Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 101

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,496
Điểm
113
tác giả
Giáo án ngữ văn 6 bộ kết nối theo chủ đề CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án ngữ văn 6 bộ kết nối về ở dưới.
Ngày soạn: 20/8/2021 Ngày dạy: 6/9/2021

Bài 1. TÔI VÀ CÁC BẠN

Số tiết:

* MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB.

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;

- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trải qua 5 năm học Tiểu học, em có bạn thân nào không? Theo em những người bạn có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.


B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Tôi và các bạn, bài học sẽ tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: khám phá bản thân trong mối quan hệ với bạn bè, kết bạn và ứng xử với bạn, nhận thức về vẻ đẹp và vai trò của tình bạn…

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:
Khái niệm về cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1: Truyện và truyện đồng thoại
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK, ngữ liệu GV cung cấp.
Con thỏ trắng thông minh
Một ngày nọ, thỏ, khỉ và dê rủ nhau lên núi chơi. Đột nhiên chúng phát hiện ra con sói già đang lẻn và nhà gà và lấy trộm trứng.
Dê giọng nhỏ nhẻ: “Con sói kia hung dữ lắm. Chúng ta chi bằng giả vờ không nhìn thấy, cứ để nó trộm. Nếu mình vào nói có khi bị nó ăn thịt mất”.
Khỉ tức giận nói: “Làm sao lại để yên khi biết chúng làm việc xấu. Hãy để tôi”. Nói xong, khỉ dũng cảm xông lên: “Con sói già kia, tại sao lại lấy trộm đồ của người khác. Để trứng xuống ngay”.
Sói nhìn xung quanh không thấy có người liền hung hãn quát: “Con khỉ to gan nhà ngươi, không muốn sống nữa hả. Ngươi dám chen vào chuyện của tao hả. Hôm nay ngươi sẽ phải chết”, vừa dứt lời con sói già giơ móng vuốt vồ nhanh lấy khỉ.
Khỉ hoảng sợ chờ đợi cái chết thì bất ngờ tiếng súng nổ lên. “Sói, đầu hàng đi, ngươi đã bị bao vây”, tiếng bác cảnh sát vang lên. Hóa ra lúc dê và khỉ đang tranh luận cách giải quyết thì thỏ đã nhanh trí chạy đi báo cảnh sát. Vì vậy mà khỉ đã thoát chết và sói đã bị trừng phát thích đáng. ( ST)
-
Kĩ thuật hỏi phát vấn HS:
? Văn bản cô vừa đọc cho các em nghe có phải là một câu chuyện không? Vì sao?
-> GV chốt kiến thức khái niệm về truyện.
? Theo em văn bản kể về nhân vật nào? Nhân vật đó có đặc điểm gì?
-> GV chốt kiến thức khái niệm về truyện đồng thoại.
* Nhiệm vụ 2: Các yếu tố của truyện.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm/ Tổ/ 3 phút:
+ Nhóm 1: Dựa vào Vb trên xác định các sự việc chính và cho biết chúng được sắp xếp theo trình tự nào?
+ Nhóm 2: Các nhân vật trong truyện được nói đến trên các phương diện nào?
+ Nhóm 3: Người kể chuyện trong câu chuyện là ai? Họ có trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện không?
+ Nhóm 4: Hãy xác định lời của nhân vật và lời người k/c. Dựa vào đâu mà em xác định?
-> Đại diện từng nhóm trình bày/ Nhận xét.
-> GV chốt kiến thức:

* Các sự việc chính:
- Thỏ, khỉ, dê rủ nhau lên núi chơi, phát hiện sói đang ăn trộm trứng gà.
- Dê khuyên mọi người: Con sói hung dữ nếu nói nó sẽ ăn thịt.
- Khỉ không đồng ý, xông lên yêu cầu sói để trứng gà xuống.
- Sói hung dữ, quát nạt, dọa khỉ, rồi xông tới.
- Khỉ sẵn sàng chờ đón cái chết.
- Tiếng súng nổ, sói bị bao vây, khỉ thoát chết...
-> Các sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
* Các nhân vật trong truyện được nói đến trên các phương diện: Hành động, lời nói,... Nhân vật là các con vật.
* Người kể chuyện trong câu chuyện không xuất trực tiếp.
( Ngôi kể thứ 3)
GV bổ sung:
Truyện đồng thoại:
một thế loại truyện viết cho trẻ em, với nhân vật chính thường là loài vật hoặc đô vật được nhân hoá. Các tác giả truyện đồng thoại sử dụng “tiếng chim lời thú” ngộ nghĩnh để nói chuyện con người nên rất thú vị và phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Nhân vật đồng thoại vừa được miêu tả với những đặc tính riêng, vốn có của loài vật, đồ vật vừa mang những đặc điểm của con người. Vì vậy, truyện đồng thoại rất gần gũi với truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và có giá trị giáo dục sâu sắc. Sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, ngôn ngữ và hình ảnh sinh động mang lại sức hấp dẫn riêng cho truyện đổng thoại. Thủ pháp nhân hoá và khoa trương cũng được coi là những hình thức nghệ thuật đặc thù của thể loại này.
* Nhiệm vụ 3: Từ đơn và từ phức
- Kĩ thuật hỏi phát vấn HS:

- GV đưa ví dụ: Quê hương hằn sâu trong tâm trí chúng ta với những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ : hình ảnh cánh diều vi vu trong gió; trò chơi đánh trận giả ngoài đê.
? Từ những kiến thức học ở bậc tiểu học, hãy xác định những từ đơn và từ phức trong ví dụ trên.
? Thế nào là từ đơn? Từ phức?
? Từ phức được phân ra thành những từ nào?
? Từ ghép và từ láy có đặc điểm gì?
->GV chốt kiến thức:
I/- Truyện và truyện đồng thoại:
  • 1. Khái niệm:
  • - Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
  • - Truyện đồng thoại lả truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.












2. Các yếu tố của truyện
:
a.Cốt truyện:

Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.
b. Nhân vật:
Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,...
c. Người kể chuyện:
Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:
+ Ngôi thứ nhất;
+ Ngôi thứ ba.
d. Lời người kế chuyện và lời nhân vật:
  • Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
  • Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.














  • II/- Từ đơn và từ từ phức:
  • 1.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
2. Từ phức: Là từ có hai tiếng trở lên. Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép. Những từ phức có các tiếng quan hệ với nhau về âm ... là từ láy.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: lựa chọn một truyện mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D/- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Học bài nắm nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài : bài học đường đời đầu tiên.

Gợi ý: + Đọc, tìm hiểu thông tin về tác giả Tô Hoài và tác phẩm ” Dế mèn phiêu lưu kí”

+ Đọc văn bản, tóm tắt văn bản.

+ Trả lời các câu hỏi theo gợi ý SGK.

RÚT KINH NGHIỆM:

______________________________________________

______________________________________________

______________________________________________

---------------------------------------------

Ngày soạn: 24/8/2021 Ngày dạy: 9/9/2021

TIẾT 2 – 3: VĂN BẢN 1. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIỀN


(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)​

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt. Từ đó, hình dung được đặc điểm của từng nhân vật;

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật thường là loài vật, đồ vật,… được nhân hóa; tác giả dùng “tiếng chim lời thú” để nói chuyện con người; cốt truyện vừa gắn liền với sinh hoạt của các loài vật, vừa phản ánh cuộc sống con người; ngôn ngữ miêu tả sinh động, hấp dẫn,…

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn; rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài học đường đời đầu tiên;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài học đường đời đầu tiên;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG:

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

1. Có thể em đã từng đọc một truyện kể hay xem một bộ phim nói về niềm vui hay nỗi buồn mà nhân vật đã trải qua. Khi đọc (xem), em có suy nghĩ gì?

2. Chia sẻ với các bạn vài điều em thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng khi nghĩ về bản thân?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ và những kỉ niệm đáng nhớ nhất đã trải qua.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta phạm phải những lỗi lầm và khiến chúng ta phải ân hận. Những vấp ngã đó khiến chúng ta nhận ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống của mình. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản Bài học đường đời đầu tiên để tìm hiểu những lỗi lầm và bài học với Dế Mèn.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1
: Tìm hiểu chung:

a. Mục tiêu:
Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thứcnhững thông tin về tác giả, tác phẩmd. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tp.
- Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, đọc hợp tác...

- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài và văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
Gợi ý: ? Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nào? Cách kể đó là ngôi thứ mấy?
(Truyện được kể bằng lời của Dế Mèn -> người kể xưng tôi: kể theo ngôi thứ nhất)
? Cách kể ở ngôi này có tác dụng gì?
(Tạo sự thân mật, gần gũi giữa người kể với bạn đọc, dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của nhân vật)
? Văn bản có thể chia mấy phần? Nêu nội dung các phần?
(2 phần:
Từ đầu đến “thiên hạ rồi”: Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
Còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên.)
GV bổ sung:
-
Tô Hoài là nhà văn gần gũi với thiếu nhi Việt Nam qua những truyện viết được rất nhiều trẻ em yêu thích: Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đô ri đá, Dế Mèn phiêu lưu kí, Đảo hoang, v.v…
- Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm văn học được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới và đã được chuyển thể thành phim hoạt hình.
- Truyện đồng thoại lả truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

- Tên: Nguyễn Sen (1920 – 2014)
- Quê quán: Hà Nội;
- Ông là nhà văn có vốn sống rất phong phú, năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ chân thực, gần gũi với đời sống.
2. Tác phẩm:
- Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại, viết cho trẻ em;
- Năm sáng tác: 1941.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Bố cục: 2 phần.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Đặc điểm về hình dáng, tính cách Dế Mèn và bài học đường đời đầu tiên.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập:HS tiếp thu kiến thức đặc điểm về hình dáng, tính cách Dế Mèn và bài học đường đời đầu tiên.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1: Đọc, tóm tắt văn bản.
- Kỹ thuật đọc hợp tác, trình bày một phút...
- GVhướng dẫn cách đọc phân vai:
Đọc lời dẫn rõ ràng, lời nhân vật đúng sắc thái tình cảm, phù hợp với từng nhân vật: Dế Mèn giọng kiêu căng, hống hách; Dế Choắt giọng khiêm nhường, từ tốn; đoạn Dế Mèn ân hận vì việc làm của mình cần đọc diễn cảm
- Gv đọc mẫu một đoạn -> H/s đọc tiếp
-> cả lớp lắng nghe -> h/s và gv nhận xét
? Hãy kể tóm tắt nội dung chính của đoạn trích?
- Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình.
- Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm.
- Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu.
- Một lần, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu.
- Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương.
-Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ.
- Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Nhiệm vụ 2:
- H/s đọc đoạn: Bởi tôi ....
- Kĩ thuật: hỏi đáp
? Nêu nội dung chính của đoạn trích.
? Khi cảm nhận về một nhân vật DM, tác giả Tô Hoài đã nêu lên những đặc điểm nào của nhân vật đó? ( Hình dáng, hành động, suy nghĩ, ngôn ngữ)
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm / nhóm tổ/ 3 phút. (Phát phiếu học tập)
Nhóm 1:Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng của Dế Mèn.
Nhóm 2:Tìm những chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn.
Nhóm 3:Tìm những chi tiết nói về suy nghĩ của Dế Mèn.
Nhóm 4:Tìm những chi tiết nói về ngôn ngữ của Dế mèn.
- HS thảo luận đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
-GV chốt:
-- Kĩ thuật: hỏi đáp
?Chỉ ra biện pháp NT được sử dụng khi miêu tả Dế Mèn?
? Từ đó, emnhận xét gì về hình dáng, hành động và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn? (chỉ ra nét đẹp và nét chưa đẹp của nhân vật)
GV bổ sung: Dế Mèn thể hiện nhiều đặc điểm như tự tin, biết chăm sóc bản thân, có ý thức ăn uống điều độ cho cơ thể khoẻ mạnh,cường tráng (nét đẹp),hung hăng, hiếu thắng, kiêu ngạo, hay bắt nạt kẻ yếu( nét chưa đẹp)











Tiết 2
*Nhiệm vụ 3:

- HS đọc từ “ cái chàng Dế Choắt”… hết
Kĩ thuật: hỏi đáp.
? Nêu nội dung chính của đoạn trích.
? Trong bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đề cập đến nhân vật nào? ( Dế Choắt)
- Kĩ thuật thảo luận nhóm/ Tổ / 3 phút.
? Tìm những chi tiết thể hiện hình dáng, cách sinh hoạt và ngôn ngữ của Dế Choắt?
+ Tổ 1,2: Chi tiết về hình dáng.
+ Tổ 3,4: Chi tiết về cách sinh hoạt và ngôn ngữ.
Đại diện nhóm trình bày/ nhận xét.
GV chốt kiến thức.
?Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh Dế Choắt?
- GV giải thích thành ngữ “ ăn xổi ở thì
? Trước khi chết, Choắt đã khuyên Mèn điều gì? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật Dế Choắt?
(Cao thượng, không oán trách Mèn, đưa ra lời khuyên đúng đắn giúp Mèn sửa tính nết)





*Nhiệm vụ 4:
Kĩ thuật: Thảo luận nhóm đôi/ 2 phút ( Phiếu học tập)
Thái độ của Mèn đối với Choắt như thế nào?
- Gọi Choắt là: ………………………………………………
- Xưng hô:
- Khi nhận xét vềChoắt:…………………………………

- Khi Choắt nhờ giúp đỡ: …………………….
=> Thái độ của Dế mèn:..................
Đại diện nhóm trình bày/ nhận xét.
GV chốt kiến thức.
II. Đọc, hiểu văn bản:
















1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn:











Hình dáng
Hành động
Suy nghĩ
Ngôn ngữ
- chàng dế thanh niên cường tráng
+ càng: mẫm bóng
+ vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ cánh: dài tận chấm đuôi
một màu nâu bóng mỡ
+ đầu: to, rất bướng
+ răng: đen nhánh
+ râu: dài, cong
- đạp phanh phách
- vũ lên phành phạch
- nhai ngoàm ngoạp
- trịnh trọng vuốt râu
- cà khịa, quát nạt, đá ghẹo
- Tôi tợn lắm
- Tôi cho là tôi giỏi.
- Tôi tưởng: lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba, càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
- Gọi Dế Choắt là “chú mày”, xưng “anh”. Gọi chị Cốc là “mày” xưng “tao”.
NT: Miêu tả, nhân hoá, giọng kể kiêu ngạo
=>Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ (nét đẹp).=>Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, xốc nổi (nét chưa đẹp).
2. Bài học đường đời đầu tiên:
a) Nhân vật Dế Choắt

Hình dáng
Cách sinh hoạt
Ngôn ngữ
- Chạc tuổi: Dế Mèn
- Người: gầy gò, dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện.
- Cánh: ngắn củn … như người cởi trần mặc áo ghi nê.
- Đôi càng: bè bè, nặng nề
- Râu: cụt có một mẩu
- Mặt mũi: ngẩn ngẩn ngơ ngơ
- Ăn xổi, ở thì
- Với Dế Mèn:
+ Lúc đầu: gọi “anh” xưng “em”.
+ Trước khi mất: gọi “anh” xưng “tôi” và nói: “ở đời….thân”.
- Với chị Cốc:
+ Van lạy
+ Xưng hô: chị - em.
NT: miêu tả, sử dụng thành ngữ, so sánh
=> Gầy gò, ốm yếu nhưng rất khiêm tốn, nhã nhặn,bao dung, độ lượng trước tội lỗi của Mèn.
b) Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt
- Đặt tên cho bạn là Dế Choắt
- Xưng hô “chú mày”
- Chê Choắt xấu, sống cẩu thả, nhà cửa tuềnhtoàng.
- Chê bai nhà cửa và lối sống của Dế Choắt.
- Từ chối lời đề nghị cần giúp đỡ của Choắt
=> Khinh bỉ, coi thường Dế Choắt.
* Nhiệm vụ 5:
- Kĩ thuật: Hỏi đáp.
?
Tìm những chi tiết thể hiện hành động của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc?
? Hành động của Dế Mèn đã gây ra hậu quả gì?
? Qua hành động đó, em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc, đặc biệt là khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt?

? Theo em Dế Mèn đã rút ra được cho mình bài học gì từ những trải nghiệm trên? Câu văn nào cho em thấy điều đó?




