Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
Kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều CẢ NĂM THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI NHẤT

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều CẢ NĂM THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI NHẤT. Đây là bộ Kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều, Kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo,Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo,Giáo An môn khoa học tự nhiên 6 Violet,Kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên 6 violet,Giáo an KHTN 6 phần Vật lý,Kế hoạch bài dạy KHTN 6 Chân trời sáng tạo,Sách Kế hoạch bài dạy môn KHTN 6,Kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều,...được soạn bằng file word. Thầy cô download file Kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều CẢ NĂM THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI NHẤT tại mục đính kèm.


Ngày soạn:

Ngày dạy:


BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên

- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN:

+ Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

+ Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
Tranh ảnh cho bài dạy, giáo án, máy chiếu (nếu có), bảng phụ.

2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh GV yêu cầu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:


+ Gắn kết kiến thức, kĩ năng khoa học mà các em được học từ cấp tiểu học và từ cuộc sống với chủ đề bài học mới.

+ Kích thích cho HS suy nghĩ thông qua việc thể hiện bằng cách nêu một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật của thế giới tự nhiên.

b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình bày vấn đề, trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu vấn đề: Nhận thức thế giới tự nhiên xung quanh luôn luôn là khát vọng, là nhu cầu của con người từ cổ xưa cho đến ngày nay. Những hiểu biết về thế giới tự nhiên sẽ giúp cho con người phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời đời sống về cả vật chất và tinh thần.

Thế giới tự nhiên xung quanh ta thật phong phú và da dạng, bao gồm các hiện tượng thiên nhiên, động vật, thực vật... và cả con người.

- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật trong thế giới tự nhiên?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi sau 3 phút suy nghĩ.

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thế nào là khoa học tự nhiên

a) Mục tiêu:
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên

b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.

c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm KHTN.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và thảo luận, trả lời câu hỏi: Thế nào là khoa học tự nhiên?
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát hình 1.1 sgk và nhận xét những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên?

- GV yêu cầu HS: Hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra câu trả lời.
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình HS thảo luận và làm việc nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
I. Thế nào là khoa học tự nhiên
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
- Hoạt động nghiên cứu hình 1.1:
a. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi
b. Tìm hiểu vũ trụ
g. Lai tạo giống cây trồng mới.



Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

a) Mục tiêu:
Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống

b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.

c) Sản phẩm: HS trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát hình 1.2 sgk và trả lời câu hỏi: “KHTN có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra câu trả lời. GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
+ Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
+ Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
+ Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
+ Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.


Hoạt động 3: Tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

a) Mục tiêu:
Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.

c) Sản phẩm: HS đưa ra kết luận. Mức độ tham gia hoạt động của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát hình 1.3 sgk và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên?

- GV chia lớp thành các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hãy lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, theo gợi ý trong bảng 1.2:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận.
- GV gọi HS đánh giá kết quả của nhóm bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá kết luận.
III. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- Đối tượng nghiên cứu: Sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến con người.
- Các lĩnh vực KHTN:
+ Sinh hoạc nghiên cứu về sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
+ Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất.
+ Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự biến đổi của chúng trong tự nhiên.
+ Hóa học nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.



Hoạt động 4: Tìm hiểu về vật sống và vật không sống

a) Mục tiêu:
Phân biệt được vật sống và vật không sống trong khoa học tự nhiên.

b) Nội dung: GV cho HS quan sát các hình 1.4, 1.5 sgk thảo luận, thực hiện yêu cầu.

c) Sản phẩm: HS đưa ra những đặc trưng để nhận biết vật sống trong tự nhiên.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
GV cho HS quan sát hình 1.4 và yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Nêu tên những vật sống, vật không sống trong hình trên?
Nhiệm vụ 2:
- GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV cho HS quan sát hình 1.5, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm giúp em nhận biết vật sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận
- GV gọi HS đánh giá kết quả thảo luận của các bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cần ghi nhớ.
IV. Vật sống và vật không sống
Quan sát hình 1.4 ta thấy:
+ Vật sống: con cá, con chim, mầm cây, con sứa
+ Vật không sống: xe đạp, cái cốc, đôi giày.

=> Vật sống mang những đặc điểm của sự sống, vật không sống không mang những đặc điểm của vật sống.
- Đặc điểm của vật sống:
+ Thu nhận chất dinh dưỡng cần thiết từ môi trường.
+ Thải bỏ chất thải (khí oxi, phân…)
+ Biết vận động
+ Lớn lên và tăng trưởng
+ Có khả năng sinh sản
+ Cảm ứng
+ Chết đi



C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức mới vừa học.

b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo luận đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra phiếu học tập, yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận, đưa ra câu trả lời

PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Lập bảng sự khác biệt giữa vật sống và vật không sống thao bảng mẫu:
Vật sốngVật không sống
Sinh vật mang những đặc điểm của sự sống.Vật không mang những đặc điểm của sự sống.
...........
Câu 2: Hãy ghi vào bảng ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực Khoa học tự nhiên?
Đối tượng nghiên cứuVật líHóa họcSinh họcThiên văn họcKhoa học trái đất
Năng lượng điện
Tế bào
Mặt trăng
Trái Đất
Con người
Âm thanh
Kim loại
Sao chổi
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.

- GV thu phiếu học tập từ các nhóm, gọi 1 số nhóm báo cáo kết quả thực hiện, đại diện nhóm đứng dậy trình bày:

Câu 1:

Vật sốngVật không sống
Sinh vật mang những đặc điểm của sự sống.Vật không mang những đặc điểm của sự sống.
Các sinh vật có khả năng sinh sảnVật không có khả năng sinh sản
Để sinh tồn, các sinh vật phụ thuộc vào nước, không khí và thức ănKhông cần yêu cầu như vậy
Nhạy cảm và phản ứng nhanh với các kích thíchKhông nhạy cảm và không phản ứng
Cơ thể trải qua quá trình sinh trưởng và phát triểnKhông sin trưởng và phát triển
Sống đến tuổi thọ nhất định sẽ bị chếtKhông có khái niệm tuổi thọ
Có thể di chuyểnKhông thể tự di chuyển
Câu 2: Các đối tượng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực:

+ Năng lượng điện, âm thanh: Vật lí

+ Kim loại: Hóa học

+ Tế bào, con người: Sinh học

+ Mặt trăng, sao chổi: Thiên văn học

+ Trái đất: Khoa học trái đất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học, biết áp dụng vào cuộc sống.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời nhanh.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Sau khi học xong bài học, vậy theo các em, chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Vậy xe máy có phải là vật sống không?

- HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi: Chiếc xe máy không phải là vật sống vì xe máy không có những đặc điểm sau: sinh sản, cảm ứng và lớn lên và chết.

- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG THỰC HÀNH​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

- Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học

- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành

- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

+ Nhận ra, giải thích các vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
Dụng cụ đo: kính lúp, ống hút nhỏ giọt, bình chia độ, kính hiển vi quang học.., giáo án, máy chiếu (nếu có), bảng phụ.

2 - HS : Đồ dùng học tập, tranh ảnh GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Khai thác vốn tri thức và kinh nghiệm của HS về “Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng”

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu: Kể tên những dụng cụ dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

nhiệt độ, thể tích mà em biết.


- HS phát biểu các ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân. (GV yêu cầu HS sau không nói trùng ý kiến HS trước).

- GV ghi các ý kiến lên bảng, cho HS tiến hành thảo luận để có được câu trả lời chung.

- GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Dụng cụ đo trong môn KHTN gồm có những dụng cụ nào? Tại sao cần phải thực hiện an toàn trong phòng thực hành KHTN? Để trả lời được câu hỏi chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học sau đây.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên

a) Mục tiêu:
Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn KHTN (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích,...).

b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.

c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, thể tích.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS thảo luận: Những dụng cụ đo nào tất cả HS đều nên biết cách sử dụng?
- GV tổ chức để HS làm việc nhóm với yêu cầu quan sát hình 2.1 SGK và kể tên các dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt độ trong môn KHTN.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV giới thiệu các dụng cụ đo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS ghi nội dung chính vào vở.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cần ghi nhớ.
- GV mở rộng kiến thức: Các nhà khoa học sử dụng các công cụ đặc biệt để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Họ cần thu thập dữ liệu hoặc thông tin khi họ muốn tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Để giải quyết nhu cầu nảy, các nhà khoa học phải ghi dữ liệu một cách chính xác và có tổ chức. Đây là một phần quan trọng của phương pháp khoa học. Các nhà khoa học có thể sử dụng những công cụ ở trong phòng thí nghiệm hoặc Sử dụng công cụ ở bất cứ nơi nào mà họ thực hiện công việc của mình.
Phòng thí nghiệm KHTN phải có các công cụ để đo về chiều dài (khoảng cách), khối lượng, thể tích, thời gian, nhiệt độ. Các phép đo khác nhau, có các tiêu chuẩn đo và dụng cụ đo khác nhau.
I. Dụng cụ đo trong môn KHTN
+ Đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ, thước dây
+ Đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế.
+ Đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, ống pipet…
+ Đo thời gian: đồng hồ bấm giấy, đồng hồ treo tường.
+ Đo nhiệt độ: nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử…
Hoạt động 2: Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

a) Mục tiêu:
Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích (ống hút nhỏ giọt, bình chia độ). Góp phần hình thành phẩm chất trung thực.

b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, tìm hiểu về bình chia độ và cách đo thể tích bằng bình chia độ.

c) Sản phẩm: HS nêu được cách sử dụng ống hút nhỏ giọt và bình chia độ

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng?
+ Em hãy nêu giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.
+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Để chất lỏng vào bình chia độ, đặt bình chia độ thắng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần với mực chất lỏng.

- GV hướng dẫn HS cách dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng và cho HS thảo luận câu hỏi: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng thì ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đo?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS quan sát quá trình thực hiện của GV, trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
- GV gọi 2 bạn HS có năng lực lên và hướng dẫn các bạn thực hiện, HS khác quan sát.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt lại kiến thức HS cần ghi nhớ.
2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ống pipet (cốc đong, chai, lo, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích).
- Giới hạn đo (GHĐ) của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp
trên bình.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp cầm tay

a) Mục tiêu:
Quan sát được mẫu vật bằng kính lúp cầm tay. Góp phần hình thành phẩm chất trung thực, phát triển năng lực giải thích vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức.

b) Nội dung: HS quan sát GV thực hiện và tiến hành thực hành.

c) Sản phẩm: HS quan sát được mẫu vật bằng kính lúp cầm tay

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát các bộ phận của kính lúp
- GV hướng dẫn cách sử dụng:
- Sau khi hướng dẫn, GV tổ chức giao nhiệm vụ cho từng HS:
+ Hãy quan sát một con kiến hoặc đường vân tay trên một ngón tay hoặc hình huy hiệu Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
+ Hãy ước lượng đường kính một sợi tóc của em là bao nhiêu?

- Từ kết quả quan sát, ước lượng, GV cho HS thảo luận:
+ Thiết bị nào giúp em quan sát những hình ảnh trên dễ dàng hơn?
+ Làm thế nào để đo được đường kính một sợi tóc của em?

- GV cho HS: Quan sát gân lá cây bằng kính lúp cầm tay như hướng dẫn, yêu cầu HS vẽ hình gân lá cây đã quan sát được.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động theo nhóm 3 – 4 người, cùng quan sát, thực hành theo các yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trưng bày sản phẩm thu được sau khi quan sát và vẽ gân lá cây.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV cho các nhóm nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS.
3. Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp cầm tay
*Cấu tạo:

+ Tay cầm bằng kim loại hoặc nhựa.
+ Một tấm kính trong, hai mặt lồi.
+ Khung kính bằng kim loại hoặc nhựa.
*Cách sử dụng kính lúp:
+ Dùng tay thuận cầm kính lúp
+ Để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính.
+ Di chuyển kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi quang học

a) Mục tiêu:
Biết cách sử dụng kính hiển vi quang học. Hình thành phẩm chất trung thực, phát triển năng lực giải thích vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức.

b) Nội dung: HS đọc thông tin sgk, quan sát GV thực hiện và tiến hành thực hành.

c) Sản phẩm: Kết quả HS quan sát được

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu:
+ cấu trúc của kính hiển vi, ghi chú thích từng bộ phận
+ cách sử dụng kính hiển vi
+ cách bảo quản kính hiển vi.

