sâu hơn về thể loại này, hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

I. Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện ngụ ngôn.
Nội dung: HS trả lời, hoạt động cá nhân.
- GV
sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
- HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
Sản phẩm:
- Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về truyện ngụ ngôn.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ: Têu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 03 để nêu những hiểu biết về thể loại truyện ngụ ngôn.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 03 và tái hiện kiến thức trong phần đó.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về thế giới truyện ngụ ngôn.
HS:
Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV
:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.
Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo
Ngôn: Lời nói.
=> Ngụ ngôn: Nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu
1. Truyện ngụ ngôn:
- Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Có ngụ ý.
- Mục đích: mượn chuyện loài vật để kín đáo nói chuyện con người -> khuyên nhủ, răn dạy những bài học cho con người trong cuộc sống.


I. TÌM HIỂU CHUNG (…’)
Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.
Nội dung:
GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, thể hiện được sự ngông nghênh, kiêu ngạo của ếch, xen chút hài hước; chú ý chỉ dẫn đọc màu vàng bên phải mỗi phần.
- 2 HS đọc
- Nhận xét cách đọc của HS; trả lời hộp chỉ dẫn màu vàng bên phải.
- Tìm hiểu chú thích SGK.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ:
+ Nêu những sự kiện chính của truyện.
+ Hãy kể tóm tắt truyện từ 5-7 câu?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận.
- GV quan sát, khích lệ HS.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức:
- Ếch sống lâu ngày trong giếng
- Tiếng kêu của nó làm các con vật nhỏ bé hoảng sợ.
- Nó tưởng trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
- Trời mưa làm nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài
- Nó nghênh ngang coi thường xung quanh
- Cuối cùng bị con trâu dẫm bẹp.

(2) Nêu bố cục của văn bản? Có thể chia theo cách khác?
- HS phát biểu ý kiến.
- Tổ chức cho HS trao đổi ý kiến, nhận xét, bổ sung?
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
* Bước 1: Giao nhiệm vụ.
- GV giao nhiệm vụ:
+ Xác định thể loại của truyện?
+ Truyện kể về nhân vật nào?
+ Xác định ngôi kể và thứ tự kể của truyện?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổ chức cho HS thảo luận.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tóm tắt
- Đọc
- Tóm tắt

























b) Bố cục văn bản:
- Chia 2 phần.

- Phần 1: Từ đầu ... chúa tể -> Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng.
- Phần 2: Còn lại -> Cuộc sống của ếch khi ra khỏi giếng
c) Thể loại, nhân vật , ngôi kể, thứ tự kể
- Thể loại: truyện ngụ ngôn.
- Nhân vật chính: con ếch
- Ngôi kể thứ ba.
- Thứ tự: kể xuôi.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Câu chuyện của ếch
Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.
Nội dung:
GV sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
HS suy nghĩ và làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập, làm việc nhóm để tìm hiểu văn bản.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Nhóm 1, 2: Hoàn thành phiếu học tập số 1
Hoàn cảnh sống
Hành động
Tính cách
Ếch ở trong giếng

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- H trao đổi phiếu học tập, nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Bước 3: Báo cáo thảo luận
GV
yêu cầu một vài HS trình bày phiếu học tập.
HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
* Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS
- Chốt nội dung (sản phẩm).
- Chuyển dẫn sang nội dung sau.
a. Ếch ở trong giếng:
- Hoàn cảnh sống: xung quanh ếch chỉ có vài con cua, ốc, nhái ...
-> Môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp.
- Hành động: Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật nhỏ bé hoảng sơ.
- Tính cách: Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.

-> Tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế và nông cạn.
-> Thái độ chủ quan, kiêu ngạo ...
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Nhóm 3, 4: Hoàn thành phiếu học tập số 2
Hoàn cảnh sống
Hành động
Tính cách
Ếch ra ngoài giếng

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- H trao đổi phiếu học tập, nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV
yêu cầu một vài HS trình bày phiếu học tập.
- HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
* Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS
- Chốt nội dung (sản phẩm).
- Chuyển dẫn sang nội dung sau.
b. Ếch ra ngoài giếng:
- Hoàn cảnh sống: ếch ra bên ngoài giếng.
-> Môi trường sống thay đổi, rộng lớn.
- Hành động: Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.
- Tính cách: Vẫn nghênh ngang, kiêu ngạo.
-> Thái độ vẫn chủ quan ...









? Thái độ sống ấy khiến ếch phải chịu hậu quả gì?

- Nó đi lại nghênh ngang đi lại khắp nơi, chả thèm để ý đến xung quanh và bị trâu giẫm bẹp.
c. Kết quả:



* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Kĩ thuật: Khăn phủ bàn.
- Thời gian: 3 phút
? Theo em nguyên nhân nào khiến ếch có kết cục bi thảm như vậy?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. t
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày, nhận xét cho nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định.
- GV chốt
- Trời mưa to hay con trâu đi qua không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ếch.
- Nguyên nhân của kết cục bi thảm đó là vì: Rời khỏi môi trường sống quen thuộc nhưng ếch lại không thận trọng. Nó vốn rất kiêu ngạo, nên chủ quan, nghênh ngang, nhâng nháo, chẳng thèm nhìn, chẳng thèm để ý xung quanh. Nghĩa là ếch vẫn cứ coi trời bằng vung như hồi ở trong giếng cạn.
GV: Cái chết của ếch là tất nhiên, khó tránh, không trước thì sau. Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn. Ếch và những ai có lối sống như ếch thật đáng giận nhưng cũng thật đáng thương.
d. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch:
- Nguyên nhân khách quan: trời mưa to... con trâu đi qua...
- Nguyên nhân chủ quan: kiêu ngạo nên chủ quan.
-> Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn.
2. Bài học nhận thức
* Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hình thức: Thảo luận nhóm đôi.
- Thời gian: 2 phút.
? Từ cách sống và cái chết của ếch, em hãy nêu ra những bài học có thể rút ra từ truyện này? Theo em, đâu là bài học chính của câu chuyện?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
* Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở và khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi lĩnh vực, nghề nghiệp, công việc cô thể ở nhiều hoàn cảnh khác nhau.Ý nghĩa của những bài học mà truyện ngô ngôn này nêu ra là rất rộng.
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.
- Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn hay thay đổi vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình, để cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, phải nhìn xa trông rộng.
III. TỔNG KẾT (…’)
Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.
Nội dung:
- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản…
- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm theo bàn.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
? Khái quát nội dung, ý nghĩa văn bản?
? Em thấy con ếch này có gần gũi không? Có mang đặc điểm tính cách giống con người không?
? Truyện kể về con ếch nhưng ở đây có rất nhiều chi tiết ẩn dụ, tượng trưng. Em hãy chỉ ra điều đó?
? Truyện phê phán đối tượng nào và khuyên chúng ta điều gì?
+ Từ đó em rút ra cách để đọc hiểu một văn bản truyện ngụ ngôn, chúng ta cần lưu ý điều gì?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS
báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide
- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để hiểu khái niệm Truyện ngụ ngôn.
- Khi đọc truyện cần chú ý:
+ Truyện kể về nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
+ Bối cảnh của truyện có gì độc đáo?
+ Truyện nêu lên được bài học gì? Bài học ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
1. Nghệ thuật
- Cách kể chuyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ hài hước kín đáo.
- Miêu tả phù hợp với thực tế, xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống.
- Phép nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng; Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên đặc sắc.

2. Nội dung
* Nội dung: Truyện kể về cuộc sống của một chú ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng chỉ coi trời bằng vung, đến khi ra ngoài không thèm để ý xung quanh nên bị con trâu giẫm bẹp.
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang.
- Khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết. Không được chủ quan, kiêu ngạo.








