- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 8; Tiết46: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ, THÀNH NGỮ HÁN VIỆT được soạn dưới dạng file word gồm 28 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
Giúp HS nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó.
b. Năng lực chung
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, giải quyết các bài tập một cách sáng tạo, hiệu quả.
- Năng lực hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Phẩm chất
Chăm chỉ, chủ động, tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy vi tính, máy chiếu đa năng, bảng phụ, giấy A0, bút màu...
- Sưu tầm các đoạn văn thơ đặc sắc có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối HS vào bài học.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân qua bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Cách 1:
GV hướng dẫn HS xem clip “Đêm hội Long Trì” (phim “Đêm Hội Long Trì” – 1989 Full phút 16.00 -17.30 – youtube)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, sau khi xem, thống kê từ Hán Việt tìm được trong đoạn video.
- Trong 03 phút, nhóm nào tìm được nhanh và nhiều hơn là đội giành chiến thắng.
Cách 2: Cuộc thi Tiếp sức
Giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh:
Hình thức:
+ Chia lớp thành 2 đội A và B. Mỗi đội cử 01 HS đại diện lên bảng.
+ Mỗi bạn đại diện sẽ bốc thăm 01 gói từ Hán Việt (khoảng 4 - 5 từ).
+ Trong thời gian 3 phút, bạn đại diện phải dùng từ ngữ, cử chỉ diễn tả để các thành viên phía dưới của đội đoán ra các từ trong gói từ Hán Việt (Lưu ý: trong lời diễn tả không được phép nhắc tới các tiếng của từ Hán Việt. GV lưu ý HS nên dùng cách giải thích nghĩa của từ Hán Việt để các bạn phía dưới dễ đoán ra từ Hán Việt trong gói từ)
+ Trong thời gian 3 phút, đội nào diễn tả và đoán đúng được nhiều từ hơn là đội chiến thắng.
(GV nên lấy gói từ Hán Việt từ các văn bản đã học.)
Cách 3: Cuộc thi “Nhà ngôn ngữ tài ba”
- Chia lớp thành 2 đội A và B
- GV đưa ra các yếu tố Hán Việt. Mỗi đội luân phiên đưa ra các từ Hán Việt chứa yếu tố Hán Việt đó mà có nghĩa. Nếu đến lượt mình mà đội nào không đưa ra được đáp án sau 10s sẽ thua.
- Cuộc thi diễn ra sau 03 hiệp để tìm ra đội thắng. GV lần lượt đưa ra 03 yếu tố Hán Việt sau để các đội tìm từ: Nhân – Hiếu - Gian
Bước 2. HS thực hiện nhiệm và Báo cáo, thảo luận bằng cách tham gia trò chơi.
Bước 3: Đánh giá, kết luận
GV kiểm tra câu trả lời của các nhóm, tính và cho điểm các nhóm.
Dự kiến sản phẩm:
Cách 1: Chúa thượng, thiên cổ kì tài, hạ thần, tung hoành, lỗi lạc, khí hùng, đài các, phiêu dật
Cách 2:
Cách 3:
GV dẫn vào bài:
Sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ, tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều. Do đó, từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ. Hiểu và dùng đúng từ và thành ngữ Hán Việt cũng là cách để chúng ta giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu Tri thức Ngữ văn về từ Hán Việt; tìm hiểu về hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, cặp bàn để thực hiện yêu cầu của GV.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về từ từ Hán Việt để thực hiện các nhiệm vụ HT nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, cặp bàn để thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Trả lời các bài tập 1, 2, 3 (SGK/ tr. 84).
- HS suy nghĩ cá nhân rồi thảo luận nhóm theo nhiệm vụ được phân công.
- GV quan sát, động viên, khuyến khích.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Tiết46: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ, THÀNH NGỮ HÁN VIỆT
NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ, THÀNH NGỮ HÁN VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
Giúp HS nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó.
b. Năng lực chung
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, giải quyết các bài tập một cách sáng tạo, hiệu quả.
- Năng lực hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Phẩm chất
Chăm chỉ, chủ động, tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy vi tính, máy chiếu đa năng, bảng phụ, giấy A0, bút màu...
- Sưu tầm các đoạn văn thơ đặc sắc có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối HS vào bài học.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân qua bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Cách 1:
GV hướng dẫn HS xem clip “Đêm hội Long Trì” (phim “Đêm Hội Long Trì” – 1989 Full phút 16.00 -17.30 – youtube)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, sau khi xem, thống kê từ Hán Việt tìm được trong đoạn video.
- Trong 03 phút, nhóm nào tìm được nhanh và nhiều hơn là đội giành chiến thắng.
Cách 2: Cuộc thi Tiếp sức
Giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh:
Hình thức:
+ Chia lớp thành 2 đội A và B. Mỗi đội cử 01 HS đại diện lên bảng.