- Giáo dục kĩ năng sống cho HS
? Từ bài học của Dế Mèn, bản thân em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?
? Nếu gặp một người bạn có đặc điểm giống Dế Choắt, em sẽ đối xử với bạn ấy như thế nào?
c) Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Dế Mèn
Trước khi
trêu chị Cốc
Sau khi
trêu chị Cốc
Hậu
quả

Hành động
-Mắng, coi thường, bắt nạt Choắt.
- Cất giọng véo von trêu chị Cốc.
- Chui tọt vào hang.
- Núp tận đáy hang, nằm in thít.
- Mon men bò lên.
- Chôn Dế Choắt.
Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến chết

Thái độ
àHung hăng, ngạo mạn, xấc xược.àSợ hãi, hèn nhátàHối hận

Bài học
- Không nên kiêu căng, coi thường người khác.
- Không nên hành động nông nổi để rồi gây họa cho người khác và chuốc tội vào thân.
d) Bài học rút ra cho bản thân:
- Tôn trọng sự khác biệt của bạn.
- Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ khi bạn cần.
* Nhiệm vụ 6: ( Em xem chỉnh sửa phần này nhé)
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nêunội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?
III. Tổng kết:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?
a. Tuyển tập Tô Hoài c. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
b. Dế Mèn phiêu lưu kí d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
-> Đáp án: b
Câu 2: Qua đoạn trích, em thấy Dế Mèn không có tính cách nào?
a. Tự tin, dũng cảm c. Khệnh khạng, xem thường người khác
b. Tự phụ, kiêu căng d. Hung hăng, xốc nổi
-> Đáp án: a
Câu 3: Nhận định nào sau đây em thấy không đúng?
“Dế Mèn phiêu lưu kí” là:
a. Truyện viết cho thiếu nhi c. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người
b. Truyện viết về loài vật d. Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của DM
-> Đáp án: c
Câu 4: Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nào?
a. Chị Cốc b. Người kể chuyện c. Dế Mèn d. Dế Choắt
-> Đáp án: c
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể lại một sự việc trong câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của nhân vật đó.

GV gợi ý có thể lựa chọn lời của nhân vật Dế Mèn hoặc Dế Choắt. Ngôi kể phải phù hợp với sự việc và nhân vật được lựa chọn, thể hiện đúng cách nhìn và giọng kể của người kể chuyện, đảm bảo tính chính xác của các sự kiện.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

E. Hướng dẫn tự học:

- Học bài, nắm nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị bài Thực hành Tiếng Việt.

* RÚT KINH NGHIỆM:

______________________________________________

______________________________________________

Ngày soạn: 25/8/2021 Ngày dạy: 10/9/2021

TIẾT 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;

- Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của GV:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt yêu cầu nhớ lại kiến thức tiếngViệt từ tiểu học và trả lời: Xét về cấu tạo , tiếng Việt được phân thành những loại nào ?

- Dự kiến sản phẩm: Theo cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy;

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng Việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng Việt.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC :

Hoạt động 1
: Tìm hiểu khái niệm từ đơn, từ phức

a. Mục tiêu:
Nắm được các khái niệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Khái niệm từ đơn, từ phức ( từ ghép từ láy), so sánh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1: Từ đơn, từ phức.
- Kỹ thuật giao nhiệm vụ (hình thức trò chơi ai nhanh hơn).
- GV trình chiếu ngữ liệu.

Chia lớp thành 2 đội hãy ghép các từ ở cột A với các từ ở cột B để miêu tả Dế Mèn cho phù hợp:
A B
VuốtNhọn hoắt
CánhRung rinh
NgườiHủn hoẳn
răngĐen nhánh
Bóng mỡ
Ngoàm ngoạp
-Kỹ thuật hỏi phát vấn:
? Em có nhận xét gì về các từ ở cột A và các từ ở cột B?
? Trong các từ ở cột B từ nào là từ ghép và từ nào là từ láy?
? Em nhận thấy từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
GV chốt :
+Vuốt – nhọn hoắt
Cánh – hủn hoẳn
Người – rung rinh, bóng mỡ
Răng – đen nhánh, ngoằm ngoạp
+Các từ ở cột A có 1 tiếng, đó là từ đơn. Các từ ở cột B có 2 tiếng, đó là từ phức.
+ Các từ: nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh là từ ghép vì giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
+ Các từ : rung rinh, hủn hoẳn, ngoằm ngoạp, là từ láy vì chúng không có quan hệ với nhau về nghĩa mà lặp lại từ âm đầu.
? Từ ví dụ trên em hiểu thế nào là từ đơn và từ phức?
? Từ phức được chia thành mấy loại đó là loại nào?
? Từ láy và từ ghép khác nhau ra sao?
à GV chốt khái niệm
I. Lý thuyết:
1/ Từ đơn:
2/ Từ phức
:
Từ ghép
Từ láy:
* Nhiệm vụ 2: Biện pháp tu từ: So sánh
- Kỹ thuật phát vấn:
- GV yêu cầu HS quan sát vi dụ:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan​
? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy? So sánh như thế nhằm mục đích gì?
( GV chốt : Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nổi bật sự cảm nhận của người nói người viết.)
GV đưa ra mô hình so sánh:
Vế APhương diện ssTừ ssVế B
Trẻ emnhưBúp trên cành
II. Biện pháp tu từ: So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác mà giữa chúng có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: khắc sâu kiến thức qua việc hoàn thành các bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bài tập 1:
- Kỹ thuật hỏi phát vấn:

? Điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô thích hợp?
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức


*Bài tập 2:
- Kỹ thuật hỏi phát vấn:
? T
rong VB Bài học đường đời đầu tiên, có những từ láy mô phỏng âm thanh như: véo von, hừ hừ. Hãy tìm thêm những từ láy khác thuộc loại này trong văn bản.
- GV chốt : phanh phách, phành phạch…
*Bài tập 3:
- Kỹ thuật nhóm/ bàn/ 2 phút:

? Tìm và nêu tác dụng của các từ láy trong các câu văn.
->Đại diện nhóm trình bày/ nhận xét
à GV chốt kiến thức

-Phành phách: âm thanh phát ra do một vật sắc tác động liên tiếp vào một vật khác.
-Ngoàm ngoạp: nhiều, liên tục, nhanh
-Dún dẩy: điệu đi nhịp nhàng, ra vẻ kiểu cách.
*Bài tập 4:
- Kỹ thuật nhóm/tổ/3 phút:

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4;
- GV hướng dẫn: để giải thích nghĩa của từ ta phải dựa vào nội dung mà từ biểu thị. Thông thường từ có 2 lớp nghĩa là nghĩa thông thường và nghĩa khác.
+ Nhóm 1, 2 : giải thích nghĩa thông thường của từ nghèo và nghĩa khác của từ nghèo trong nghèo sức .
+Nhóm 3, 4 : giải thích nghĩa thông thường của cụm từ mưa dầm sùi sụt và nghĩa khác của cụm từ điệu hát mưa dầm sùi sụt.
-Đại diện nhóm trình bày/ nhóm khác nhận xét.
àGV chốt kiến thức.
Bài tập 5,6 : giao BTVN
Bài tập 1 SGK trang 20
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Tôi, nghe, ngườiBóng mỡ, ưa nhìn,Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh

Bài tập 2 SGK trang 20

Một số từ láy mô phỏng âm thanh: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng...



Bài 3 SGK trang 20
-Phanh phách, ngoàm ngoạp, dún dẩy
: miêu tả hành động thể hiện sức mạnh cường tráng và thái độ tự mãn của Dế Mèn.








Bài 4 SGK trang 20

- Nghèo: ở vào tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc về yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất (như: Nhà nó rất nghèo, Đất nước còn nghèo).
- Nghèo sức:
khả năng hoạt động, làm việc hạn chế, sức khoẻ kém hơn những người bình thường.
- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.
- Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong VB Bài học đường đời đầu tiên. Chỉ ra từ đơn, từ ghép, từ láy có sử dụng trong đoạn văn.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

- Học bài, hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.

- Chuẩn bị bài Nếu cậu muốn có một người bạn

+Đọc tóm tắt văn bản

+Xem lại khái niệm truyện đồng thoại, giải thích vì sao văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn được gọi là truyện đồng thoại.

+ Trả lời câu hỏi theo yêu cầu sách giáo khoa.

RÚT KINH NGHIỆM:

______________________________________________

______________________________________________

______________________________________________

.................................................​

Ngày soạn: 28/8/2021 Ngày dạy: 12/9/2021

TIẾT 5 – 6: VĂN BẢN 2: NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN


(Trích Hoàng tử bé, Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri)

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đầu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật;

- HS nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật con vật (con cáo) được nhân cách hoá - vừa mang đặc tính của loài vật, vừa gợi tính cách con người; ngôn ngữ đối thoại sinh động; giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện, kết bạn với con người), v.v…

- HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1
. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

1. Hãy ghi lại một số từ miêu tả cảm xúc của em khi nghĩ về một người bạn thân. Điều gì khiến các em trở thành đôi bạn thân?