- GV làm mẫu rồi cho HS thực hành quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học.
- GV cho HS quan sát ở vật kính: x10, x40 (không cần dầu soi kính).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động theo nhóm 3 – 4 người, cùng quan sát, thực hành theo các yêu cầu của GV.
- GV dành thời gian quan sát, hướng dẫn tỉ mỉ giúp HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trưng bày sản phẩm thu được sau khi quan sát và vẽ gân lá cây.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV cho các nhóm nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS.
4. Cách sử dụng kính hiển vi quang học
Cấu tạo:
Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:
- Hệ thống giá đỡ gồm: bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.
- Hệ thống phóng đại: thị kính và vật kính.
- Hệ thống chiếu sáng: gương, màn chắn, tụ quang.
- Hệ thống điều chỉnh: núm chỉnh thô, núm chỉnh tinh, núm điều chỉnh tụ quang lên xuống…
*Cách sử dụng: (sgk)
* Cách bảo quản:

- Sử dụng đúng quy trình
- Đặt kính nơi khô thoáng, cất vào hộp có gói hút ẩm.
- Lau giá đỡ, lau vật kính bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm cồn.
- Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng định kì.
Hoạt động 5: Tìm hiểu quy trình an toàn trong phòng thực hành

a) Mục tiêu:
Nêu được các quy định an toàn trong phòng thực hành, vẽ, mô tả kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

b) Nội dung: HS quan sát tranh, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện yêu cầu

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.9, 2.10 sgk, yêu cầu HS mô tả nội dung từng hình, sau đó trả lời các hành động trong hình là cần làm hay không được làm khi thực hành.


- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.11, yêu cầu các em cho biết các kí hiệu thông báo về chất độc hại có thể có trong phòng thực hành.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, chỉ ra những điều nên và không nên làm trong phòng thí nghiệm, đưa ra các kí hiệu thông báo chất độc.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy nêu kết quả thực hiện
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới.
5. Quy định an toàn trong phòng thực hành
- Việc cần làm: đeo khẩu trang, đeo kính, rửa tay bằng xà bông….
- Việc không được làm: làm đổ hóa chất, hít mùi hóa chất, nói chuyện khi thực hành, đổ hóa chất vào bồn rửa tay, chạy nhảy trong phòng thực hành….
- Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố khắc sâu kiến thức bài học và phát triển kĩ năng

b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo luận đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện

d) Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm theo bàn, hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Điền thông tin đã học vào “Bảng các dụng cụ đo” sau đây:
STTTên dụng cụ đoĐại lượng đo
1​
2​
3​
4​
5​
Câu 2: Hãy dùng bình chia độ, ca đong để đo thể tích chất lỏng. Đo ba lần và ghi kết quả đo vào bảng:
Chất lỏng cần đoThể tích ước lượng (lít)Dụng cụ đoLần đoThể tích đo đượcKết quả trung bình
GHĐĐCNN
1​
2​
3​
1​
2​
3​
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.

- GV thu phiếu học tập từ các nhóm, nhận xét quá trình thực hiện của các nhóm.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Củng cố các kiến thức, kĩ năng trong bài học

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.

c) Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy ghi chú thích các bộ phận của kính hiển vi quang học trong hình

Câu 2: Làm bảng “Nội quy an toàn phòng thực hành” (HS có thể bổ sung thêm các quy định khác nếu có).


- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành yêu cầu GV đưa ra.

- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ 2. CÁC PHÉP ĐO​

BÀI 3. ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian

- Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

- Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng các thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ, trung thực và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
tranh ảnh, các loại thước đo, cân đồng hồ, cân lò xo, cốc nước, nhiệt kế y tế, giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có).

2 - HS : Đồ dùng học tập, tranh ảnh , dụng cụ GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu khơi gợi cho HS nội dung bài học mới.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một ví dụ về một số hiện tượng mà em biết?

- HS lắng nghe câu hỏi, đưa ra câu trả lời: sấm sét, mưa đá, lũ quét, bão, động đất, sóng thần, nguyệt thực, nhật thực,...

- GV nhận xét, dẫn dắt vào nội dung bài học mới:

Có rất nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Ví dụ: mưa, nắng... là những hiện tượng thiên nhiên, tên lửa rời bệ phóng, đoàn tàu chạy trên đệm từ,...là những hiện tượng do con người tạo ra.

Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận đúng các hiện tượng đó hay không? Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cảm nhận hiện tượng

a) Mục tiêu:


+ Quan sát, minh chứng được sự cảm nhận sai của hiện tượng

+ Rút ra kết luận về cảm nhận sai của giác quan và khắc phục bằng cách đo

+ Lấy được ví dụ về sự cảm nhận sai của giác quan.

b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.

c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, thể tích.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-
GV cho HS quan sát hình 3.1 và 3.2 sgk và trả lời câu hỏi:
+ Nhìn vào hình 3.1, liệu em có thể khẳng định được hình tròn màu đỏ (hình a) và hình (b) to bằng nhau không?
+ Dựa vào hình 3.2 hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài và kiểm tra kết quả.

- GV yêu cầu HS: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện trả lời câu hỏi và kiểm chứng.
- HS đưa ra một số minh chứng con người có thể cảm nhận sai hiện tượng đang xảy ra nếu chỉ dựa vào cảm giác.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy trình bày quả thực hiện
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới.
I. Sự cảm nhận hiện tượng
- Đôi khi, giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.
- Để có thể đánh giá về hiện tượng một cách khách quan, không bị phụ thuộc vào cảm giác chủ quan thì người ta thực hiện các phép đo.
- Cách lấy ví dụ: Chuẩn bị sẵn một cốc nước và ống hút bằng nhựa. Trải nghiệm hiện tượng nhìn thấy ống hút bị gấp khúc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

a) Mục tiêu:


+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo chiều dài

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo chiều dài

b) Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi, tìm hiểu đơn vị đo và dụng cụ đo.

c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo chiều dài.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Đưa ra một số đơn vị đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
+ Đưa ra một số dụng cụ đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
- GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo chiều dài như bảng 3.1sgk.
II. Đo chiều dài
1. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

- Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là m.
- Một số đơn vị đo chiều dài khác:
Đơn vịKí hiệuĐổi ra mét
Kilométkm1000m
Métm1m
Decimétdm0,1m
Centimétcm0,01m
Milimétmm0,001m
Micrométum0,000001m

- Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước nhựa…
Hoạt động 3: Thực hành đo chiều dài, tập ước lược chiều dài

a) Mục tiêu:
Biết cách đo chiều dài, vai trò của của ước lượng, tập ước lượng chiều dài.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo chiều dài, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.

c) Sản phẩm: HS biết cách đo chiều dài

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát hình 3.4 sgk và hướng dẫn cho HS cách đo độ dài
- GV đặt câu hỏi: Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo?
- GV cho HS dùng thước và bút chì, kiểm tra lại câu trả lời của mình.
- GV cho HS làm bài luyện tập trang 22 sgk (ước lượng và đo chiều dài ngòn tay, chiều cao chiếc ghế, khách cách vị trí của em đến lớp).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
II. Đo chiều dài
- Cách đặt mắt:
+ Nếu đặt mắt như hình 3.6a sgk thì kết quả bằng số nhìn thấy trừ đi một vạch.
+ Ở hình 3.6b sgk thì kết quả bằng số nhìn thấy cộng thêm một vạch.

Ghi nhớ:
- Để cho chiều dài, người ta dùng thước.
+ Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

- Khi đo chiều dài bằng thước, cần:
+ ước lượng độ dài cần đo để chọn được thước đo phù hợp
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.

Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

a) Mục tiêu:


+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo khối lượng

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo khối lượng

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo khối lượng, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo khối lượng

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Đưa ra một số đơn vị đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
+ Đưa ra một số dụng cụ đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
- GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo khối lượng như bảng 3.2 sgk.
II. Đo khối lượng
1. Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng

- Đơn vị đo khối lượng là kg, kí hiệu là kg.
- Một số đơn vị đo khối lượng khác:
Đơn vịKí hiệuĐổi ra kilogam
Tấnt1000kg
Kilogamkg1kg
Gamg0,001kg
Miligammg0,000 001kg

- Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng hồ, cân lò xo…
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách ước lượng và đo khối lượng

a) Mục tiêu:
Biết cách đo chiều dài, biết cách ước lượng, tập ước lượng khối lượng.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo khối lượng, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.

c) Sản phẩm: HS biết cách ước lượng và đo khối lượng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Thảo luận cách đo và khắc phục thao tác sai khi đo.

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các loại cân mà em biết?
- GV dùng cân đồng hồ hướng dẫn HS cách đo khối lượng 2 bát gạo.
- GV gọi 3 HS lên bàn giáo viên, đứng ở ba vị trí khác nhau đọc kết quả đo (GV ghi kết quả của ba bạn đọc lên bảng) sau đó yêu cầu HS về chỗ, cả lớp cùng nghiên cứu và trả ời câu hỏi luyện tập trang 24sgk:
+ Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn C (thì kết quả thay đổi như thế nào).
+ Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn đúng bà đọc đúng chỉ số của cân?

NV2: Thực hành ước lượng và đo khối lượng.
- GV chia lớp thành các nhóm, sau đó phát cho mỗi nhóm một đồ vật khác nhau. GV yêu cầu các nhóm trước khi thực hiện đo hãy ước lượng khối lượng của đồ vật đó, sau đó thực hành đo và kiểm tra xem liệu nhóm đã ước lượng đúng hay chưa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
2. Cách đo khối lượng
- Cách đặt mắt:
+ Bạn B đặt mắt đúng vị trí
+ Số mà bạn A nhìn thấy bé hơn chỉ số của kim cân.
+ Số mà bạn C nhìn thấy lớn hơn chỉ số của kim cân.

Ghi nhớ:
Khi đo khối lượng bằng cân, cần:
+ ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân phù hợp
+ Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0
+ Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo vật lên móc cân.
+ Đặt mắt nhìn bà ghi kết quả đúng quy định.
Hoạt động 5: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo thời gian

a) Mục tiêu:


+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo thời gian

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo thời gian

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo thời gian

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Đưa ra một số đơn vị đo thời gian mà em biết?
+ Đưa ra một số dụng cụ đo thời gian mà em biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
- GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo khối lượng như bảng 3.3sgk
III. Đo thời gian
1. Tìm hiểu về đơn vị đo thời gian

- Đơn vị đo thời gian là giây, kí hiệu là s.
- Một số đơn vị đo thời gian khác:
Đơn vịKí hiệuĐổi ra giây
Ngàyd86 400s
Giờd3 600s
Phútmin60s
Giâys1s
Miligiayms0,001s
- Dụng cụ đo khối lượng: Đồng hồ bấm giờ điện tử.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách ước lượng và đo thời gian

a) Mục tiêu:
Biết cách đo thời gian, biết cách ước lượng, tập ước lượng thời gian.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo thời gian, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.

c) Sản phẩm: HS biết cách ước lượng và đo khối lượng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Thảo luận cách đo và khắc phục thao tác sai khi đo.

- GV dùng đồng hồ điện tử hướng dẫn HS cách đo thời gian.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả ời câu hỏi luyện tập trang 25sgk:
+ Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo bị ảnh hưởng như thế nào?
+ Nếu không điều chỉnh về đúng số O trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo được tính thế nào?

