- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 KNTT ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT Tiết 79: VĂN BẢN 3 BẾP LỬA- BẰNG VIỆT CÓ HSKT được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: 03/01/2024
Ngày dạy: 09/01/2024
I. Mục tiêu
1. Năng lực
- Hiểu và cảm nhận được bức chân dung người bà, người cháu và tình bà cháu.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục.
2.Phẩm chất
- Trân trọng tình cảm gia đình, sống có trách nhiệm.
* Giáo dục học sinh khuyết tật:
- Năng lực:Hiểu và cảm nhận tình bà cháu.
- Phẩm chất:Trân trọng tình cảm gia đình
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Các phương tiện kỹ thuật
2. Chuẩn bị của HS:
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc, tìm hiểu chung
Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b)Tổ chức thực hiện:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Ngày soạn: 03/01/2024
Ngày dạy: 09/01/2024
Tiết 79: VĂN BẢN 3
BẾP LỬA
- BẰNG VIỆT-
BẾP LỬA
- BẰNG VIỆT-
I. Mục tiêu
1. Năng lực
- Hiểu và cảm nhận được bức chân dung người bà, người cháu và tình bà cháu.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục.
2.Phẩm chất
- Trân trọng tình cảm gia đình, sống có trách nhiệm.
* Giáo dục học sinh khuyết tật:
- Năng lực:Hiểu và cảm nhận tình bà cháu.
- Phẩm chất:Trân trọng tình cảm gia đình
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Các phương tiện kỹ thuật
2. Chuẩn bị của HS:
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu yêu cầu: xem video -Thử hình dung, nghĩ về người bà của mình và cho biết: Hình ảnh, âm thanh hay hương vị nào hiện lên trong em đầu tiên? Hãy chia sẻ những cảm nhận của em. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, chia sẻ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV chốt và dẫn vào bài. | HS chia sẻ. Dẫn vào bài.Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, tình cảm gia đình luôn thật thiêng liêng và vô cùng cao đẹp. Đó chính là cội nguồn hình thành nên nhân cách mỗi người; cũng chính là suối nguồn yêu thương tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người trên mỗi chặng đường đời. Bếp lửa là một bài thơ hay viết về đề tài tình cảm gia đình mà nhà thơ Bằng Việt gửi đến cho người đọc với bao cảm xúc và suy ngẫm. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc, tìm hiểu chung
Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt? KT Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chơi trò chơi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV mở rộng kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS đọc VB:Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi và lắng đọng. Nhịp thơ 3/4 hoặc 4/4 - GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi một HS đọc, rồi cho một vài học sinh nhận xét cách đọc của bạn. K-G - Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích và giải thích từ khó: đinh ninh, chiến khu, … Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi, đọc văn bản. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh HS khi đọc phải theo dõi các hộp chỉ dẫn. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của văn bản. - Xác định thể thơ của văn bản. - Bài thơ là lời của nhân vật nào, thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc đó được gợi lên từ điều gì? - Bố cục của văn bản Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi, đọc văn bản. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. | I. Đọc, tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Sinh năm 1941, quê ở Hà Nội. - Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởn thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Thơ ông trong trẻo, mượt mà, xúc cảm tinh tế, giàu suy tư. - Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây bếp lửa (1968); Những gương mặt, những khoảng trời (1973); Đất sau mưa (1977);… 2. Văn bản: a. Đọc văn bản. Đọc diễn cảm phù hợp mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. b. Tìm hiểu chung: - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1963 khi tác giả đang du học ở Liên Xô, in trong tập “Hương cây- Bếp lửa”(1968). - Thể thơ: Tự do - Nhân vật trữ tình: người cháu. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ vể những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương. - Bố cục: 03 phần + Phần 1 (khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu. + Phần 2 (khổ 2,3,4,5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. + Phần 3 (khổ 6): Suy ngẫm vể cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa. + Phần 4 (khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ vể bà. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!