+ Mỗi bạn đại diện sẽ bốc thăm 01 gói từ Hán Việt (khoảng 4 - 5 từ).
+ Trong thời gian 3 phút, bạn đại diện phải dùng từ ngữ, cử chỉ diễn tả để các thành viên phía dưới của đội đoán ra các từ trong gói từ Hán Việt (Lưu ý: trong lời diễn tả không được phép nhắc tới các tiếng của từ Hán Việt. GV lưu ý HS nên dùng cách giải thích nghĩa của từ Hán Việt để các bạn phía dưới dễ đoán ra từ Hán Việt trong gói từ)
+ Trong thời gian 3 phút, đội nào diễn tả và đoán đúng được nhiều từ hơn là đội chiến thắng.
(GV nên lấy gói từ Hán Việt từ các văn bản đã học.)
Cách 3: Cuộc thi “Nhà ngôn ngữ tài ba”
- Chia lớp thành 2 đội A và B
- GV đưa ra các yếu tố Hán Việt. Mỗi đội luân phiên đưa ra các từ Hán Việt chứa yếu tố Hán Việt đó mà có nghĩa. Nếu đến lượt mình mà đội nào không đưa ra được đáp án sau 10s sẽ thua.
- Cuộc thi diễn ra sau 03 hiệp để tìm ra đội thắng. GV lần lượt đưa ra 03 yếu tố Hán Việt sau để các đội tìm từ: Nhân – Hiếu - Gian
Bước 2. HS thực hiện nhiệm và Báo cáo, thảo luận bằng cách tham gia trò chơi.
Bước 3: Đánh giá, kết luận
GV kiểm tra câu trả lời của các nhóm, tính và cho điểm các nhóm.
Dự kiến sản phẩm:
Cách 1: Chúa thượng, thiên cổ kì tài, hạ thần, tung hoành, lỗi lạc, khí hùng, đài các, phiêu dật
Cách 2:
Gói từ Hán Việt Đội A | Gói từ Hán Việt Đội B |
- Mục đồng - Sĩ tử - Quan sứ | Bạch lộ Quan trường Nhân tài |
Yếu tố Hán Việt | Từ có yếu tố HV tương ứng |
Nhân | Nhân đức, nhân nghĩa, nhân sinh, nhân gian, nhân tạo, nhân duyên, nhân danh, nhân tướng,… |
Hiếu | Hiếu học, hiếu sinh, hiếu thắng, bất hiếu, hòa hiếu,… |
Gian | Không gian, gian nan, gian truân, gian dối, gian trá, … |
Sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ, tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều. Do đó, từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ. Hiểu và dùng đúng từ và thành ngữ Hán Việt cũng là cách để chúng ta giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu Tri thức Ngữ văn về từ Hán Việt; tìm hiểu về hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, cặp bàn để thực hiện yêu cầu của GV.
Tổ chức thực hiện: | Sản phẩm |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ Qua việc tìm hiểu trước ở nhà: - Em hiểu thế nào là từ Hán Việt? - Nêu cấu tạo của từ Hán Việt và yếu tố Hán Việt - Hiểu như thế nào là hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt? Lấy ví dụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm nhỏ - GV động viên, quan sát. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hoá kiến thức. | I. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm: Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng được sử dụng theo cách riêng của người Việt. Ví dụ: sơn hà, sơn lâm, sơn thủy,... 2. Cấu tạo từ Hán Việt và yếu tố Hán Việt - Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt, ví dụ: tổ, đầu, phòng, cao, tuyết bang, thần, bút,... - Từ Hán Việt là từ phức gốc Hán (có chứa yếu tố thường không có khả năng sử dụng độc lập như từ đơn) ít nhiều còn gây khó hiểu như: sĩ tử, nhân văn, nhân đạo, không phận, hải phận, địa cực, kí sinh,... - Mỗi tiếng của từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt 3. Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt - Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau. - Ví dụ: SGK/ tr 84 |
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về từ từ Hán Việt để thực hiện các nhiệm vụ HT nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, cặp bàn để thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Trả lời các bài tập 1, 2, 3 (SGK/ tr. 84).
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập:GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm /bàn trong 05 phút để hoàn thành yêu cầu bài tập 1, 2,3,4 (SGK/ Tr 84)
- Nhóm 1,2: làm bài tập 1
- Nhóm 3,4: làm bài tập 2
- Nhóm 5,6: làm bài tập 3
- Nhóm 7,8: làm bài tập 4
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:- HS suy nghĩ cá nhân rồi thảo luận nhóm theo nhiệm vụ được phân công.
- GV quan sát, động viên, khuyến khích.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
1. Bài tập 1 (Tr.84/ SGK )THẦY CÔ TẢI NHÉ!