NV2: Thực hành ước lượng và đo thời gian.
- GV gọi 3 HS có tinh thần xung phong lên bảng, thực hành ước lượng và đo thời gian:
+ Bạn 1: ước lượng và đo thời gian một nhịp tim của mình.
+ Bạn 2: ước lượng và đo thời gian GV đi từ cuối lớp lên bục giảng.
+ Bạn 3: ước lượng và đo thời gian thời gian bạn viết xong dòng chữ “khoa học tự nhiên 6”.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.
- HS xung phong lên bảng để thực hiện ước lượng và đo thời gian theo sự phân công của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức .
2. Cách đo thời gian
- Nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo không còn chính xác. Nếu vậy cần phải trừ đi hoặc cộng thêm khoảng thời gian từ lúc bấm đến số 0 của đồng hồ.
- Nếu không điều chỉnh về đúng số 0 như hình 3.9 skg trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo phải trừ đi số chỉ này.
Ghi nhớ:
Khi đo thời gian bằng đồng hồ bấm giấy, cần:
+ Chọn chức năng phù hợp
+ Điều chỉnh để đồng hồ chỉ số 0
+ Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu và kết thúc đo.
+ Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố khắc sâu kiến thức bài học và phát triển kĩ năng

b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo luận đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy nêu đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian?

Câu 2: Em hãy trình bày cách đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận, đưa ra câu trả lời.

- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày kết quả, nhận xét và chuẩn đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Củng cố các kiến thức, kĩ năng trong bài học

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.

c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu:

+ Nhóm 1: Sử dụng thước dây đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, đo chiều cao của bàn học sinh và ghi kết quả.

+ Nhóm 2: Dùng cân đo khối lượng hộp phấn, quyển sách giáo khoa, chiếc cặp sách và ghi kết quả.

+ Nhóm 3: Dùng đồng hồ bấm giờ đo thời gian đi 10 bước chân, thời gian uống xong một ngụm nước, thời gian viết xong dòng chữ “ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN”.


- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành đo và ghi kết quả hoàn thành.

- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 4. ĐO NHIỆT ĐỘ​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Phát biểu được nhiệt độ là số đo “nóng”, “lạnh” của vật

- Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt

- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

- ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

+ Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN.

3. Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày.

+ Trung thực: Trung thực ghi lại và trình bày kết quả quan sát được.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
nhiệt kế, các cốc nước, vật để đo nhiệt, bông và cồn y tế, giáo án, sgk, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Khai thác kiến thức, kĩ năng và vốn sống của HS để đánh giá độ nóng/ lạnh. Khơi gợi hứng thú và dẫn dắt vào bài học.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV đặt ba cốc nước, để vào 3 cốc nước:
+ Cốc 1: bỏ nước lọc và mấy viên đá lạnh
+ Cốc 2: cốc nước lọc bình thường
+ Cốc 3: cốc nước vừa đun sôi

- GV yêu cầu HS quan sát, đưa ra dự đoán. Theo em, nước trong cốc 2 nóng hơn nước trong cốc nào và lạnh hơn nước trong cốc nào? Nước trong cốc nào có nhiệt độ cao nhất, nước trong cốc nào có nhiệt độ thấp nhất?
- GV dẫn dắt vào bài học: Để kiểm tra xem câu trả lời của các em có đúng hay không, chúng ta sẽ tìm hiểu các nội dung sau đây.


- HS quan sát GV đặt 3 cốc nước
- HS dự đoán:
+ Cốc 2 nóng hơn cốc 1 và lạnh hơn cốc 3.
+ Cốc 3 có nhiệt độ cao nhất, cốc 1 có nhiệt độ thấp nhất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt độ và độ nóng lạnh

a) Mục tiêu:
HS rút ra nhiệt độ là số đo độ nóng/ lạnh của một vật.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu nhận xét, trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, giảng giải cho HS để rút ra kết luận nhiệt độ là số đo độ nóng/ lạnh của một vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV cung cấp kiến thức cho HS: Độ nóng hay lạnh của một vật được xác định thông qua nhiệt độ của nó. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Nhiệt độ là số đo “nóng”, “lạnh” của vật.
Cũng như một số cảm giác khác, cảm giác nhiệt độ của chúng ta không phải lúc nào cũng đúng. Để khẳng định chính xác được nhiệt độ của vật, thay vì tin vào cảm giác thì người ta dùng cách đo. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế theo thang đo xác định.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS ghi chép nội dung cần ghi nhớ vào vở
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
I. Nhiệt độ và độ nóng lạnh
- Nhiệt độ là số đo “nóng”, “lạnh” của vật.
- Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế theo thang đo xác định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thang nhiệt độ Xen-xi-ớt

a) Mục tiêu:
HS rút ra cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt

b) Nội dung: GV cung cấp kiến thức, đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, cung cấp kiến thức cho HS
- GV cho HS quan sát nhiệt kế để cảm nhận
- GV hỏi HS: Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định để làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận kiến thức giáo viên truyền tải
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi 2 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
- GV cho 2 HS đó nhận xét câu trả lời của nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
II. Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nhiệt độ của nước đá đang tan được chọn làm hai nhiệt độ cố định. Khoảng giữa hai nhiệt độ này được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với một độ, kí hiệu là C.
- Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định để có một khoảng cách xác định giữa hai nhiệt độ này.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệt kế

a) Mục tiêu:


+ Rút ra được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

+ Biết được cách đo nhiệt độ cơ thể

b) Nội dung: GV cung cấp kiến thức, đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1:

- GV cho HS đọc kiến thức trong sgk.
- GV tổ chức hoạt động nhóm: Cho HS dùng nhiệt kế, cốc nước nóng, cốc nước lạnh, thước để thực hiện trải nghiệm chất lỏng nở ra khi đưa bầu nhiệt kế vào cốc nước nóng và co lại khi đưa vào cốc nước lạnh.
- GV hướng dẫn để HS rút ra được sự dài hay ngắn lại của một chất lỏng trong ống nhiệt kế.
NV2:
- GV cho HS sử dụng nhiệt kế để thảo luận tìm ra cách đo nhiệt kế.
- GV hướng dẫn HS rút ra cách đo (tr28sgk).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận kiến thức giáo viên truyền tải
- HS suy nghĩ, tìm ra cách đo nhiệt kế
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
III. Nhiệt kế
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.
- Cách đo:
+ B1: Đưa thủy ngân về vạch thấp nhất.
+ B2: Dùng bông và cồn ý tế làm sạch nhiệt kế.
+ B3: Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
+ B4: Sau khoảng 3 phút, lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.


Hoạt động 4: Tìm hiểu đo nhiệt độ cơ thể

a) Mục tiêu:
Biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng chỉ số của nhiệt kế.

b) Nội dung: GV cung cấp kiến thức, đưa ra câu hỏi, HS trả lời và thực hành.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hành của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS làm việc nhóm, dùng nhiệt kế để rút ra cách đặt mắt nhìn và đọc đúng chỉ số của nhiệt kế.
- Sau đó, GV giao cho mỗi nhóm: 1 nhiệt kế, bông và cồn y tế để tiến thành đo nhiệt độ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS cùng GV thảo luận, HS quan sát quá trình GV thực hành mẫu và tiến hành thực hiện theo sự hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm báo cáo kết quả mà nhóm đã thu được sau khi thực hành.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, nhận xét quá trình học tập của HS.
IV. Đo nhiệt độ cơ thể
- Cách đo:
+ B1: Đưa thủy ngân về vạch thấp nhất.
+ B2: Dùng bông và cồn ý tế làm sạch nhiệt kế.
+ B3: Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
+ B4: Sau khoảng 3 phút, lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Củng cố khắc sâu kiến thức bài học và phát triển kĩ năng

b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trao đổi, thảo luận đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hành

d) Tổ chức thực hiện:

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành đo nhiệt độ cơ thể của các bạn trong nhóm và ghi kết quả ra bảng theo mẫu:

STTTên thành viênNhiệt độ cơ thể
1Nguyễn Văn AC
2...........
3
4
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng báo cáo

- GV thu bảng báo cáo của các nhóm, nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 3. CÁC THỂ CỦA CHẤT​

BÀI 5. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được sự đa dạng của chất

- Trình bày được đặc điểm cơ bản ba thể của chất

- Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản của ba thể chất.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

+ So sánh, phân loại lựa chọn được các sự vật, hiện tượng quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

3. Phẩm chất:

+ Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.

+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
Tranh ảnh về sự đa dạng của chất, phiếu học tập, giáo án, sgk, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Kích thích sự tò mò của HS dựa trên vốn hiểu biết của HS về sự khác nhau giữa ba thể rắn, lỏng, khí. Sự đa dạn của vật thể và sự đa dạng của chất.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

? Quan sát xung quanh và nêu tên các đồ vật (vật thể)

? Sắp xếp các vật thể theo các nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật thể sống, vật không sống.


- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (riêng câu hỏi 2 HS có thể không trả lời đúng).

- GV giới thiệu: Để hiểu rõ hơn về sự đa dạng của vật thểm các vật thể được tạo nên từ đâu, các thể của chất, các đặc điểm của ba thể của chất, chúng ta sẽ học ở bài “Sự đa dạng của chất”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chất ở xung quanh ta

a) Mục tiêu:
Nêu được sự đa dạng của chất.

b) Nội dung: GV giảng giải, phát phiếu học tập, HS thảo luận, trả lời

c) Sản phẩm: Phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc nhanh kiến thức trong sgk và thực hiện phiếu học tập 1.
- GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về sự đa dạng của chất và trả lời câu hỏi: “Chất có ở đâu?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS cùng đọc thông tin, hoàn thành phiếu bài tập 1 và câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một số nhóm đứng dậy trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét cho nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
I. Chất ở xung quanh chúng ta
- Chất rất đa dạng, chất có ở xung quanh, ở đâu có vật thể, ở đó có chất, mọi vật thể đề do chất tạo nên.
- Một vật thể có thể có nhiều chất tạo nên. Ví dụ hình 5.1b,c,g
- Một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau. Ví dụ nước có trong các vật thể khác nhau như hình 5.1c,g.


Hoạt động 2: Tìm hiểu ba thể của chất và đặc điểm của chúng

a) Mục tiêu:


+ Trình bày được đặc điểm của ba thể chất

+ Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

b) Nội dung: GV giảng giải, phát phiếu học tập, HS thảo luận, trả lời

c) Sản phẩm: Phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc thông tin trong sgk.
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và trình bày kết quả thảo luận theo mẫu phiếu học tập 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS cùng đọc thông tin, hoàn thành phiếu bài tập 2.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một số nhóm đứng dậy trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
II. Ba thể của chất và đặc điểm của chúng
- Ba thể của chất là: rắn – lỏng – khí
- Đặc điểm các thể của chất:
Khối lượngHình dạngThể tích
Chất rắnCó khối lượng xác địnhCó hình dạng xác địnhCó thể tích xác định
Chất lỏngCó khối lượng xác địnhCó hình dạng của vật chứa nóCó thể tích xác định
Chất khíCó khối lượng xác địnhKhông có hình dạng xác địnhKhông có thể tích xác định


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về phân biệt vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất và ba thể của chất.

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV chia nhóm, yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập:

Câu 1: Chỉ ra các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống theo bảng mẫu sau:

CâuCụm từ in nghiêngVật thể tự nhiênVật thể nhân tạoVật sốngVật không sốngChất
1Dây dẫn điện
đồng, nhôm
chất dẻo
2Chiếc ấm
nhôm
3Giấm ăn (giấm gạo)
nước
4Cây bạch đàn
cellulose
giấy
Câu 2: Kể tên một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu đường?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành đo và ghi kết quả:

Câu 1:

  • Vật thể tự nhiên: cây bạch đàn
  • Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy
  • Vật sống: cây bạch đàn
  • Vật không sống: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy
  • Chất: đồng nhôm, chất dẻo, nhôm, acctic acid, nước, cellulose
Câu 2: xi măng, vôi, đá, cát, sắt, thép, đồng...