2. Em và người bạn thân ấy đã làm quen với nhau như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cảm xúc về người bạn thân: vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc…. HS kể lại ngắn gọn hoàn cảnh làm quen với bạn thân của mình.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Bạn thân là những người bạn đã gắn bó thân thiết với chúng ta, cùng nhau chia sẻ được mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Bài học hôm nay của chúng ta sẽ hiểu hơn về giá trị của tình bạn với mỗi người.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Mục tiêu:
Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm, cách đọc và hiểu nghĩa những từ khó.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Học sinh nắm những thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1:
-Kỹ thuật trình bày một phút.

- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm. ( xuất xứ, phương thức biểu đạt)
à GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
GV bổ sung: Tác giả là một phi công và từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông có những tác phẩm xuất sắc như Hoàng tử bé, Bay đêm, Cõi người ta, Phi công thời chiến…
Hoàng tử bé đã được dùng để đặt cho một thiên thể: hành tinh 2578 Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri. Hoàng tử bé từng được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất thế kỉ XX của Pháp, được dịch ra hơn 250 thứ tiếng, đã phát hành hơn 200 triệu bản trên toàn thế giới và vẫn tiếp tục được in khoảng 2 triệu bản mỗi năm, được chuyển thể thành truyện tranh, phim… Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 8 bản dịch tác phẩm Hoàng tử bé.
Nhiệm vụ 2: Đọc, tóm tắt văn bản.
- GV hướng dẫn cách đọc. GV yêu cầu hai HS đọc theo vai của con cáo và hoàng tử bé.
- GV lưu ý HS trong khi đọc:
1.Chú ý những lời đối thoại giữa hoàng tử bé và cáo;
2.Chú ý từ “cảm hoá” mỗi khi nó xuất hiện;
3.Cảm nhận khác nhau của cáo về tiếng bước chân và về cánh đồng lúa mí;
4.Cáo đã chỉ cho hoàng tử bé cách cảm hoá mình.
? Nhắc lại các yếu tố của truyện?
( +Xác định thể loại của truyện?
+ Truyện có những nhân vật chính nào? + Kể theo ngôi thứ mấy?
+ Tóm tắt văn bản)
? Xác định bố cục văn bản? ( 3 phần
+
Từ đầu đến thốt lên : Hoàn cảnh gặp gỡ
+
Tiếp theo đến xích lại gần hơn: Cảm hóa( kết bạn)
+
Còn lại : Chia tay
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

- Tên: Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri;
- Năm sinh – năm mất: 1900 – 1944;
- Nhà văn lớn của Pháp;
- Các sáng tác lấy đề tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công;
- Đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn.
2. Tác phẩm:
- Đoạn trích từ tác phẩm Hoàng tử bé;
- Năm sáng tác: 1941.
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Thể loại: truyện đồng thoại;
-Nhân vật chính: hoàng tử bé và con cáo;
-Ngôi kể: ngôi thứ ba.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nội dung, nghệ thuật của văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức nội dung, nghệ thuật của văn bản.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
-
Học sinh quan sát đoạn 1 , nhắc lại nội dung :
-Kỹ thuật phát vấn:
?
Hoàng tử bé gặp gỡ con Cáo trong hoàn cảnh nào?
( +Hoàng tử bé đến từ đâu?
+ Tâm trạng cậu bé ra sao khi đặt chân đến Trái Đất?)

GV bổ sung : Trên đó có 3 ngọn núi lửa, hai cái đã tắt 1 cái vẫn còn đang hoạt đông. Ở đó có một bông hồng kiêu hãnh và yểu điệu được Hoàng tử bé quan tâm chăm sóc. Nhưng khi đến trái đất cậu gặp cả một vườn hồng khiến cậu buồn bã và thất vọng.
? Cáo gặp gỡ Hoàng tử bé trong hoàn cảnh ra sao?
? Giới thiệu cuộc gặp giữa Hoàng tử bé và Cáo qua hình thức nghệ thuật nào? ( qua cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại)
?Em nhận thấy giữa Hoàng tử bé và Cáo có hoàn cảnh chung gì?
-Kỹ thuật: thảo luận nhóm/bàn/3 phút.
? Điều gì ở Hoàng tử bé khiến Cáo muốn kết bạn?
àĐại diện nhóm trình bày/ nhận xét.
àGiáo viên chốt

( Chú ý vào những lời nói, hành động , cử chỉ của Cáo với Hoàng tử bé:
+Ngôn ngữ: Hoàng tử bé chào hỏi lịch sự, không nghĩ Cáo là kẻ xấu như những người khác.
+ Cử chỉ, hành động: khen Cáo, thân thiện trong sáng, hướng đến phần tốt đẹp của Cáo
Vì hoàng tử bé cư xử với cáo rất lịch sự, thân thiện, khác với nhiều người trên Trái Đất vẫn coi cáo là tinh ranh, xảo quyệt, xấu tính nên cáo thiết tha mong được kết bạn với hoàng tử bé
.)
*Giáo dục kỹ năng sống :
? Từ cuộc gặp gỡ của Hoàng tử bé và Cáo em rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân khi gặp gỡ và làm quen với những người bạn mới? ( thân thiện, cởi mở, lịch sự, nhã nhặn. Nên nhớ cử chỉ, ánh mắt con nhìn, lời nói con nói với họ, thái độ của mình có sức mạnhtạo sự thiện cảm rất lớn đối với người bạn mới )
Tiết 2
*Nhiệm vụ 2
Chuyển ý: Trong phần 2 của câu chuyện khi để Hoàng tử bé và Cáo kết bạn với nhau tác giả còn xây dựng 2 nhân vật tốt đẹp hơn nữa, chúng ta cùng tìm hiểu.

-Học sinh quan sát đoạn 2, nhắc lại nội dung :
- Kỹ thuật phát vấn.
?
Cho biết trong văn bản, bao nhiêu lần tác giả sử dụng từ “cảm hóa” ? Theo em hiểu “cảm hóa” nghĩa là gì?
(+ Từ “cảm hoá” đã xuất hiện 15 lần gắn với nhiều chi tiết, sự kiện, ý nghĩa quan trọng. Có nhiều bản dịch với các từ khác nhau: thuần dưỡng, thuần hoá, thuần phục…. nhưng ở đây có thể hiểu đó là niềm khao khát được đón nhận, thấu hiểu, được sống với phần tốt lành, đẹp đẽ, được thay đổi và hoàn thiện bản thân.
+ dành thời gian tìm hiểu về nhau, kiên nhẫn làm thân với nhau)

- Kĩ thuật thảo luận nhóm/ bàn/ 3 phút.
? Cuộc sống của Cáo thay đổi như thế nào sau khi được “cảm hóa” ?
+Nhóm 1, 2 : Cuộc sống của Cáo trước khi được cảm hóa.
+ Nhóm 3, 4 : Cuộc sống của Cáo sau khi được cảm hóa.
àĐại diện nhóm trình bày/ nhận xét.
àGV chốt kiến thức.
Trước khi được cảm hóa Sau khi được cảm hóa
-Cuộc sống của mình đơn điệu, nên hơi chán
- Bước chân khác khiến mình trốn vào lòng đất
- Đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả
- Đời mình được chiếu sáng.

-Bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như tiếng nhạc.
- Lúa mì vàng óng sẽ làm mình nhớ đến bạn, và thấy thích tiếng gió trên đồng lúa mì...
( GV diễn giải: Khi chưa cảm hoá được nhau, hoàng tử bé và cáo chỉ là những kẻ xa lạ, chẳng cần gì đến nhau nhưng khi hoàng tử bé cảm hoá cáo thì “tụi mình sẽ cần đến nhau” và mỗi người sẽ trở thành “duy nhất trên đời”)
? Từ đó hãy cho biết ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ?
(GV mở rộng : Tình bạn sẽ khiến cho cuộc đời của cáo thay đổi, trở nên tươi sáng, đẹp đẽ, tràn đầy hạnh phúc như thể được chiếu sáng. Không có sự gắn bó, niềm yêu thương thì mọi người, mọi vật trong thế giới này sẽ hoá thành nhạt nhẽo, vô nghĩa, ai cũng giống ai.
*Nhiệm vụ 3:
GV yêu cầu học sinh theo dõi đoạn cuối và nhắc lại nội dung của đoạn văn.
- Kỹ thuật hỏi phát vấn:

?Khi chia tay với Hoàng tử bé, Cáo có những cảm xúc gì?
( GV đặt câu hỏi mở rộng: Em đã từng chia tay một người bạn của mình đi xa chưa? Tâm trạng của em khi chia tay như thế nào?)
? Buồn vì phải chia tay, nhưng Cáo có hối tiếc khi kết bạn với Hoàng tử bé hay không? Chi tiết nào cho em thấy điều đó?
? Em hiểu gì về câu nói của Cáo: “Mình được chứ - bởi vì còn có màu lúa mì”?
( Tình bạn của nó và Hoàng tử bé đã mang lại cho nó nhiều thứ. Tình bạn của nó và hoàng tử bé là còn mãi không hề bị phai mờ, chỉ cần mỗi lần nhìn thấy màu lúa mì là cáo sẽ nhớ đến tình bạn với hoàng tử béà màu lúa mì chính là màu của sự sống , màu của sự gắn kết và yêu thương)
? Khi chia tay, Hoàng tử bé đã nhắc lại những lời nói nào của Cáo“để cho nhớ” ?
-Kỹ thuật thảo luận nhóm/bàn/3 phút:
? Nêu cảm nhận của em về nghĩa của một trong những câu nói sau :
+ Nhóm 1: Câu nói thứ nhất ( Điều cốt lõi trong mắt trần ...)
+ Nhóm 2: Câu nói thứ 2 ( Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến cho bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế.)
+ Nhóm 3: Câu nói thứ 3: ( Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đã cảm hóa. Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn. )
-> Đại diện nhóm trình bày/ nhận xét.
-> GV chốt : Con người cần biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng tình yêu và sự tin tưởng, thấu hiểu, cần dành thời gian và trách nhiệm, chăm chút cho những người mình yêu quý. Chỉ khi nhìn bằng trái tim, con người mới nhận ra và biết trân trọng, gìn giữ những điều đẹp đẽ, quý giá.
? Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn. Đó là những bài học gì?
? Em thấy bài học nào gần gũi và có ý nghĩa nhât đối với chính mình?




*Nhiêm vụ 4: Hướng dẫn tổng kết
? Hãy khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?
Gợi ý:
+ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
+ Ai là nhân vật chính?
+ Tại sao truyện được gọi là truyện đồng thoại?
? Nêu nội dung ý nghĩa của truyện?
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Hoàng tử bé gặp gỡ Cáo :

Hoàng tử bé
Cáo
-Hoàng tử bé từ một hành tinh nhỏ bé, kỳ lạ.
-Hoàng tử đang buồn bã và thất vọng vô cùng.
-Bị coi là tinh ranh, gian xảo, xấu tính.

- Cô đơn, sợ hãi.
à Giới thiệu nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại.
àHai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã.



























2/ Cảm hóa ( kết bạn):

-“Cảm hoá” chính là kết bạn, gắn kết tình cảm .
- Trước khi được cảm hóa: ...
- Sau khi được cảm hóa:...
àLời đối thoại, cảm nhận của Cáo
à Cuộc sống vui thích ấm áp và rực rỡ thay thế cho cuộc sống buồn tẻ trước đây.
=> Tình bạn giúp cho cuộc sống chúng ta trở nên đẹp đẽ, hạnh phúc, tự tin hơn.










































3. Chia tay
:

Cáo
Hoàng tử bé
+ Buồn: mình sẽ khóc...
+ Mình được chứ - bởi vì còn có màu lúa mì
-Hoàng tử bé đã lặp lại lời của cáo 3 lần “để cho nhớ”





























- Bài học rút ra
:
+ Bài học về cách kết bạn: cần thân thiện, kiên nhẫn, dành thời gian để cảm hoá nhau; về ý nghĩa của tình bạn: mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, khiến cho cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn.
+ Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm đối với bạn bè: biết lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ, bảo vệ...
III. Tổng kết:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Nhập vai nhân vật hoàng tử bé để ghi lại “nhật kí” về cuộc gặp gỡ với người bạn mới – cáo theo phiếu học tập sau:

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG :

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Học
bài, nắm nội dung bài học

- Hoàn thành bài tập vào vở bài tập

-Chuẩn bị bài : Thực hành Tiếng Việt:

Đọc, trả lời các câu hỏi sgk/26: Nghĩa của từ; Biện pháp tu từ; Từ ghép và từ láy

RÚT KINH NGHIỆM:

______________________________________________

______________________________________________

______________________________________________




Ngày soạn : 29/8/2021 Ngày dạy: 12/9/2021

TIẾT 7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó, tích cực hoá vốn từ (đặt câu với các từ cho trước);

- HS nhận biết và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ đặc sắc trong VB Nếu cậu muốn có một người bạn.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện từ Hán Việt, các phép tu từ và tác dụng của chúng.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG:

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:Khi gặp một từ khó, không hiểu nghĩa, em sẽ có cách nào để hiểu được nghĩa của từ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Dự kiến sản phẩm: Tra từ điển, đoán nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong vốn tiếng việt phong phú và đa dạng, có nhiều từ ngữ đa nghĩa. Vậy để hiểu được nghĩa của từ có những cách nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

a. Mục tiêu:
Nắm được các khái niệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1:
- Kĩ thuật hỏi phát vấn:

? Để giải thích nghĩa của từ dựa vào những cách nào và phương tiện ra sao?
-Kỹ thuật thảo luận nhóm/ 3 phút/ Nhóm tổ.
? Hãy giải thích nghĩa của các từ trên? Dựa vào cơ sở nào để giải nghĩa của chúng?
+ Tổ 1,2: Từ : cảm hoá, cốt lõi.
+
Tổ 3,4: Từ : mắt trần, hoàng tử.
Đại diện nhóm trình bày/ Nhận xét.
GV chốt:
(+Cảm hoá: dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà nghe theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực;
+Cốt lõi: cái chính và quan trọng nhất;
+Mắt trần: con mắt thường, ở đây chỉ cái nhìn chưa có sự gắn kết, thấu hiểu;
+Hoàng tử: con của vua.)
- GV chốt lại kiến thức :
I. Lý thuyết:
Cách giải thích nghĩa của từ:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để giải thích.

Phương tiện:
- Từ điển
- Ngữ cảnh
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:Luyện tập về nghĩa của từ
- Kỹ thuật phát vấn:

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1sgk
? Tìm một số từ có yếu tố “ hóa” trong từ “ cảm hóa” và giải thích nghĩa của chúng ?
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu hs đọc bài tập 2 sgk
? Đặt câu với các từ : Đơn điệu, cốt lõi, kiên nhẫn.
- GV lưu ý học sinh khi đặt câu phải hiểu được nghĩa của từ...



*Nhiệm vụ 2: Luyện tập về biện pháp tu từ
-
GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập 3,4 /sgk
- Kỹ thuật thảo luận nhóm/ Bàn/ 3 phút:
+ Tổ 1,2
: Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn?
+ Tổ 3,4: ? Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn..., nhiều lời thoại của nhân vật được lặp lại, chẳng hạn: “cảm hóa” nghĩa là gì?, cảm hóa mình đi,... Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này và cho biết tác dụng của chúng.
-> Nhóm trình bày/nhận xét
-> GV chốt kiến thức:

II. Luyện tập:
1/ Bài tập 1/ trang 26

Một số từ có mô hình cấu tạo như từ cảm hoá: tha hoá, nhân cách hoá, đồng hoá, trẻ hoá, công nghiệp hoá....
- Tha hoá: biến thành cái khác, mang đặc điểm trái ngược với bản chất vốn có.
- Nhân cách hoá: gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người.
- Công nghiệp hoá là quá trình phát triển, nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp ở một vùng hay một quốc gia.
Bài 2/ trang 26
Đặt câu với từ đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi
Bài 3/ trang 20
- Câu văn sử dụng BPTT so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.
à Tác dụng: so sánh tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc, một thứ âm thanh du dương, mang cảm xúc, gợi ra sự gần gũi, quen thuộc, ấm áp với cáo.
Bài 4/ trang 20
- Những lời thoại được lặp lại: vĩnh biệt, điều cốt lõi trong mắt trần, chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn, bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn... à tác dụng: nhấn mạnh nội dung câu nói, vừa
- tạo nhạc tính và chất thơ cho VB.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) rình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Hoàn thành bài tập vào vở bài tập

