- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 8 CHỦ ĐỀ 4: ÔN TẬP VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC ( THƠ TRÀO PHÚNG) được soạn dưới dạng file word gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Mục tiêu
Kiến thức:
- HS cần nắm vững được các yêu cầu của kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học nội dung trào phúng.
- Giúp hs biết cách thu thập thông tin và tìm ý chuẩn bị cho việc làm bài phân tích một tác phẩm văn học có nội dung trào phúng.
- HS có kĩ năng tìm kiếm thông tin, biết tìm ý và thiết lập được dàn ý và diễn đạt dàn ý thành bài văn hoàn chỉnh.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
b. Năng lực đặc thù:
- Nắm được các bước thực hành làm một bài văn phân tích một tác phẩm văn học.
- Năng lực thu thập thông tin, tìm ý và xây dựng cấu trúc một bài văn phân tích tác phẩm văn học.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực viết: viết được đoạn văn đúng hình thức và đảm bảo về nội dung, viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học (phân tích một bài thơ trào phúng).
3. Phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
III. Tiến trình dạy học
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Ngày dạy 8A: / / 2023
Ngày dạy 8B: / / 2023
Ngày dạy 8B: / / 2023
CHỦ ĐỀ 4:
ÔN TẬP VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
( THƠ TRÀO PHÚNG)
ÔN TẬP VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
( THƠ TRÀO PHÚNG)
Mục tiêu
Kiến thức:
- HS cần nắm vững được các yêu cầu của kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học nội dung trào phúng.
- Giúp hs biết cách thu thập thông tin và tìm ý chuẩn bị cho việc làm bài phân tích một tác phẩm văn học có nội dung trào phúng.
- HS có kĩ năng tìm kiếm thông tin, biết tìm ý và thiết lập được dàn ý và diễn đạt dàn ý thành bài văn hoàn chỉnh.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
b. Năng lực đặc thù:
- Nắm được các bước thực hành làm một bài văn phân tích một tác phẩm văn học.
- Năng lực thu thập thông tin, tìm ý và xây dựng cấu trúc một bài văn phân tích tác phẩm văn học.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực viết: viết được đoạn văn đúng hình thức và đảm bảo về nội dung, viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học (phân tích một bài thơ trào phúng).
3. Phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ TRI THỨC NỀN
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV phát vấn câu hỏi: +Một bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) cần đảm bảo yêu cầu gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS nghe GV yêu cầu, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kvà thảo luận - GV mời HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Hoạt động 2: BÁO CÁO DỰ ÁN B1: Chuyển giao nhiệm vụ *Giáo viên yêu cầu HS: Báo cáo dự án học tập số 1 mang tên: Hồ sơ người nổi tiếng. -Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến. ( tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp…) và tác phẩm Bạn đến chơi nhà. *Giáo viên yêu cầu HS: Báo cáo dự án học tập số 2. Trình bày các đặc trưng của thể loại thơ trào phúng qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. -Em hãy chỉ ra các yếu tố thể hiện đặc trưng của thơ trào phúng qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.