3. Cách đọc văn bản

3. HĐ 3: Luyện tập (16’)

a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm:

Câu12345678910
Đáp ánBCDCCDDBAC
d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ
:

Câu 1. Thế nào là truyện ngụ ngôn?

A. Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

B. Là truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

C. Là truyện có ý nghĩa răn dạy con người những đạo lí của cuộc sống.

D. Là truyện chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì, giống như truyện cổ tích.

Câu 2: Mục đích của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Phản ánh cuộc sống.

B. Tố cáo xã hội.

C. Khuyên nhủ, răn dạy con người

D. Gây cười.

Câu 3. Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết.

B. Thần thoại.

C. Truyện cổ tích.

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 4. Trong truyện Êch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?

A. Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.

B. Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.

C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.

D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.

Câu 5. Khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?

A. Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.

B. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.

C. Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.

D. Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.

Câu 6. Trong truyện, ếch là con vật như thế nào?

A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.

B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.

C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.

D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.

Câu 7. Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?

A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.

B. Ếch bị một con voi giẫm chết,

C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.

D. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.

Câu 8. Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán điều gì?

A. Phê phán những kẻ ỷ quyền thế bắt nạt người khác.

B. Phê phán những người hiểu biết nông cạn mà thường tỏ ra huênh hoang, tự cho mình là nhất.

C. Phê phán những người thích khoa trương, cho mình là giàu có.

D. Phê phán những kẻ tham lam, độc ác, thích bòn rút của người khác.

Câu 9. Truyện Ếch ngồi đáy giếng khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải biết cố gắng học tập, không ngừng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.

B. Phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

C. Phải biết lượng sức mình, không nên làm những việc vô nghĩa.

D. Phải biết tránh xa những thói hư, tật xấu.

1681143670653.png

 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---GA văn 7 HKII Duyên.docx
    79.4 MB · Lượt xem: 7
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 7 thí điểm giáo án anh văn lớp 7 unit 12 giáo án dạy thêm văn 7 mới nhất giáo án dạy thêm văn 7 violet giáo án dạy văn 7 giáo án lớp 7 môn ngữ văn giáo án lớp 7 môn văn giáo án lớp 7 ngữ văn giáo án ngữ văn 7 giáo án ngữ văn 7 bài dấu gạch ngang giáo án ngữ văn 7 bài rằm tháng giêng giáo án ngữ văn 7 bài rút gọn câu violet giáo án ngữ văn 7 bài sau phút chia li giáo án ngữ văn 7 bài tinh thần yêu nước giáo án ngữ văn 7 có kỹ năng sống giáo án ngữ văn 7 có tích hợp giáo án ngữ văn 7 dấu chấm phẩy giáo án ngữ văn 7 học kì 2 3 cột giáo án ngữ văn 7 học kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 7 học kì 2 violet giáo an ngữ văn 7 kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 7 mới 2020 giáo án ngữ văn 7 ôn tập phần tiếng việt giáo án ngữ văn 7 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 7 rút gọn câu giáo án ngữ văn 7 sài gòn tôi yêu giáo an ngữ văn 7 soạn theo 5 bước violet giáo án ngữ văn 7 sống chết mặc bay giáo án ngữ văn 7 tiếng gà trưa giáo án ngữ văn 7 violet giáo án ngữ văn 7 vnen giáo án ngữ văn 7 vnen violet giáo án on tập phần văn lớp 7 kì 2 giáo án on tập tổng hợp ngữ văn 7 giáo án on tập tổng hợp văn 7 kì 2 giáo án ôn tập văn 7 giữa kì 1 giáo án ôn tập văn 7 học kì 1 giáo án phụ đạo văn 7 giáo án phụ đạo văn 7 kì 1 giáo án phụ đạo văn 7 kì 2 giáo án phụ đạo văn 7 violet giáo án phụ đạo yếu kém văn 7 giáo án soạn văn 7 giáo án văn 7 giáo án văn 7 bài 1 giáo án văn 7 bài bạn đến chơi nhà giáo án văn 7 bài cảnh khuya giáo án văn 7 bài cổng trường mở ra giáo án văn 7 bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy giáo án văn 7 bài những câu hát châm biếm giáo án văn 7 bài qua đèo ngang giáo án văn 7 bài rằm tháng giêng giáo án văn 7 bài rút gọn câu giáo án văn 7 bài sông núi nước nam giáo án văn 7 bài tiếng gà trưa giáo án văn 7 bài từ hán việt giáo án văn 7 bánh trôi nước giáo án văn 7 ca huế trên sông hương giáo án văn 7 các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm giáo án văn 7 cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học giáo án văn 7 cách lập ý của bài văn biểu cảm giáo án văn 7 cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giáo án văn 7 chơi chữ giáo án văn 7 chữa lỗi về quan hệ từ giáo án văn 7 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án văn 7 chuẩn mực sử dụng từ giáo án văn 7 cuộc chia tay của những con búp bê giáo án văn 7 dạy theo chủ đề giáo án văn 7 dạy trực tuyến giáo án văn 7 hk1 giáo án văn 7 hk2 giáo án văn 7 học kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 7 kì 1 giáo an văn 7 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 7 kì 1 theo cv 5512 giáo án văn 7 kì 2 giáo án văn 7 kì 2 chuẩn giáo án văn 7 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 7 liệt kê giáo án văn 7 luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người giáo án văn 7 luyện tập lập luận chứng minh giáo án văn 7 luyện tập lập luận giải thích giáo án văn 7 luyện tập sử dụng từ giáo án văn 7 luyện tập tạo lập văn bản giáo án văn 7 mẹ tôi giáo án văn 7 mới nhất giáo án văn 7 một thứ quà của lúa non cốm giáo án văn 7 mùa xuân của tôi giáo án văn 7 năm 2020 giáo án văn 7 năm 2021 giáo án văn 7 ngẫu nhiên viết nhân mới về quê giáo án văn 7 những câu hát châm biếm giáo án văn 7 những câu hát than thân giáo án văn 7 những câu hát về tình cảm gia đình giáo án văn 7 những trò lố hay là varen giáo án văn 7 powerpoint giáo án văn 7 quá trình tạo lập văn bản giáo án văn 7 qua đèo ngang giáo án văn 7 quan hệ từ giáo án văn 7 rằm tháng giêng giáo án văn 7 sài gòn tôi yêu giáo án văn 7 soạn theo 5 bước giáo án văn 7 sống chết mặc bay giáo án văn 7 sự giàu đẹp của tiếng việt giáo án văn 7 tập 2 giáo án văn 7 thành ngữ giáo án văn 7 theo chủ đề giáo án văn 7 theo công văn 4040 giáo án văn 7 theo công văn 5512 giáo án văn 7 tiếng gà trưa giáo án văn 7 tiết 2 giáo án văn 7 tìm hiểu chung về văn biểu cảm giáo án văn 7 từ ghép giáo án văn 7 từ láy giáo án văn 7 từ trái nghĩa giáo án văn 7 từ đồng âm giáo án văn 7 từ đồng nghĩa giáo án văn 7 tục ngữ về con người và xã hội giáo án văn 7 tục ngữ về thiên nhiên giáo án văn 7 vietjack giáo án văn 7 violet giáo án văn 7 vnen giáo án văn 7 vnen bài 3 giáo án văn 7 ý nghĩa văn chương giáo án văn 7 đại từ giáo án văn 7 đức tính giản dị của bác giáo án văn lớp 7 giáo án văn lớp 7 bài cổng trường mở ra
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    37,055
    Bài viết
    38,519
    Thành viên
    145,323
    Thành viên mới nhất
    Giao Quỳnh
    Top