- Chuẩn bị bài : Bắt nạt

+ Đọc thuộc văn bản

+ Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm

+ Trả lời câu hỏi sgk/28

RÚT KINH NGHIỆM:

______________________________________________

______________________________________________

______________________________________________




Ngày soạn: 1/9/2021 Ngày dạy: 13/9/2021

TIẾT 8 – 9: VĂN BẢN 3. BẮT NẠT

(Nguyễn Thế Hoàng Linh)

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nhận biết được sự khác nhau về thể loại của văn bản truyện và văn bản thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bắt nạt;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bắt nạt;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà thơ, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân.

c. Sản phẩm:Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận bài học

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:Em đã từng chứng kiến hoặc đọc thông tin về hiện tượng bắt nạt trong trường học chưa? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt trong môi trường học.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của mình.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong trường học, có những bạn thường bị bắt nạt như phải chia sẻ đồ ăn, đồ dùng học tập… khi bạn khác yêu cầu. Hiện tượng bắt nạt đó là tốt hay xấu? Chúng ta nên cư xử như thế nào cho phù hợp? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung


a. Mục tiêu:
Các thông tin về tác giả, tác phẩm, cách đọc và hiểu nghĩa những từ khó.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập:Thông tin về tác giả, tác phẩm

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tp.
Kỹ thuật trình bày một phút:

- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm. (xuất xứ, thể thơ, nhịp thơ, bố cục)
à GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
- Hướng dẫn cách đọc.
( Bố cục 4 phần :
+ Nêu vấn đề : Khổ 1
+ Những việc nên làm thay vì bắt nạt : khổ 2,3,4.
+ Phủ định mạnh mẽ việc bắt nạt : Khổ 5,6.
+Lời nhắn nhủ của tác giả: khổ 7,8.

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

- Tên: Nguyễn Hoàng Thế Linh;
- Năm sinh: 1982;
- Quê quán: Hà Nội;
- Viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.
2. Tác phẩm:
- Trích từ tập thơ “Ra vườn nhặt nắng”, sáng tác: 2017.
- Thể loại: thơ 5 chữ.
- Bố cục 4 phần
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Nội dung, nghệ thuật văn bản.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1
-Hs đọc lại khổ 1
- Kỹ thuật phát vấn:

? Mở đầu bài thơ tác giả đã nêu vấn đề về bất nạt. Vậy em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả ?
( Đi thẳng vào vấn đề : Bắt nạt là xấu lắm
Phủ đinh hành động bắt nạt bằng những cụm từ như : là xấu lắm; đừng bắt nạt; không cần bắt nạt.
Qua những cụm từ này ta có thể thấy được rằng tác giả khẳng định bắt nạt là một hành động xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của con người)

*Nhiệm vụ 2:
- HS đọc khổ thơ 2,3,4
-Kỹthuật thảo luận nhóm/bàn/2 phút :
?
Theo tác giả thay vì bắt nạt chúng ta cần phải làm gì ? ( Dựa vào các khổ thơ sau để tìm hiểu)
+ Nhóm 1: Khổ thơ 2
+ Nhóm 2: Khổ thơ 3
+ Nhóm 3: Khổ thơ 4
àĐại diện nhóm trình bày/ nhận xét.
àGiáo viên chốt:
(Giải thích cụm từ : Hip- hóp, mù tạt
Trong quan điểm của mình tác giả khuyên chúng ta học tập, trau dồi qua những câu thơ như Tại sao không học hát, Nhảy hip-hop.... Không những vậy tác giả còn khuyên nên trải ngiệm, tôi luyện: Sao không ăn mù tạt, Đối diện thử thách đi, để chúng ta ngày càng trưởng thành và vững vàng hơn. Mặt khác nhắc nhở cần phải yêu thương mọi người đặc biệt là những người có tình nhút nhát... )

-Kỹ thuật phát vấn:
? Ở phần 2 này tác giả đã sử dụng một số cách nói hài hước và hình ảnh nghộ nghĩnh em hãy chỉ ra những hình ảnh đó?
? Cách nói hài hước, ngộ nghĩnh đó có tác dụng gì?
(Cách nói hài hước khiến cho câu chuyện về vấn đề bắt nạt trở nên nhẹ nhàng hơn. Bởi bắt nạt vốn là vấn đề nhạy cảm, nghiêm trọng có thể gây ra những sợ hãi, tổn thương, ám ảnh thậm chí là cả những hậu quả nặng nề. Nhưng bài thơ lại nói bằng giọng điệu dí dỏm, hồn nhiên, ngộ nghĩnh khiến cho người đọc dễ dàng tiếp nhận và mang đến cái nhìn thân thiện bao dung)
Tiết 2 :
*Nhiệm vụ 3:

-Hs đọc khổ thơ 5,6, nêu nội dung chính
-Kỹ thuật phát vấn :
? Hai khổ thơ trên tác giả đã liệt kê những đối tượng không nên bắt nạt hãy chỉ ra những đối tương ấy?
? Trong hai khổ thơ trên cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần? (điệp ngữ)
? Việc sử dụng phép điệp ngữ có tác dụng gì?
(Việc sử dụng điệp ngữ, khẳng định thái độ kiên quyết phủ định thói bắt nạt, muốn gạt bỏ thói xấu ấy ra khỏi cuộc sông của chúng ta. Tác giả chỉ ra những đối tượng không nên bắt nạt. bao gồm người lớn, trẻ con, nước khác, mèo, chó, cái cây. Ta tưởng rằng bắt bạt chỉ đơn giản diễn ra giữa người với người nhưng ở đây tác giả còn mở rộng đối tượng không được bắt nạt đó là nước khác thể hiện tư tưởng phản đối chiến tranh, yêu chuộng hòa bình. Không những vậy ta còn không được bắt nạt mèo chó nghĩa là không được ngược đãi các loại động vật, thậm chí là cái cây tượng trung cho thiên nhiên, môi trường cũng không được bắt nạt không được tàn phá phải trân trọng và bảo vệ. Vậy theo tác giả chúng ta không được bắt nạt tất cả những sự vật xung quanh mình mà sống sao cho chàn hòa, nhân ái yêu thương có vậy cuộc sống của chúng ta mới vui vẻ, hạnh phúc không bị khổ đau do bạo hành, chiến tranh hay thiên tai gây ra)
*Nhiệm vụ 4:
-HS đọc 2 khổ cuối bài thơ và nêu nội dung chính.
- Kỹ thuật phát vấn:
? Hai khổ thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?
( Muốn bảo vệ bênh vực các bạn bị bắt nạt)
? Em hiểu gì về câu thơ cuối “ Vì bắt nạt rất hôi”.
(Khuyên nhủ, nhắn gởi tới mọi người bắt nạt là một hành động xấu xa cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống)
-Kỹ thuật thảo luận nhóm/tổ/3 phút.
? Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?
+ Nhóm 1,2,3: Thái độ của nhân vật “tớ” đối với người bắt nạt (chú ý khổ 1,2,3,5,6 và khổ 8)
+ Nhóm 4,5,6 : Thái độ của nhân vật “ tớ” với người bị bắt nạt (chú ý khổ thơ 4,7,8)
->Đại diện nhóm trình bày/nhận xét, bổ sung
-> Giáo viên chốt:
(- Thái độ đối với các bạn bắt nạt: thể hiện qua thái độ phê bình rất thẳng thắn, phủ định dứt khoát chuyện bắt nạt…đồng thời thể hiện thái độ cởi mở thân thiện tâm tình qua câu thơ : Đừng bắt nạt bạn ơi, kèm theo những câu thơ dí dỏm, vui đùa …
-Đối với bạn bị bắt nạt: thể hiện sự gần gũi, tôn trong, yêu mến đồng thời sẵn sàng bênh vực.
Tóm lại dù là các bạn bắt nạt hay các bạn bị bắt nạt tác giả đều thể hiện thái độ bao dung khuyên nhủ các bạn bắt nạt một cách nhẹ nhàng, không miệt thị và cần được giúp đỡ)
-Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
? Em đồng tình hay không đồng tình với thái độ của nhân vật “tớ” trong bài thơ?
(Đồng tình vì bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi tổn thương cho những bạn bị bắt nạt)
? Trong môi trường học tập của chúng ta trước những bạn bắt nạt và những bạn bị bắt nạt em sẽ làm gì?
* Nhiệm vụ 5:
- Kỹ thuật phát vấn:
?
Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ? ( gợi ý : thể thơ, giọng điệu, hình ảnh thơ...)
? Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ?
- GV chốt lại kiến thức:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nêu vấn đề:

- Thẳng thắn phê bình bắt nạt là một hành động xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của con người.