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức về sự đa dạng của chất, đặc điểm của chất để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS về nhà hoàn thành:

Câu 1: Kể tên các chất có trong một vật thể, kể tên các vật thể có chứ chất cụ thể?

Câu 2: Tại sao ta có thể bơm xăng vào bình chứa có hình dạng khác nhau?

Câu 3: Tại sao cần phải cất giữ chất khí trong bình?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào tiết học sau

- GV nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

PHIẾU HỌC TẬP 1

Tên hìnhVật thể tự nhiênVật thể nhân tạoVật sốngVật không sốngVật được làm từ/ được tạo bởi chất nào?
5.1a
5.1b
5.1c
5.1d
5.1e
5.1g
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Khối lượngHình dạngThể tích
Chất rắn
Chất lỏng
Chất khí
Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6. TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được một số tính chất của chất, khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tự, sự đông đặc.

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sôi.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

+ Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

3. Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày.

+ Trung thực: Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, thực hiện được.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
tranh ảnh, mẫu vật, phiếu học tập, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Kích thích sự tò mò của HS nhu cầu tìm tòi khám phá tình huống.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Cách HS phân biệt ba loại bình chứa khác nhau.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đựng ba loại chất lỏng vào ba bình, trong đó: 1 bình chứa nước, 1 bình chứa rượu, 1 bình chứa giấm ăn.

- GV cho HS quan sát mẫu vật, yêu cầu HS tìm cách phân biệt chúng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra cách phân biệt ba bình chất lỏng theo cách hiểu của mình.

- GV nêu vấn đề: Để biết câu trả lời của bạn nào đúng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tính chất của chất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của chất

a) Mục tiêu:
Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hóa học).

b) Nội dung: GV giao phiếu học tập, HS đọc nội dung sgk, suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-
GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ trao đổi, thảo luận tìm ra câu trả lời
- GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày: Mỗi nhóm trình bày 2 câu hỏi.
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới.
I. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt…
- Tính chất hóa học: là khả năng bị biến đổi thành chất khác.
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1: Tính chất của nước: thể lỏng, không màu, không mùi, không vị, hòa tan được đường, muối ăn, nước.

Câu 2: Hoàn thành bảng:

Vật thể
Tính chất vật lí
Thể
Màu sắc
Mùi vị
Tính chất khác
Dây đồngRắnNâu đỏKhông mùiDẫn điện, dẻo
Kim cươngRắnTrong suốtKhông mùiCứng
ĐườngRắnMàu trắngVị ngọtTan trong nước
Dầu ô liuLỏngMàu trắngThơmSánh, không tan trong nước
Câu 3: Hình 6.2a: Gỗ cháy thành than, không còn giữ được tính chất ban đầu. Chất mới tạo thành là than.

Hình 6.2b: Dây xích xe đạp bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí tạo thành một chất mới.

Câu 4: Vì lớp dầu mỡ sẽ ngăn sắt tiếp xúc và tác dụng với oxygen trong không khí.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển thể của chất

a) Mục tiêu:


- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sôi.

b) Nội dung: GV giao phiếu học tập, HS làm thí nghiệm báo cáo kết quả.

c) Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập số 2.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-
GV cho HS đọc thông tin sgk.
- GV phát phiếu học tập 2, cho HS tiến hành thí nghiệm và điền kết quả quan sát được trong quá trình làm thí nghiệm để hoàn thành phiếu BT.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả
- GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện, hỗ trợ khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV thu phiếu học tập số 2
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình thu được.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hành, chuyển sang nội dung mới.
II. Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và đông đặc

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
2. Sự bay hơi và ngưng tụ
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí) được gọi là sự bay hơi.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
3. Sự bay hơi
- Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vừa tạo ra các bọt khí , vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của nước không thay đổi. Đối với một số chất lỏng khác, sự sôi cũng diễn ra tương tự.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Kể thêm được một số tính chất vật lí khác, phân biệt được tính chất vật lí và tính chất hóa học.

- Chỉ ra được quá trình chuyển thể của chất trong một số hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KẾT QUẢ
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
Câu 1: Kể thêm một số tính chất vật lí khác của chất mà em biết?
Câu 2: Phân biệt tính chất vật lí, tính chất hóa học được mô tả trong các hình 6.3?
Câu 3: Hãy cho biết đã có quá trình chuyển thể nào xảy ra khi đun nóng một miếng nến và để nguội?
Câu 4: Hãy cho biết trong mỗi trường hợp sau đã diễn ra quá trình bày hơi hay ngưng tụ?
a. Quần áo ướt khi phơi nắng thì khô dần
b. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ dần khi ta tắm nước nóng

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành đo và ghi kết quả.
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.


Câu 1:
nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc.
Câu 2: Tính chất hóa học hình a, b; tính chất vật lí hình c, d.
Câu 3: Khi đun miếng nến, sau để nguội thì quá trình nóng chảy và đông đặc đã xảy ra.
Câu 4: a. Bay hơi, b. Ngưng tụ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Vận dụng được các kiến thức đã học về tính chất và sự chuyển thể của chất để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS giải thích

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Vì sao cần bảo quản những chiếc kem trong ngăn đá của tủ lạnh?

- HS thảo luận với các bạn trong nhóm cặp đôi

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Vận dụng kiến thức đã biết và đã đọc sgk (trang 33), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác? ....................................................................................................................
...............................................................................................................................
Câu 2: Quan sát hình 6.1 nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi vật thể. Điền các thông tin vào bảng dưới đây:
Vật thể
Tính chất vật lí
Thể
Màu sắc
Mùi vị
Tính chất khác
Dây đồng
Kim cương
Đường
Dầu ô liu
Câu 3: Quan sát hình 6.2, cho biết ở hình a, gỗ cháy thành than có còn giữ được tính chất ban đầu không, hình b dây xích xe đạp bị gỉ, gỉ sắt có phải là sắt hay không? Chất mới tạo thành trong hai hình a, b là chất nào?.................................
...............................................................................................................................
Câu 4: Những đồ vật bằng sắt (khóa cửa, dây xích...) khi được bôi dầu mỡ sẽ không bị gỉ? Vì sao? ...........................................................................................
...............................................................................................................................


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm “Sự chuyển thể của chất” theo hướng dẫn (hình 6.4, sgk) và điền các thông tin vào bảng sau:
Thí nghiệmCách tiến hànhYêu cầuKết quả và nhận xét
1- Cho 4 – 6 viên nước đá vào hai cốc thủy tinh A, B khô.
- Cốc A đun nóng nhẹ, cốc B để yên không đun.
1. Ghi lại khoảng thời gian các viên nước đá trong cốc tan hoàn toàn.
2. So sánh khoảng thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc A và cốc B.
3. Quan sát và nhận xét mặt ngoài của cốc B.
2- Tiếp tục đun nóng cốc A đến khi nước sôi.
- Theo dõi nhiệt độ qua nhiệt kế.
1. Quan sát sự xuất hiện bọt khí và ghi lại nhiệt độ trong cốc A, mỗi lần cách nhau 1 phút.
2. Mô tả các hiện tượng khi nước sôi. Khi nước sôi ghi lại nhiệt độ 3 lần cách nhau 1 phút.
3. So sánh các giá trị nhiệt độ ghi lại được trước và sau khi nước sôi.
Câu 2: Cho biết các thể của nước đá được chuyển đổi như thế nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 4. OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ​

BÀI 7. OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được một số tính chất của oxygen và thành phần của không khí.

- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

- Trình bày được sự ô nhiễm không khí.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Tìm được từ khóa, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

3. Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày.

+ Trung thực: Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, thực hiện được.

+ Trách nhiệm: Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
hình ảnh, phiếu học tập, dụng cụ thí nghiệm, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Giúp HS huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu vấn đề được học trong chủ đề nhằm kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung mới.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi khi quan sát hình ảnh người thợ lặn trong sgk:
1. Người thợ lặn treo bình khí gì khi lặn xuống biển?
2. Vì sao oxygen được sử dụng trong bình khí của người thợ lặn?
3. Các em hãy tìm ví dụ khác cần phải sử dụng khí oxygen có trong thực tế cuộc sống?

- GV lắng nghe câu trả lời, dẫn dắt HS vào bài học mới: Người ta có thể nhịn ăn trong ba tuần, nhịn uống trong ba ngày nhưng không thể nhịn thở ba phút. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu oxygen trong bài học ngày hôm nay.
- HS tiếp nhận câu hỏi, đưa ra câu trả lời:
(1) Bình chứa khí oxygen
(2) Khí oxygen được sử dụng trong bình khí của người thợ lặn vì khí oxygen duy trì sự hô hấp cho con người.
(3) Bình chứa oxygen để cấp cứu bệnh nhân, máy sục khí oxygen vào bể cá cảnh, ao hồ nuôi tôm, cá...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxygen và tầm quan trọng của oxygen

a) Mục tiêu:
Nêu được một số tính chất của oxygen, nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-
GV đặt vấn đề: Xung quanh chúng ta là không khí, chúng ta đang hít thở không khí và trong không khí có oxygen. Hãy nêu tất cả những điều em biết về oxygen?
- GV hướng dẫn HS rút ra tính chất vật lí của Oxygen và nêu tầm quan trọng của oxygen?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
- GV tiếp tục cho HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm chứng minh oxygen duy trì sự cháy và điều kiện cung cấp nhiệt ban đầu cho sự cháy (sự khơi mào).
- GV đặt câu hỏi: Vì sao khi đốt bếp than, bếp lò muốn ngọn lửa cháy to hơn ta thưởng thổi hoặc quạt mạnh vào bếp?
- GV dẫn dắt: Đến đây chúng ta quay trở lại với câu trả lời của bạn trên hình ở phần mở đầu vào bài trong bình khí của người thợ lặn bình đó có phải chứa khí oxygen hay không? Người ta nạp khí oxygen bằng cách nào? Yêu cầu HS đọc phần em có biết để hiểu rõ vai trò của oxygen nén.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
- HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức và nêu vấn đề: Oxygen có vai trò quan trọng như vậy nhưng oxygen cũng là một trong những điều kiện để phát sinh ngọn lửa (cháy). Nếu có đám cháy xảy ra cách dập tắt đám cháy như thế nào? HS về nhà đọc và tìm hiểu thêm mục Em có biết và mục Tìm hiểu thêm để biết cách dập tắt các đám cháy.
I. Tìm hiểu oxygen
1. Tính chất vật lí

- Là chất không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
2. Vai trò của oxygen
Nhờ tính chất dễ nến, khí oxygen được nén vào những bình chứa khí đặc biệt cùng một số khí khác, để phục vụ nhiều mục đích khác nhau: trong y tế, chinh phục độ cao hay khám phá đại dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành phần của không khí

a) Mục tiêu:
Nêu được thành phần của không khí, tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

b) Nội dung: GV hướng dẫn làm thí nghiệm, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS thí nghiệm và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm và câu trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm; hướng dẫn HS mô tả các hiện tượng quan sát được hoặc có thể viết sẵn phiếu học tập theo mẫu để HS điền thông tin cho thuận lợi:
+ Bước 1: Chuẩn bị chậu thuỷ tinh chứa khoảng 1 lít nước. Sau đó cho một vài viên xút (NaOH) hoặc dung dịch NaOH đặc khuấy đều cho xút hoà tan hết tạo thành dung dịch kiềm loãng.
+ Bước 2: Chuẩn bị một mẫu xốp hoặc mẫu gỗ nhỏ, dính cho mẫu nến nhỏ bám trên bề mặt mẫu xốp hoặc mẫu gỗ rồi đặt vào trong chậu thuỷ tinh. Up cộc thuỷ tinh vào và đánh dấu mực nước (trong cốc có thể dùng mẫu dây chun hoặc bút dạ đánh dấu lại).
+ Bước 3: Nhấc cốc ra, châm lửa vào ngọn nến cho cháy sau đó úp nhanh cốc lại.
+ Bước 4: Sau khi nến tắt, quan sát mực nước dâng lên chiếm khoảng bao nhiêu phần cột không khí trong cốc.