*Giáo viên yêu cầu HS: Báo cáo dự án học tập số 3. Tìm ý để phân tích bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. + Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà? + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”? + Nghệ thuật xây dựng tình huống trong tác phẩm? Tác dụng? + Các thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu? Tác dụng? + Cảm nhận cá nhân về bài thơ ? + Ta có thể liên hệ với tình bạn trong các bài thơ, tác phẩm văn học nào khác? B2: Thực hiện nhiệm vụ -HS chuẩn bị ở nhà và lên lớp trình bày. B3: Báo cáo, thảo luận -Thông qua việc chuẩn bị dự án học tập các nhóm trình bày dự án. - Gv gọi HS nhận xét đánh giá, bổ sung ý kiến. B4: Kết luận, đánh giá -HS: Những nhóm không báo cáo nhận xét, bổ sung. - GV: + Chốt chuẩn kiến thức. + Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. | I. Yêu cầu: - Giới thiệu thông tin tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ. - Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề. - Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ. - Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ. II. Báo cáo dự án DỰ ÁN 1: Hồ sơ người nổi tiếng. 1. Tác giả -Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) -Quê quán: Bình Lục – Hà Nam -là người thông minh, học giỏi, đỗ đầu ba kỳ thi” Hương, Hội, Đình. →Tam Nguyên Yên Đổ àNguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. DỰ ÁN 2: Đặc trưng của thể loại thơ trào phúng qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” -Mạch cảm xúc: + Câu thơ đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi →Niềm vui hồ hơi khi bạn đến chơi + 6 câu tiếp: Hoàn cảnh tiếp đãi bạn → Tiếng cười hóm hỉnh, đùa vui trước hoàn cảnh eo le + Câu cuối: Quan niệm về tình bạn → Trân trọng, tình cảm sâu sắc của mình dành cho bạn →Tạo ra một kết cấu độc đáo, 1/6/1 phá bỏ ràng buộc về bố cục 2/2/2/2 của thể thơ -Các nghệ thuật tiêu biểu: + Sử dụng cách xưng hô: “ bác” : thể hiện sự thân mật, gần gũi, tôn trọng. + Liệt kê các hình ảnh: trẻ đi vắng, chợ xa, ao sâu nước cả, vườn ruộng, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu rụng rốn, mướp đương hoa, trầu không có. -> Làm nổi bật hoàn cảnh tiếp đãi bạn của nhà thơ. + Thủ pháp trào phúng: thể hiện qua lối nói phóng đại, lối nói hóm hỉnh. -Tiếng cười trào phúng:tự trào(cười mình) một cách hóm hỉnh đùa vui. → Tuy không có gì tiếp đãi bạn nhưng tác giả có một tình cảm chân thành, thân thiết. DỰ ÁN 3: Tìm ý phân tích bài thơ “Bạn đến chơi nhà” * Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà: Đây là một bài thơ mộc mạc, giản dị nói về tình bạn thân thiết, khăng khít và trong sáng của tác giả đối với người bạn thân. * Tình huống trong tác phẩm: đã lâu rồi bạn mới đến chơi nhà nhưng chủ nhà lại không có gì để đãi bạn. => Tình huống được tạo ra có tính hài hước, nhà cái gì cũng có sẵn nhưng hóa ra lại chẳng có gì, từ đó cho thấy tình cảnh éo le của tác giả. * Suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân: - Đây cũng là bức tranh hiện thực thời buổi lúc bấy giờ, khi nước mất nhà tan, đầy loạn lạc. - Thể hiện cái tài nghệ đầy hóm hỉnh của một nhà nho thanh bạch của đương thời. - Bài thơ là bức tranh sáng ngời về tình bạn giữa hai con người tri âm tri kỉ. - Tình cảm là thứ duy nhất tồn tại mãi. Vật chất tầm thường xung quanh không đáng để so sánh với tình bạn vượt khoảng cách của nhà thơ Nguyễn Khuyến với bạn của mình. * Các thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu: + Nhịp thơ ngắt nhịp 3/4: tạo thanh hưởng nhịp nhàng, khoan thai, chậm rãi như lời chân tình sâu sắc tác giả dành cho người bạn lâu ngày không gặp. + Phép đối được sử dụng rất chặt chẽ, cách lặp cấu trúc và các cụm từ, sử dụng nhuần nhuyễn các tính từ, các từ ngữ phủ địn + Nhà thơ sử dụng đại từ “ta” với nhiều tầng lớp nghĩa : . Ta (1): chủ nhà – chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến . Ta (2): khách – Tức là người bạn lâu ngày không gặp của tác giả . Sử dụng khéo léo quan hệ từ “với” như chiếc cầu nối liền hai đại từ “ta”, qua đó ta thấy được mối quan hệ giữa chủ và khách dường chẳng còn chút khoảng cách nào cả, tình bạn của hại người đã quá gắn bó, thân thiết, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn đến nỗi có thể hòa thành một. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!