2/ Những việc nên làm thay vì bắt nạt:
- Học tập, trau dồi: học hát, nhảy Hip-hop
-Trải ngiệm, tôi luyện: ăn mù tạt, đối diện thử thách ...
-Yêu thương : bạn nhút nhát, sao không yêu ...
->Cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, giọng điệu dí dỏm hồn nhiên
=>Câu chuyện về vấn đề bắt nạt trở nên nhẹ nhàng, người đọc dễ dàng tiếp nhận và được cảm hóa





















3/ Phủ định hành động bắt nạt:

- Đừng bắt nạt : người lớn, trẻ con, nước khác, mèo, chó, cái cây
-> Điệp ngữ, liệt kê
=> Mọi người phải sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết.






















4/ Lời nhắn nhủ của tác giả:





- Bài học: cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình.





























III. Tổng kết:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt trong học đường.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và nêu ý kiến của mình trong các tình huống:

Tình huống 1: Nếu em bị bắt nạt, em im lặng chịu đựng, chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ, tìm sự trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình?

Tình huống 2: Nếu chứng kiến chuyện bắt nạt: em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt?

Tình huống 3: Nếu mình là kẻ bắt nạt, em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Học thuộc lòng bài thơ, rút ra bài học cho bản thân.

- Chuẩn bị bài viết : Viết bài văn kể lại một lại một trải nghiệm của em

+ Đọc và trả lời câu hỏi văn bản : Người bạn nhỏ

+ Thực hiện các yêu cầu sgk/30,31.




TIẾT 10 – 11-12: VIẾT

VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;

- HS viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:Trong VB Bài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã kể lại trải nghiệm đáng nhớ nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ:DM đã chia sẻ lại kỉ niệm vì trò trêu chọc dại dột của mình đã gây nên cái chết của Dế Choắt.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ai trong chúng ta cũng đều trải qua những kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, đó có thể là kỉ niệm vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ… Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về kiểu bài kể lại một trải nghiệm, giúp các em biết cách trình bày một bài văn kể.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu của bài văn kể lại trải nghiệm.

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1: H/d tìm hiểu yêu cầu viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
- Kỹ thuật phát vấn:

? Đối với bài văn kể lại một trải nghiệm cần đảm bảo những yêu cầu gì?
*Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài viết tham khảosgk.
-Hs đọc bài viết tham khảo Người bạn nhỏ sgk.
- 1 hs đọc, bạn khác nhận xét.
- GV phát phiếu học tập học sinh làm việc cá nhân (5 phút).
- Kỹ thuật nhóm cặp/2 phút :
- Phiếu học tập

Câu hỏi Ý kiến cá nhân Kết quả trao đổi theo nhóm cặp
Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 2: Phần nào của bài viết đã giới thiệu câu chuyện?
Câu 3: Bài viết đã tập trung vào những sự việc nào?
Câu 4: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết ?
->Học sinh trình bày/ nhận xét/ bổ sung
-> Giáo viên chốt:
(Câu 1: Văn bản kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi, người kể chuyện là nhân vật chính
Câu 2: Phần mở bài cũng là phần giới thiệu câu chuyện
Câu 3: - Sự việc 1: Nhân vật tôi chuyển nhà, nhà có nhiều chuột
-Sự việc 2: Bà ngoại tặng con mèo mun để làm vệ sỹ
-Sự việc 3: Từ khi có Mun nhà không còn chuột và cả nhà rất yêu Mun
-Sự việc 4: Mun mất tích vào một buổi chiều

Câu 4: buồn, khóc, không ai quên được Mun…)
GV: Đây là một bài văn kể lại một trải nghiệm, chúng ta còn học lại bài văn kể lại một trải nghiệm ở bài 3 “Yêu thương và chia sẻ”. Các em cần nắm được các kiến thưc của bài học hôm nay để tiếp tục vận dụng vào viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
I. Tìm hiểu yêu cầu viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em:
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.
- Tập trung vào sự việc đã xảy ra.
- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.
II.Phân tích bài viết tham khảo: Người bạn nhỏ












































Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước ( Tiết 2)

a. Mục tiêu:
Nắm được các viết bài văn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1: Trước khi viết
- Kỹ thuật phát vấn:

? Với bài viết kể lại một trải nghiệm thì mục đích viết của em là gì ? Và người đọc của em sẽ là ai?
? Các em sẽ lựa chọn đề tài gì để viết bài văn kể lại một trải nghiệm trong tiết thực hành này?
(GV gợi ý để học sinh lựa chọn đề tài Trong rất nhiều những trải nghiệm của em đã có trong cuộc sống thì em sẽ lựa chọn đề tài nào để kể ví dụ: một chuyến đi, một lần gặp gỡ, một buổi tiệc, một chuyện vui, chuyện buồn…)
-GV gọi một số hs nêu lên đề tài mà mình lựa chọn để viết.
-GV chốt: Trải nghiệm của mỗi người rất phong phú và đa dạng tuy nhiên các em cần lựa chọn được trải nghiệm đáng nhớ, từ trải nghiệm đó tạo ra cảm xúc và ý nghĩa nào đó khi mình kể lại câu chuyện đó.
- Kỹ thuật thảo luận nhóm/bàn/ 5 phút
- Tìm ý cho bài viết theo Phiếu học tập sau:
Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn Kể lại một trải nghiệm của bản thân
Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em
Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu?
............
Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?
............
Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự thế nào?
............
Vì sao câu chuyện lạ xảy ra như vậy?
............
Cảm xúc của em ntn khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại?
............
- Đại diện nhóm trình bày/ nhận xét

- HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý.
+ hs đọc dàn ý sgk
+ Nhìn vào phiếu học tậpphần tìm ý, sắp xếp lại các ý đó theo dàn ý hoàn chỉnh.
- Hs làm việc cá nhân 5 phút.
-> Hs trình bày/nhận xét
Nhiệm vụ 2: Viết bài ( Tiết 3)
-Kỹ thuật viết tích cực :

? Khi viết bài ta cần lưu ý điều gì? (sgk/31)
* Nhiệm vụ 3 : Chỉnh sửa bài viết
- 1 Hs trình bày kết quả
- Dựa vào tiêu chí sgk/31/ nhận xét bài làm
-> GV nhận xét, bổ sung
- Hs tự sửa bài viết ( sửa chéo theo cặp)
III. Thực hành viết theo các bước:
1.Trước khi viết

a, Lựa chọn đề tài




















b, Tìm ý













c, Lập dàn ý





2/Viết bài

3/Chỉnh sửa bài viết



C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, dám sát dàn ý đã lập.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

-
Học bài, nắm vững nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài Nói và Nghe

+ Hoàn thiện bài viết Kể về một trải nghiệm của em

+ Đọc lại nhiều lần bài viết của mình

+ Rèn kỹ năng nói







TIẾT : NÓI VÀ NGHE

KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nói được về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS xem lại bài viết.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành nói về một trải nghiệm của em trước lớp.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị bài nói
- Kỹ thuật phát vấn:

? Hãy xác định mục đích nói của bài nói về một trải nghiệm của em?
( Nói về một trải nghiệm của bản thân mình)
? Đối tượng nghe của em ở đây là ai? đích nói và đối tượng nghe.
( Thầy cô, bạn bè, những người quan tâm đến trải nghiệm của em)
- Kỹ thuật giao nhiệm vụ/học sinh làm việc cá nhân/ 6 phút
- Các em lấy bài viết của mình đọc lại bài viết của mình ra gạch chân các từ ngữ, câu văn quan trọng của bài viết
( + Những câu văn giới thiệu về trải nghiệm.
+Từ ngữ để giới thiệu không gian, thời gian, nhân vật của câu chuyện.
+ Những câu văn trình bày diễn biến câu chuyện.
+ Những từ ngữ câu văn thể hiện cảm xúc)

->Hs trình bày/nhận xét
-> Giáo viên chốt
*Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs luyện nói
- Kỹ thuật nhóm cặp/10 phút:

- Hs luyện nói theo cặp, góp ý cho nhau về nội dung, ngôn ngữ sử dụng phù hợp chưa, cách nói đã truyền được cảm hứng cho người nghe chưa .
->Hs trình bày/nhận xét góp ý cho nhau.
1. Chuẩn bị bài nói