- GV yêu cầu HS dựa vào vào hình 7.3 (SGK), nêu thành phần không khí?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát GV hướng dẫn, thực hiện thí nghiệm, tiến hành thực hiện theo sự hướng dẫn chi tiết của GV. HS quan sát kết quả và đưa ra câu trả lời.
- Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV nhắc HS đeo găng tay vì dung dịch kiềm loãng sẽ gây ngứa tay.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
- HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
II. Không khí
1. Thành phần của không khí

Thí nghiệm:
(1) Mô tả hiện tượng: Khi châm nến, nến cháy cho đến khi tắt thì thấy mực nước dâng lên chiếm khoảng 1/5 khoảng trống của cốc, từ đó suy ra lượng oxygen khoảng 1/5 thể tích không khí. chiếm
- Khi nến cháy chỉ có oxygen cháy, khi cháy tạo ra khí carbon dioxide, khí này hoà tan trong dung dịch kiềm loãng làm cho thể tích khí trong bình giảm đi, vì vậy nước dâng lên. – Khí oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích tương ứng với 20 %, như vậy oxygen chiếm khoảng 20% thể tích không khí. Lưu ý: HS có thể chưa giải thích được vì sao nước dâng lên, GV có thể đặt thêm câu hỏi và gợi ý cho HS trả lời.
(2) Thành phần không khí về thể tích: oxygen chiếm 21%; nitơ chiếm 78%; còn lại 1% là hơi nước, khí carbon dioxide và các khí khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của không khí, sự ô nhiễm của không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường.

a) Mục tiêu:
Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên, sự ô nhiễm không khí. Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Quan sát hình 7.4, nêu một số vai trò của không khí đối với tự nhiên?
+ Nhóm 2: Quan sát hình 7.6 cho biết nguồn lây ô nhiễm không khí nào là do tự nhiên, và nguồn nào là do con người gây ra?
+ Nhóm 3: Ô nhiễm không khí đã có những ảnh hưởng như thế nào đến con người và tự nhiên?
+ Nhóm 4: Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hình thành nhóm, bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Các HS nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
II. Không khí
2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên

+ Oxygen cần cho sự hô hấp
+ Cacbon dioxide cần cho sự quang hợp.
+ Nito cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.
+ Hơi nước điều hòa nhiệt độ, nguồn gốc sinh ra mây, mưa.
3. Sự ô nhiễm của không khí và một số biện pháo bảo vệ…
a. Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí
+ Một số chất gây ô nhiễm: Cacbon monoxide, cacbon dioxide, sulfur dioxide…
+ Nguồn lây: ô nhiễm tự nhiên, ô nhiễm do con người gây ra.
b. Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên.
+ Gây ra một số loại bệnh về đường hô hấp, dị ứng, làm suy giảm khả năng hoạt động thể chất…
+ Gây ra hiện tượng thiên tai hạn hán, băng tan, mưa acid…
c. Biện pháp bảo vệ môi trường không khí
+ Sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.
+ Trồng thêm nhiều cây xanh
+ Sử dụng tiết kiện nước và các năng lượng sạch.
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về tính chất và tầm quan trọng của oxygen và không khí; ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trong logo luyện tập (SGK):

Câu 1: Hiện tượng thực tế nào chứng tỏ oxygen ít tan trong nước?

Câu 2: Vì sao sự cháy trong không khí kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen?

Câu 3: Trong nhà em có thể có những nguồn gây ô nhiễm không khí nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

C1: Các hiện tượng thực tế chứng tỏ oxygen ít tan trong nước: hiện tượng cá dưới hồ ao thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước ngáp; người ta thường lắp máy thổi oxygen vào các bề nuôi cá cảnh hoặc máy sục khí oxygen trong các hồ, ao nuôi tôm cá,...

C2: Sự cháy trong không khí kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen, vì oxygen trong không khí chỉ chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên không thể cháy mạnh bằng cháy trong oxygen.

C3: Trong nhà em có thể có những nguồn gây ô nhiễm không khí: đốt than, củi để đun nấu; rác thải; phấn hoa; sơn tường; khói thuốc; hoá chất tẩy rửa, ...

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức của cả bài bằng sơ đồ tư duy.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Vận dụng được các kiến thức đã học trong bài để giải thích một số hiện tượng quan trong đời sống. Tìm hiểu được thêm về một số vấn đề liên quan đến sự cháy, cách dập các đám cháy do các nguồn gây cháy khác nhau, hiện tượng hiệu ứng nhà kính...

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS thảo luận với bạn theo cặp đôi và trả lời trên lớp một số câu hỏi trong logo vận dụng (SGK):

Câu 1: Em hãy nêu ra hiện tượng chứng tỏ oxygen có trong đất?

Câu 2: Em hãy lấy các ví dụ về sự cháy được dùng trong đời sống hằng ngày?

Câu 3: Em hãy nêu ra hiện tượng trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

C1: Hiện tượng chứng tỏ oxygen có trong đất: Một số sinh vật sống được trong đất, ví dụ con giun. Hoặc khi hoà tan hòn đất khô trong nước thấy có xuất hiện bọt khí, chứng tỏ trong đất có không khí, do đó có oxygen.

C2: Sự cháy dùng trong đời sống để đun nấu: đốt than, củi, gỗ, gas,... để nấu chín thức ăn, để sưởi ấm, để thắp sáng. Sự cháy trong công nghiệp sản xuất: đốt lò, nung gốm sứ,... Sự cháy sinh ra nhiệt sử dụng trong hoạt động các máy móc, phương tiện giao thông.

C3: Hiện tượng trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước: Bánh mì để ngoài không khí bị hút ẩm; với cục để lâu trong không khí bị hút ẩm và rã ra thành bột;...

- GV gọi HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. GV bình luận, nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM.​

BÀI 8. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Trình bày được đặc điểm của sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ nói, viết...

3. Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày.

+ Trách nhiệm: Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
hình ảnh, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Giúp HS huy động vốn kinh nghiệm hoặc quan sát hình ảnh hoặc quan sát thực tế để tìm hiểu để được học trong chủ đề, nhằm kích thích sự tò mò, mong tìm hiểu nội dung mới.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trong SGK, cho HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bảng:
Tên bộ một số bộ phậnVật liệu làm nên bộ phậnChất tạo nên vật liệu
Lốp xe
Cửa kính
Động cơ
Tay nắm
....
- GV gọi HS đứng dậy trả lời, GV nhận xét dẫn dắt vào bài học mới.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
+ Lốp xe – cao su – cao su
+ Cửa kính – thủy tinh – thủy tinh
+ Động cơ – kim loại – sắt là thành phần chính.
+ Tay nắm – nhựa – nhựa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vật liệu thông dụng

a) Mục tiêu:


- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu thông dụng

- Nêu được cách sử dụng một số vật liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1:

- GV chia lớp thành các nhóm, hoàn thành phiếu học tập 1 để biết được tính chất, dứng dụng và cách sử dụng an toàn hiệu quả của các vật liệu đó.
NV2:
- Từ 3 nhóm đã chia sẵn ở nhiệm vụ 1, GV tiếp tục cho các nhóm tìm hiểu và đề xuất cách kiểm tra tính chất của một số chất theo bảng 8.1sgk. Cụ thể:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhựa, kim loại
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cao su, thủy tinh
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về gốm, gỗ.

- GV đặt thêm các câu hỏi cho các nhóm:
+ Trình bày cách sử dụng các vật liệu bảo đảm sự phát triển bền vững.
+ Tìm một số dẫn chứng để chỉ ra rằng việc sử dụng nhựa không hợp lí, không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ và môi trường. Chúng ta cần làm gì để làm giảm thiểu rác thải nhựa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV quan sát các nhóm hoạt động thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Một số vật liệu thông dụng
1. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng
*Nhựa:

+ Dễ tạo hình, nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường
+ Nhựa được dùng chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống.
+ Không nên để vật liệu bằng nhựa nơi có nhiệt độ cao. Hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần.
* Kim loại:
+ Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
+ Sử dụng làm vật dụng, máy móc, phương tiện trong cuộc sống hằng ngày.
+ Khi sử dụng vật liệu kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và dẫn nhiệt của vật. Sơn lên bề mặt kim loại để không bị gỉ.
* Cao su
+ Có khả năng chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước.
+ Khi sử dụng không nên để ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên tiếp xúc với hóa chất và đồ sắc nhọn.
* Thủy tinh:
+ Không thấm nước, trong suốt
+ Khi sử dụng cần cẩn thận, tránh đổ vỡ, không để vật cứng đè lên.
*Gốm: cứng, bền, cách điện tốt, chịu nhiệt độ cao.
* Gỗ: bền chắc, dễ tạo hình, dùng làm đồ dùng nội thất
2. Sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững
+ Cần bảo quản và sử dụng đúng cách
+ Khuyến khích dùng vật liệu có thể tái sử dụng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số nhiên liệu thông dụng

a) Mục tiêu:


- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng nhiên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm s phát triển bền vững.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS thảo luận theo nhóm với cùng nhiệm vụ, thảo luận bốn câu
hỏi sau:
+ C1: Thảo luận nhóm, phân tích, tìm hiểu một số nhiên liệu về: phân loại nhiên liệu, cho ví dụ (kể tên một số loại nhiên liệu), tính chất, ứng dụng.
+ C2: Đề xuất phương án kiểm chứng xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
+ C3: An ninh năng lượng là gì? Vì sao phải bảo đảm an ninh năng lượng?
+ C4: Vì sao cần sử dụng nhiên liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững? Nêu một số cách sử dụng nhiên liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm nhận nhiệm vụ theo các nhiệm vụ tương tự như nội dung trên, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV quan sát các nhóm hoạt động thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Một số nhiên liệu thông dụng
Phân loạiVí dụTính chấtỨng dụng
Nhiên liệu rắnThan, gỗ củi, mùn cưa, vỏ trấu…Than cháy, tỏa nhiều nhiệtDùng đun nấu, sưởi ấm,.. là nhiên liệu trong công nghiệp
Nhiên liệu lỏngXăng, dầu, cồn…Dễ bắt cháy, dễ bay hơiChạy động cơ, là nhiên liệu trong ngành công nghiệp, giao thông…
Nhiên liệu khíDầu mỏ, khí hóa lỏng…Dễ cháy và lan tỏa nhiều nhiệt.là nhiên liệu trong ngành điện, gốm sứ…
2. An ninh năng lượng
Là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
3. Sự dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.
+ Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy: cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.
+ Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
+ Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo, ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng

a) Mục tiêu:


- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng nguyên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS thảo luận theo nhóm với cùng nhiệm vụ, thảo luận ba câu hỏi sau:
+ C1. Thảo luận nhóm, phân tích, tìm hiểu một số nguyên liệu và nêu tên một số nguyên liệu; nêu thành phần hoặc tính chất, ứng dụng của một số nguyên liệu.
+ C2. Đề xuất được phương án kiểm chứng độ cứng của đá vôi và tiến hành thí nghiệm đá với tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid. Giải thích hiện tượng mưa acid làm hư hại các tượng đá để ngoài trời.
+ C3. Vì sao cần sử dụng nguyên liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững? Nêu một số cách sử dụng nguyên liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV quan sát các nhóm hoạt động thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Một số nguyên liệu thông dụng
1. Tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng

Tên NLThành phầnỨng dụng
QuặngLà các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại, đá quý… với hàm lượng lớn.Nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp luyện kim, sản xuất nhôm, sản xuất phân bón…
Đá vôiThành phần chính là calcium carbonate, tương đối cứng, không tan trong nước.Làm vật liệu xây dựng, làm chế phẩm…
2. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Việc khai thác quá mức, không có kế hoạch -> nguyên liệu cạn kiệt, ảnh hưởng tới môi trường.
- Việc khai thác phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên môi trường.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về tính chất, ứng dụng và cách sử dụng một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Nêu một số ứng dụng khác của nhiên liệu từ dầu mỏ.

Câu 2: Khi thải (carbon dioxide, sulfur dioxide...), bụi mịn do quá trình đốt than, xan dầu ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ con người, môi trường và xã hội?

Câu 3: Hiện nay, nước ta còn nhiều lò nung vôi thủ công đang hoạt động. Nếu những tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường?

- HS thảo luận cặp đôi suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

C1: Một số ứng dụng khác của nhiên liệu từ dầu mỏ: công nghiệp hoá dầu sản xuất chất dẻo, dược phẩm, mĩ phẩm (son môi,...), pin mặt trời,...

C2: Khí thải (carbon dioxide, sulfur dioxide...), bụi mịn do quá trình đốt than, xăng dầu ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người, môi trường và xã hội.

Hiện tượng ô nhiễm không khí ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người, môi trường và xã hội. Cụ thể, ô nhiễm không khí có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp; bệnh ở mắt, da; bệnh đường máu, bệnh về tim mạch; gây ung thư,... cho con người. Đối với động vật, ô nhiễm không khí gây ra sự nhiễm độc do bị hít phải trực tiếp và qua chuỗi thức ăn. Đối với thực vật, ô nhiễm không khí làm hỏng hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh, cây không phát triển được, còi cọc, cháy đốm, rụng lá. Mưa acid làm hư hại các công trình kiến trúc bằng sắt thép và đá,...


C3: Hiện nay, nước ta còn nhiều lò nung vôi thủ công đang hoạt động. Những tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường: Gây ô nhiễm môi trường không khí, khí thải của các lò nung vôi có chứa khí carbon dioxide, sulfur dioxide; bụi mịn,... nên cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người môi trường và xã hội.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thứ, khen ngợi tinh thần học tập, chịu khó suy nghĩ của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:


- Vận dụng được các kiến thức đã học trong bài để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống.

- Tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng vật liệu, nguyên liệu nhiên liệu an toàn, hiệu quả bảo đảm sự phát triển bền vững ở gia đình và địa phương HS.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hãy kể tên một số vật dụng bằng thuỷ tinh ở gia đình em. Cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?

Câu 2: Các việc làm sau đây có tác dụng gì?

a) Thổi không khí vào lò;

b) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu;

c) Không nên để lửa quá to khi đun nấu.


Câu 3: Hãy kể tên một số nguyên liệu được sử dụng trong đời sống hằng ngày mà em biết. Từ những nguyên liệu đó có thể tạo ra những sản phẩm gì?

Câu 4: Hãy nêu ví dụ về việc sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững ở địa phương em.

- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà:

+ Làm bài tập số 2, 3, 4 (SGK trang 65).

+ Sưu tầm một số mẫu vật làm từ các vật liệu khác nhau, nộp sản phẩm vào buổi học sau. GV đánh giá nhận xét sản phẩm của HS.


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

BÀI 9. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thông dụng

- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Trình bày được đặc điểm của sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ nói, viết...

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm: Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, Có ý thức tìm hiểu, bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi xâm hại đến thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
hình ảnh liên quan đến bài học, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Giúp HS huy động vốn kinh nghiệm hoặc quan sát hình ảnh hoặc quan sát thực tế để tìm hiểu để được học trong chủ đề, nhằm kích thích sự tò mò, mong tìm hiểu nội dung mới.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi: Em hãy chia sẻ cùng thầy cô giáo và các bạn, những món ăn hằng ngày của gia đình em?

- HS lần lượt xung phong chia sẻ về bữa cơm của gia đình mình.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lương thực, thực phẩm

a) Mục tiêu:
Kể được tên và phân biệt được lương thực – thực phẩm

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và vận dụng vốn kinh nghiệm của mình, hãy thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên các lương thực, thực phẩm trong cuộc sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, cùng trao đổi và tìm ra câu trả lời
- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình hoặt động cặp đôi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Các lương thực – thực phẩm thông dụng
- Lương thực như gạo, ngô, sắn, khoai… có chứa tinh bột.
- Lương thực như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, rau, củ…được dùng để làm các món ăn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của lương thực – thực phẩm

a) Mục tiêu:
Trình bày được vai trò của lương thực – thực phẩm.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS thảo luận trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi:
+ Hãy cho biết tên các lương thực – thực phẩm giàu:
a. tinh bột, đường
b. chất béo
c. chất đạm
d. vitamin và chất khoáng

- Sau đó, GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm về nhà thực hiện dự án tìm hiểu về sản phẩm với các nội dung:
- Sản phẩm: bài thuyết trình/ trình bày
- Câu hỏi nội dung:
+ Kể tên một số lương thực – thực phẩm.
+ Phân loại lương thực – thực phẩm
+ Tính chất và cách bảo quản lương thực – thực phẩm
+ Vai trò của lương thực – thực phẩm.
+ Tìm hiểu một số thông tin về lương thực – thực phẩm ở địa phương.
+ Trình bày chế độ ăn uống hợp lí.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, nêu tên các sản phẩm thuộc các nhóm khác nhau.
- HS lắng nghe nội dung làm dự án, ghi nhớ, hoàn thành và báo cáo vào tuần sau.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- GV giải đáp một số thắc mắc của HS về quy trình và nội dung làm dự án.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Vai trò của lương thực – thực phẩm
Lương thực – thực phẩm cung cấp chất thiết yếu cho cơ thể con người như chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng,...
+ Chất bột, đường cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
+ Chất béo có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ thể và các hoạt động số của cơ thể.
+ Chất đạm là một trong những thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.
+ Các loại vitamin và chất khoảng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của lương thực – thực phẩm

a) Mục tiêu:


+ Trình bày được tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng.

+ Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất một số lương thực, thực phẩm thông dụng.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS thảo luận trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi tìm hiểu thông tin trong hình 9.1 và 9.2 sgk, vận dụng kiến thức phần III, trả lời câu hỏi:
+ Em hãy chứng minh lương thực – thực phẩm rất đa dạng?
+ Trình bày tính chất của lương thực – thực phẩm?
+ Trình bày cách bảo quản lương thực – thực phẩm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, chia sẻ cùng nhau các nội dung giáo viên yêu cầu.
- GV quan sát quá trình HS thảo luận cặp đôi, nhắc nhở HS chưa có ý thức trong học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Tính chất của lương thực – thực phẩm
- Lương thực - thực phẩm rất đa dạng, chúng có thể ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến.
- Tính chất: Lương thực - thực phẩm dễ bị hỏng do không bảo quản đúng cách nên bị nấm và vi khuẩn phân huy.
- Cách bảo quản: đông lạnh, hút chân không, hun khói, sấy khô, sử dụng muối hoặc đường.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về tính chất, ứng dụng và cách sử dụng một số lương thực – thực phẩm.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, trả lời câu hỏi trong logo luyện tập:

Hãy điều tra về tính chất và cách sử dụng, cách bảo quản của các loại lương thực – thực phẩm và hoàn thành bảng 9.1sgk

Tên lương thực, thực phẩmTính chấtCách sử dụngCách bảo quản
- HS thảo luận cặp đôi suy nghĩ, đưa ra câu trả lời

- GV yêu cầu một số HS trình bày câu trả lời trước lớp, GV nhận xét, chốt lại kiến thức, khen ngợi tinh thần học tập, chịu khó suy nghĩ của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:


- Vận dụng được các kiến thức đã học trong bài để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống.

- Tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng và bảo quản lương thực – thực phẩm.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau: Hãy nêu cách bảo quản lương thực – thực phẩm ở gia đình em?

- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Tìm hiểu thông tin về một số lương thực – thực phẩm ở địa phương? Thế nào là một chế độ ăn hợp lí?Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

CHỦ ĐỀ 6. HỖN HỢP​

BÀI 10. HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT, DUNG DỊCH​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.

- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.

- Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

- Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

+ Lập kế hoạch thực hiện.

+ Thực hiện kế hoạch

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
hình ảnh liên quan đến bài học, dụng cụ và hóa chất thực hiện thí nghiệm, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Khai thác vốn sống của học sinh để kể tên những vật thể mà thành phần của chúng là hỗn hợp (có hai hoặc nhiều chất trộn lẫn với nhau).

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên những vật thể mà thành phần của chúng có hai hoặc nhiều chất trộn lẫn với nhau?

- HS ghi kết quả vào mẩu giấy, lần lượt xung phong trả lời.

- GV ghi kết quả thu thập từ một số HS lên bảng, khuyến khích HS đưa ra thêm các chất trong hỗn hợp.

- GV đặt vấn đề: Các vật thể tạo nên từ hai hoặc nhiều chất, ta nói chúng là hỗn hợp. Vậy hỗn hợp là gì, có những loại hỗn hợp nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học – Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết

a) Mục tiêu:
Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là hỗn hợp, chất tinh khiết?
+ Nước muối sinh lí, bột canh là chất tinh khiết hay là hỗn hợp. Chỉ ra các thành phần nếu là hỗn hợp. Lấy các ví dụ khác về hỗn hợp?
+ Nếu loại bỏ chất sodium chloride ra khỏi nước muối sinh lí ta được nước có phải chất tinh khiết không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hình thành nhóm, cùng trao đổi và tìm ra câu trả lời
- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình hoặt động nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
I. Hỗn hợp, chất tinh khiết
- Khái niệm:
+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp.
+ Chất không lẫn chất nào được gọi là chất tinh khiết.
- Nước muối và bột canh là hỗn hợp. Trong nước muối sinh lí có hai chất thành là sodium chloride và nước; trong bột canh có nhiều chất thành phần như muối, đường,...
- Khi loại bỏ sodium chloride ra khỏi nước muối sinh lí ta được chất tinh khiết là nước.
Kết luận:
+ Hai hoặc nhiều chất thành phần trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
+ Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
+ Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác.
Hoạt động 2: Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

a) Mục tiêu:
Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS thảo luận trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV sử dụng hình 10.2, hình 10.3 SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào đặc điểm nào người ta nói nước muối là hỗn hợp đồng nhất, dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất? Bột canh là hỗn hợp đồng nhất hay hỗn hợp không đồng nhất?
+ Em hãy lấy thêm một số ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận cặp đôi, cùng trao đổi và tìm ra câu trả lời
- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình hoặt động nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
I. Hỗn hợp, chất tinh khiết
2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

- Trong hỗn hợp đồng nhất không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.
- Trong hỗn hợp không đồng nhất xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.
Hoạt động 3: Phân biệt huyền phù, nhũ tương và dung dịch

a) Mục tiêu:


- Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.

- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, phân biệt và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả phân biệt ba loại hỗn hợp của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng HS thực hiện các thí nghiệm quan sát thành phần của huyên phù (ví dụ cốc nước cam vắt khuấy đều), nhũ tương (ví dụ: hỗn hợp dầu ăn và nước khuây đều), dung dịch (ví dụ nước muối) và chỉ ra sự khác nhau về các thành phần trong hỗn hợp tạo thành ở thí nghiệm trên.
- GV tổ chức cho HS sử dụng kết quả thí nghiệm đã thực hiện kết hợp với tìm kiếm thông tin trong SGK để trả lời được dung dịch, dung môi là gì, phân biệt dung dịch và dung môi.
- GV tổ chức cho HS thảo luận chỉ ra một số khí có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để lần lượt tìm ra sự phân biệt giữ huyền phù, nhũ tương và dung dịch.
- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Sau khi tìm hiểu xong, GV gọi HS đứng dậy nêu cách phân biệt.
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
II. Huyền phù, nhũ tương, dung dịch
+ Huyền phủ có chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.
+ Nhũ tương có chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.
+ Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
+ Chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn trong dung dịch thường được gọi là dung môi.
Hoạt động 4: Tìm hiểu chất rắn hòa tan và chất rắn không hòa tan trong nước

a) Mục tiêu:


– Nhận ra được các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.

– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, phân biệt và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả phân biệt ba loại hỗn hợp của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu: Hãy kể tên một số chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước mà em biết?
- GV đặt câu hỏi: Chúng ta có thể kiểm tra một chất rắn hoà tan hay không hoà tan trong nước hay không? Sau đó, GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp.
- GV tổ chức để HS làm thí nghiệm nhận ra các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.
- GV yêu cầu HS nêu cách kiểm tra tính tan của bột đá vôi (thí nghiệm 1) và muối ăn (thí nghiệm 2) cùng với các yêu cầu khi làm thí nghiệm. Lưu ý HS về các thao tác kĩ thuật trước khi thực hiện, ví dụ sử dụng đèn cồn, dùng kẹp để hơ tấm kính.
- GV cho HS thảo luận cách tiến hành thí nghiệm để xác định than bột là chất tan hay không tan trong nước, trình bày cách tiến hành dưới dạng sơ đồ.
- GV tổ chức để HS làm thí nghiệm nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.
- GV đặt vấn đề: Trong thực tế có những chất rắn tan được trong nước, có chất rắn
không tan trong nước. Vậy lượng chất rắn hoà tan trong nước phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV hướng dẫn HS tiến hành hai thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường hoà tan trong nước như SGK hướng dẫn, nhận xét về các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng đường hoà tan trong nước.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
- HS tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng và rút ra nhận xét liên quan.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Sau khi tìm hiểu xong, GV gọi HS đứng dậy nêu cách phân biệt.
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
IV. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước
+ Bột đá vôi là chất rắn không hoà tan, muối ăn là chất rắn hoà tan.
+ Lượng chất rắn hoà tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về:

+ Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất, chất tinh khiết.

+ Phân biệt dung dịch, dung môi.

+ Chất khí hoà tan trong nước tạo thành dung dịch.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi trong logo luyện tập:

Câu 1: Nước đường có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra chất tan và dung môi trong dung dịch này?

Câu 2: Lấy ví dụ dung dịch có hòa tan chất khí?

Câu 3: Cho một thì nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành (h10.7) có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra đâu là dung môi?

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

C1: Nước đường là dung dịch, trong đó chút tan là đường, dung môi là nước

C2: Ví dụ dung dịch có hoà tan chất khí: nước tự nhiên có hoa tan khí oxygen, nước chlorine, nước giải khát có hòa tan carbon dioxide...

C3: Hỗn hợp giấm ăn và nước là dung dịch, trong đó dung môi là nước.

- GV yêu cầu một số HS trình bày câu trả lời trước lớp, GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Vận dụng được các kiến thức về hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dung dịch, huyền phù và nhũ tương.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao trên bao bì của một số thức uống như sữa cacao, sữa socola thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống?”

Câu 2: Cho ba hỗn hợp: nước phù sa, nước trà, sữa tươi. Xác định hỗn hợp nào là dung dịch, nhũ tương hoặc huyền phù, giải thích?

- HS trả lời, HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 11. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

- Chi ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng.

+ Lập kế hoạch thực hiện.

+ Thực hiện kế hoạch

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

+ Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
hình ảnh liên quan đến bài học, dụng cụ và hóa chất thực hiện thí nghiệm, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Khai thác sự hiểu biết của HS về việc tách chất ra khỏi hỗn hợp.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy lấy ví dụ về việc tách chất ra khỏi hỗn hợp. Nếu muốn biến nước biển thành nước ngọt (nước dùng cho sinh hoạt) thì em sẽ làm như thế nào?

- HS thảo luận theo cặp đôi, trình bày kết quả.

- GV ghi nhận kết quả, nêu nhận xét: Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở trong các hỗn hợp khác nhau. Vì vậy, để sử dụng các chất người ta phải tách chất ra khỏi hỗn hợp. Việc tách nước biển thành nước ngọt có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau nhưng đều dựa trên những tính chất của các chất. Để hiểu rõ hơn về một số cách đơn giản tách chất ra khỏi hỗn hợp trong thực tiễn, chúng ta sẽ học bài học Tách chất ra khỏi hỗn hợp”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn

a) Mục tiêu:


- Trình bày được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn và ứng dụng của cách tách đó.

- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối bằng cách cô cạn.

- Chi ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của muối ăn với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả sau thí nghiệm

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm tách muối ra khỏi dung dịch nước bằng cách cô cạn.
- GV giới thiệu các dụng cụ cần dùng để thực hiện thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo các bước như sgk hướng dãn cho HS quan sát.
- GV đặt câu hỏi:
+ Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại chất gì?
+ Dựa vào tính chất vật lí nào của muối ăn để tách nó ra khỏi nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày những điều quan sát được từ thí nghiệm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
I. Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn
- Các bước làm thí nghiệm:
+ Nhỏ 1 ml dung dịch nước muối vào bát sứ.
+ Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết.

- Kết quả:
+ Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại muối ăn
+ Muối ăn được tách ra khỏi nước do sự khác nhau về tính bay hơi.

*Kết luận:
Có thể tách chất răn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao khỏi dung dịch của nó bằng cách cô cạn.
Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc

a) Mục tiêu:


- Trình bày được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc và ứng dụng của cách tách đó.

- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách cát ra khỏi hỗn hợp cát nước bằng cách lọc.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của cát với phương pháp tách nó ra khỏi hỗn hợp.

b) Nội dung: GV hướng dẫn thực hiện thí nghiệm, cho HS tiến hành thực hiện và thu kết quả.

c) Sản phẩm: Kết quả sau thí nghiệm

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm tách cát ra hỗn hợp nước và cát bằng cách lọc.
- GV giới thiệu các dụng cụ cần dùng và cách sử dụng giấy lọc để thực hiện.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk tr62, sử dụng hình 11.2 SGK để trình bày cách tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước.
- GV thực hiện thí nghiệm và nêu câu hỏi: Thí nghiệm trên đã dựa vào tính chất vật lí nào cát để tách nó ra khỏi nước?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày những điều quan sát được từ thí nghiệm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức và cho HS đọc thêm phần “Em có biết” để biết những hệ thống lọc ngày nay.
II. Lọc
- Các bước thí nghiệm:
+ Gấp giấy lọc và đặt vào phễu
+ Đặt phễu lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước.
+ Để cát trong hỗn hợp lẵng xuống.
+ Rót từ từ hỗn hợp nước và cát xuống phễu lọc đã có giấy lọc, tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chò cho nước chảy xuống bình tam giác.

- Kết quả: Cát đã được lọc ra khỏi nước.
*Kết luận: Người ta sử dụng cách lọc để tách các chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.
Hoạt động 3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chiết

a) Mục tiêu:


- Trình bày được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chiết và ứng dụng của cách tách đó.

- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước bằng cách lọc.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của cát với phương pháp tách nó ra khỏi hỗn hợp.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, phân biệt và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả sau thí nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm tách dầu ăn ra khỏi nước bằng cách chiết.
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, GV cho HS quan sát hình 11.4sgk, yêu cầu HS trình bày các bước thực hành thí nghiệm.
- GV hướng dãn HS theo các bước và thảo luận:
+ Dựa vào tính chất vật lí nào của dầu ăn để tách nó ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?
+ Khi nào thì cần lặp lại quá trình chiết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm, rút ra câu trả lời.
- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Sau khi tìm hiểu xong, GV gọi HS đứng dậy nêu cách phân biệt.
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Có thể tách các chất lỏng không tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.
- GV hướng dẫn và giúp HS đưa ra kết luận về nguyên tắc của các cách tách như cô cạn, lọc, chiết dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lí để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
III. Chiết
Cách thí nghiệm:

+ Đặt phễu chiết lên giá thí nghiệm và khóa phễu.
+ Lắc đều hỗn hợp dầu ăn và nước rồi rót hỗn hợp vào phễu chiết.
+ Đậy nắp phễu chiết. Để yên phiễu chết sau một thời gian cho dầu ăn và nước trong hỗn hợp tách thành lớp.
+ Mở nắp phễu chiết
+ Mở khóa phễu từ từ để thu lớp nước ở dưới vào bình tam giác.
Kết quả: Dầu ăn được tách ra khỏi nước do sự khác nhau về khả năng hòa tan (dầu không tan trong nước, tách lớp với nước).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn, lọc, chiết.

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Kết quả phân biệt ba loại hỗn hợp của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

a. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm

b. Tách dầu vững ra khỏi hỗn hợp của nó với nước

c. Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước.

Vì sao em chon cách đó?


- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

a. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm bằng cách lọc vì cát có kích thước lớn hơn lỗ trống trong giấy lọc, bị giữ lại khi qua giấy lọc.

b. Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước bằng cách chiết vì dầu vừng không tan trong nước và tách lớp với nước.

c. Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước bằng cách lọc vì calcium carbonate không tan trong nước.


- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Vận dụng được các kiến thức về tách chất

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Để thu muối ăn, những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể làm nước bay hơi nhanh hơn bằng những cách nào?

Câu 2: Em hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất khỏi hỗn hợp.

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

C1: Những người làm muối có thể sử dụng các cách sau: cô cạn, sử dụng ánh nắng, gió, đưa nước biển vào bề mặt rộng..,

C2: Ví dụ:sử dụng hệ thống lọc trong máy lọc nước gia đình, sử dụng màng vải lọc bã đậu tương lấy phần chất lỏng, sử dụng phin lọc bã cà phê...

- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 7. TẾ BÀO​

BÀI 12. TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

- Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phân chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

- Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân, thông qua quan sát hình ảnh.

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

+ Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
hình ảnh liên quan đến bài học, thẻ từ (màng tế bào, tế bào chất, nhân tế bào, thành tế bào, không bào trung tâm và lục lạp), giấy A4, A2 và A3, băng dính hai mặt, bút vẽ.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Khai thác vốn sống của HS để hình thành khái niệm tế bào.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình 12.1 trong SGK và yêu cầu HS cho biết ngôi nhà đang được tạo nên từ đơn vị cấu trúc là gì?

- GV giải thích cho HS hiểu được rằng viên gạch được coi là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất tạo nên ngôi nhà. Vậy đơn vị cấu trúc nhỏ nhất hình thành nên cây xanh và cơ thể là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV chuẩn bị một số bộ ghép hình của các ngôi nhà.

- GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ đồ ghép hình và yêu cầu ghép thành ngôi nhà theo sự sáng tạo của các em. GV yêu cầu các nhóm lần lượt trưng bày và giới thiệu về ngôi nhà của nhóm mình. GV yêu cầu một số HS nhận xét những điểm giống và khác nhau giữa các sản phẩm của các nhóm? Qua các sản phẩm này các em có thể có kết luận gì về những viên gạch hay nói xa hơn là các tế bào trong cơ thể sinh vật?

- GV đặt vấn đề: Mỗi nhóm cho một sản phẩm là một ngôi nhà rất khác nhau nhưng tất cả các ngôi nhà này đều có đặc điểm chung là gì? Đó chính là tất cả các ngôi nhà từ nhà cấp 4 đến các nhà cao tầng, các toà chung cư đều được xây nên từ những viên gạch. Sinh vật trên Trái Đất cũng vậy, từ những sinh vật rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường cho đến các sinh vậy khổng lồ nặng hàng trăm tấn, đều được cấu tạo từ một đơn vị cấu trúc, các bạn biết đó là gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tế bào là gì?

a) Mục tiêu:


- Nêu được khái niệm tế bào.