Hoạt động 2: Trình bày bài nói

a. Mục tiêu:
Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIÊN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn học sinh trình bày bài nói.
- Kỹ thuật phát vấn, giao nhiệm vụ :

? Khi nói người nói cần lưu ý những yêu cầu gì ?
(Tự tin, thoải mái, chào hỏi khi bắt đầu, cảm ơn khi kết thúc; từ ngữ xung hô nhất quán tập trung vào diễn biến câu chuyện; sử dụng cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, dáng đứng; chú ý tương tác tích cực với người nghe thông qua việc điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói...)
? Người nghe cần chú ý điều gì ?
( Lắng nghe bài nói, đánh giá bài nói của bạn để rút kinh nghiệm cho bản thân)
- Gọi hs trình bày bài nói
2. Trình bày bài nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói

a. Mục tiêu:
Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.

b. Nội dung:HS lắng nghe bài nói, chắt lọc kiến thức để tiến hành đánh giá.

c. Sản phẩm học tập: Phiếu đánh giá.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn học sinh trao đổi, đánh giá về bài nói
-Kỹ thuật giao nhiệm vụ:

- Hs lắng nghe bạn nói, đánh giá bài nói vào phiếu cá nhân với 5 tiêu chí cụ thể:

Tiêu chí đánh giá
Mức độ đánh giá​
Mức độ 1
(1 điểm)
Mức độ 2
( 2 điểm)
Mức độ 3
( 3 điểm )
Chọn được câu chuyện ý nghĩa.
Nội dung phong phú, hấp dẫn.
Nói to, rõ ràng, truyền cảm.
Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp khi nói.
Có mở đầu và kết thúc hợp lý
-Kỹ thuật thảo luận nhóm/ 3 phút:
? Căn cứ vào phiếu đánh giá cá nhân thảo luận nhóm tổ thống nhất đánh giá điểm cho phần nói của bạn.
->Các nhóm trình bày nhận xét của mình
->GV nhận xét, bổ sung
3/ Trao đổi về bài nói
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung:Luyện nói bài văn viết về một trải nghiệm của em

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để luyện nói bài viết của minhg .

b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS vận dụng bài tập;

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1691817138438.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Văn 6 - kết nối tri thức.rar
    12.4 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 6 giáo án anh văn 6 học kì 2 giáo án anh văn lớp 8 unit 6 giáo án bài mở đầu văn 6 sách cánh diều giáo án toán 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án bồi giỏi văn 6 giáo án chân trời sáng tạo giáo án chân trời sáng tạo môn toán giáo án dạy thêm ngữ văn 6 bộ cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức giáo án dạy thêm văn 6 mới nhất giáo án dạy thêm văn 6 sách cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 violet giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 violet giáo án học sinh giỏi văn 6 giáo án kết nối tri thức giáo án làm quen văn học 5 6 tuổi giáo án lớp 1 trọn bộ mới nhất violet giáo án môn tiếng việt chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 giáo án ngữ văn 6 bài con rồng cháu tiên giáo án ngữ văn 6 bài thầy bói xem voi giáo án ngữ văn 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 cánh diều giáo án ngữ văn 6 cánh diều violet giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo violet giáo án ngữ văn 6 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 6 có tích hợp giáo án ngữ văn 6 dạy học theo chủ đề giáo án ngữ văn 6 hk2 mới nhất giáo án ngữ văn 6 học kì 1 giáo án ngữ văn 6 học kì 2 giáo án ngữ văn 6 học kì 2 violet giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức violet giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án ngữ văn 6 mới chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 mới nhất 2018 giáo án ngữ văn 6 mới nhất violet giáo án ngữ văn 6 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 6 phụ đạo giáo án ngữ văn 6 phương pháp tả người giáo án ngữ văn 6 sách cánh diều giáo án ngữ văn 6 sách cánh diều violet giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 sách kết nối tri thức giáo án ngữ văn 6 soạn theo 5 bước giáo án ngữ văn 6 thánh gióng giáo án ngữ văn 6 theo chương trình gdpt mới giáo án ngữ văn 6 vnen tập 1 giáo án ngữ văn 6 vnen tập 2 giáo án ngữ văn chân trời sáng tạo lớp 6 giáo án ngữ văn lớp 6 giáo án ngữ văn lớp 6 cánh diều giáo án ngữ văn lớp 6 kết nối tri thức giáo án on tập giữa kì 1 văn 6 giáo án ôn tập giữa kì 2 văn 6 giáo án on tập ngữ văn 6 học kì 1 giáo án on tập tổng hợp ngữ văn 6 giáo án on tập văn 6 kì 1 giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 6 giáo án phụ đạo văn 6 kì ii giáo án powerpoint ngữ văn 6 cánh diều giáo án powerpoint ngữ văn 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint ngữ văn 6 kết nối tri thức giáo án powerpoint văn 6 cánh diều giáo án powerpoint văn 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint văn 6 kết nối tri thức giáo án sách kết nối tri thức giáo án sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án tiếng việt cánh diều giáo án tiếng việt sách cánh diều giáo án tin 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án toán 6 cánh diều giáo án toán 6 chân trời sáng tạo giáo án toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án toán kết nối tri thức giáo án văn 6 giáo án văn 6 2 cột giáo án văn 6 bài cây tre việt nam giáo án văn 6 bài chỉ từ giáo án văn 6 bài cô tô giáo án văn 6 bài danh từ tiếp theo giáo án văn 6 bài hang én giáo án văn 6 bài hoán dụ giáo án văn 6 bài học đường đời đầu tiên giáo án văn 6 bài thánh gióng giáo án văn 6 bài vượt thác giáo án văn 6 bài đêm nay bác không ngủ giáo án văn 6 bộ cánh diều giáo án văn 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án văn 6 bộ kết nối giáo án văn 6 bộ kết nối tri thức giáo án văn 6 bộ sách kết nối tri thức giáo án văn 6 cánh diều giáo án văn 6 cánh diều bài 3 giáo án văn 6 cánh diều bài 4 giáo án văn 6 cánh diều bài 5 giáo án văn 6 cánh diều bài 6 giáo án văn 6 cánh diều bài mở đầu giáo án văn 6 cánh diều kì 2 giáo án văn 6 cánh diều violet giáo án văn 6 cây tre việt nam giáo án văn 6 chân trời sáng tạo giáo án văn 6 chân trời sáng tạo violet giáo án văn 6 danh từ giáo án văn 6 dạy thêm giáo án văn 6 gió lạnh đầu mùa giáo án văn 6 hang én giáo án văn 6 kết nối tri thức giáo án văn 6 kết nối tri thức bài 5 giáo án văn 6 kết nối tri thức kì 2 giáo án văn 6 kết nối tri thức violet giáo án văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo an văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống violet giáo án văn 6 kì 1 giáo án văn 6 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 6 kì 2 giáo án văn 6 kì 2 sách kết nối tri thức giáo án văn 6 kết nối tri thức bài 6 giáo án văn 6 mây và sóng giáo án văn 6 mới giáo án văn 6 mới nhất giáo án văn 6 năm 2020 giáo án văn 6 phát triển năng lực giáo án văn 6 phó từ giáo án văn 6 sách cánh diều giáo án văn 6 sách chân trời sáng tạo giáo án văn 6 sách chân trời sáng tạo theo vọng văn 5512 giáo án văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án văn 6 so sánh giáo án văn 6 tập 1 giáo án văn 6 theo chủ đề giáo án văn 6 theo công văn 5512 giáo an văn 6 theo công văn 5512 violet giáo án văn 6 theo mô hình trường học mới giáo án văn 6 treo biển giáo án văn 6 vietjack giáo án văn 6 violet giáo án văn 6 vnen giáo án văn lớp 6 giáo án văn lớp 6 bài hoán dụ giáo án văn lớp 6 bài luyện nói kể chuyện giáo án văn lớp 6 bài phó từ giáo án văn lớp 6 bài so sánh tiếp theo giáo án văn lớp 6 bài số từ và lượng từ giáo án văn lớp 6 bài thầy bói xem voi giáo án văn lớp 6 bài từ mượn giáo án văn lớp 6 sách mới giáo án văn lớp 6 violet giáo án điện tử ngữ văn lớp 6 giáo án điện tử văn 6 cánh diều giáo án điện tử văn 6 chân trời sáng tạo giáo án điện tử văn 6 kết nối tri thức
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,485
    Bài viết
    37,954
    Thành viên
    141,626
    Thành viên mới nhất
    dammetinhoc
    Top