- Hiểu được tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu qua về lịch sử tìm ra tế bào do Robert Hooke (1665) lần đầu tiên quan 1 sát các tế bào chết từ vỏ cây sồi dưới kính hiển vi.
- GV chiếu trên slide các hình: Tế bào vi khuẩn, tế bào nấm men, hình cây cà chua và một số tế bào của cây cà chua, hình cơ thể người và một số tế bảo điển hình ở cơ thể người.
- GV yêu cầu HS các nhóm đọc, chỉ các tế bào và nhận xét theo câu hỏi gợi ý sau: Các sinh vật được tạo nên từ gì? Có phải số lượng tế bào trong các cơ thể vi khuẩn, nấm men, thực vật và động vật là giống nhau?
- GV yêu cầu HS: kể tên một số tế bào trong cơ thể cây xanh và cơ thể người.
- GV đặt câu hỏi: “Vậy tế bào là gì? Tế bào có chức năng như thế nào đối với cở thể sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe GV hướng dẫn, quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tế bào là gì?
- Các sinh vật được tạo nên từ tế bào.
- Không phải số lượng tế bào trong các cơ thể vi khuẩn, nấm men, thực vật và động vật là giống nhau.
=> Tến bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
+ Một số tế bào trong cơ thể cây xanh: tế bào thịt lá, tế bào thịt quả, tế bào ống dẫn, tế bào lông hút…
+ Một số tế bào trong cơ thển người: Tế bào hồng cầu, tế bào mô ruột, tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào cơ…
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng và kích thước của một số loại tế bào

a) Mục tiêu:


- Nêu được hình dạng, kích thước của một số loại tế bào.

- Biết cách tra cứu, tìm hiểu về hình dạng, kích thước của tế bào ở động vật.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin, đặt câu hỏi cho HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu slide về các hình ảnh tế bào vi khuẩn E. coli, tế bào nấm tế bào vảy hành, tế bào hồng cầu, tế bào xương, tế bào thần kinh.
- GV chia nhóm HS, yêu cầu từng nhóm nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- Các nhóm bổ sung thêm các hình dạng, kích thước của tế bào ngoài SGK.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày về hình dạng, kích thước của tế bào.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá nhóm có báo cáo tốt nhất, khuyến khích HS tìm thêm được nhiều hình dạng, kích thước của tế bào vật và động vật.
- GV rút ra kết luận, chuyển sang nội dung mới.
II. Hình dạng và kích thước của một số loại tế bào
+ Có nhiều loại tế bào, chúng có hình dạng khác nhau: hình cầu ở tế bào trứng và chua; hình lõm hai mặt ở tế bào hồng cầu; hình sao ở tế bào thần kinh….
+ Kích thước của tế bào ở mỗi sinh vật là khác nhau. Ví dụ: vi khuẩn là những sinh vật đơn kích thước nhỏ nhất, phần lòng đỏ của trứng chim đà điều được cho là tế bào lớn nhất...
+ Hình dạng, kích thước của các loại tế bào thực vật và động vật thường rất nhỏ thường không nhìn thấy được. Nhưng cũng có một số tế bào khá lớn như tế bào thịt cà chua, tế bào sợi gai, tế bào trứng gà.. mắt ta có thể nhìn thấy được.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật

a) Mục tiêu:


- Trình bày được thành phần cấu tạo chính của tế bào và chức năng của chúng.

- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.

- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin và nghiên cứu hình 12.7 trong SGK.
- GV treo tranh hình 12.7 hoặc chiếu slide hình cấu tạo tế bào động vật vật. Giải thích một số thành phần cấu tạo chính của tế bào và chức năng của chúng.
- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cuộc thi ghép thẻ từ. GV phát sơ đồ tế bào động vật và thực vật, các thẻ từ thành phần tế bào. Từng nhóm thi ghép các thẻ từ vào đúng vị trí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm, rút ra câu trả lời.
- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày, báo cáo kết quả của nhóm mình.
- GV mời 1 – 3 HS chốt lại: thành phần cấu tạo của tế bào động vật và thực vật trước lớp
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV cử đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn và tìm ra nhóm thắng cuộc, tuyên dương các nhóm, HS tích cực và thực hiện tốt các nhiệm vụ.
- GV khuyến khích HS đọc mục Em có biết và Tìm hiểu thêm để hiểu sâu hơn những kiến thức đã học.
III. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật
- Cấu tạo tế bào động vật và thực vật rất phức tạp. Trong đó, có các thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân, thành tế bào, không bào trung tâm và lục lạp.
Hoạt động 4: Nhận biết lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh

a) Mục tiêu:
Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV treo hình tế bào thực vật hoặc chiếu slide hình chiếc lá và thành phần lục lạp của lá cây.
- GV đặt câu hỏi: Các em có biết tại sao hầu hết lá cây lại có màu xanh? Nhờ yếu tố nào mà lục lạp có thể thực hiện được chức năng quang hợp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vừa lắng nghe, suy nghĩ, đưa racâu trả lời.
- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời của mình
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
* Nhận biết lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh
- Lục lạp mang sắc tố quang hợp có màu xanh lục, gọi là diệp lục.
- Diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu tạo của tế bào nhân sơ và nhân thực

a) Mục tiêu:


- Nêu được cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK và quan sát các hình ảnh 12.8, 129 SGK để trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực?
+ Nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
+ Hãy so sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hình thành nhóm, lập bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một số nhóm đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét, kẻ bảng so sánh lên bảng để HS ghi chép vào vở.
IV. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
*Tế bào nhân sơ:
- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng.
- Có kích thước rất nhỏ 0,5 – 10um, bằng 1/10 tế bào nhân thực.
- Được tìm thấy ở những sinh vật đơn bào, ví dụ như các loại vi khuẩn.
*Tế bào nhân thực:
- Tế bào nhân thực, có nhân và các bào quan có màng.
- Có kích thước lớn hơn 10 – 100um), gấp 10 lần tế bào nhân sơ.
- Được tìm thấy ở các sinh vật đa bào như động vật, thực vật, nấm…
Hoạt động 6: Tìm hiểu sự lớn lên và sinh sản của tế bào

a) Mục tiêu:


- Nêu được sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 12.10 và 12.11 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Số lượng tế bào tăng lên như thế nào sau mỗi lần sinh sản?
+ Dựa vào hình 12.11 SGK, hãy tính số lượng tế bào con mới được tạo ra sau mỗi lần sinh sản: lần 4, 5,...

- GV phân tích hình 12.10 và hình 12.11 SGK để minh hoạ cho sự lớn lên và sinh sản liên tiếp của tế bào.
- GV liên hệ một ví dụ về tác dụng của sự sinh sản tế bào trong việc làm lành vết thương: Các tế bào da và tế bào máu là một trong số các tế bào làm tăng số lượng tế bào để hàn gắn các vết thương.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện của các nhóm HS lên trình bày lại quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào.
- GV mời đại diện của các nhóm HS nhận xét sự thay đổi của các sinh vật trong hình 12.12 SGK và lấy thêm ví dụ minh hoạ cho hiện tượng này.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, mở rộng thông tin cho HS: Tế bào trong cơ thể chúng ta không sống mãi. Tế bào da có thể sống trong 10 – 30 ngày, tế bào niêm mạc má cứ khoảng 5 ngày lại sinh sản một lần vì nó cần thay thế các tế bào tổn thương khi chúng ta ăn uống. Hay tế bào hồng cầu không có nhẫn, đời sống trung bình của tế bào hồng cầu chi khoảng 4 tháng và cứ mỗi giây lại có khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu bị chết đi trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, mỗi ngày cơ thể chúng ta tạo ra đủ 2 triệu tế bào để thay thế những tế bào đã chết bằng cách sinh sản tế bào.
V. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- Thực chất sự lớn lên của cơ thể sinh vật là nhờ hai quá trình liên tiếp không thể tách rời nhau, đó là tế bào lớn lên đến một mức độ nhất định thì sinh sản, các tế bào con lớn lên lại sinh sản, cứ như vậy tiếp tục làm tăng số lượng và kích thước của tế bào,...).
- Sự sinh sản của một tế bào để tạo ra 2 tế bào mới được gọi là sự phân bào. Sự phân bào xảy ra ở cả tế bào thực vật và động vật trong suốt đời sống của chúng, đó là cơ sở cho sự sinh trưởng và sự thay thế các tế bào già và tế bào bị tổn thương ở mỗi cơ thể.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Ôn luyện kiến thức đã học

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn, gợi ý HS sơ đồ hoá các kiến thức đã học theo sự sáng tạo của HS.

- GV đặt một số câu hỏi để HS củng cố lại kiến thức:

Câu 1. Tế bào là gì, chức năng của tế bào đối với cơ thể sinh vật? Vì sao nói tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống?

Câu 2. Hãy nêu thành phần chính của tế bào động vật và chức năng của từng thành phần.

Câu 3. Hãy nêu thành phần chính của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần.

Câu 4. Hãy so sánh cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật.

Câu 5. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lần lượt thực hiện vẽ sơ đồ hóa kiến thức và trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đánh giá thái độ học tập của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức sự phân chia của tế bào

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: So sánh chiều cao của mình lúc là HS lớp 1 và hiện tại là HS lớp 6. Từ đó, em hãy giải thích vì sao cơ thể lớn lên được?

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 13. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:

- Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào và lấy được các ví dụ minh hoạ.

- Nếu được quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được các ví dụ minh hoạ.

- Nhận biết và vẽ được hình sinh vật đơn bào, mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh và cơ thể người.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Trình bày được đặc điểm của các sự vật, hiện tượng và vai trò của sự vật, hiện tượng...

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
hình ảnh liên quan đến bài học, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Kiểm tra sự hiểu biết của HS về các cấp độ tổ chức của cơ thể

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 SGK và chỉ ra: Đâu là sinh vật cấu tạo từ một tế bào, đâu là sinh vật cấu tạo từ nhiều tế bào? Cách phân biệt là gì?


- HS thảo luận theo cặp đôi, trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đặt vấn đề: Nhiều sinh vật như người và cây xanh được cấu tạo từ hàng triệu cho đến hàng tỉ tế bào nhưng có những sinh vật chỉ gồm một tế bào. Chúng có đặc điểm gì khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

a) Mục tiêu:
Nhận biết được sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào và lấy ví dụ minh hoạ.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1
.
- GV treo tranh các sinh vật đơn bào và đa bào.
- GV đặt vấn đề: Các sinh vật đơn bào chỉ gồm một tế bào, chúng sẽ thực hiện các hoạt động sống như thế nào?
NV2.
- GV giới thiệu: Khác với sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào có tổ chức cấu tạo phức tạp. Cơ thể chúng có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau như quang hợp, hô hấp, vận động,... qua đó đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể.
Cơ thể người có khoảng 30 – 40 nghìn tỉ tế bào và khoảng 200 loại tế bào khác nhau.

- GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Nếu một tế bào trong cơ thể bị chết, điều gì sẽ xảy ra đối với sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và hoàn thành bảng phân biệt sinh vật đơn bảo và sinh vật đa bào.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, rồi suy nghĩ tìm ra câu trả lời theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của các nhiệm vụ.
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.
I. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
1. Sinh vật đơn bào

- Sinh vật đơn bào chỉ gồm một tế bào.
- Sinh vật đơn bào thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào như: lấy và tiêu hóa thức ăn, hô hấp, vận động, sinh trưởng, sinh sản…
2. Sinh vật đa bào
- Sinh vật đa bào có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau với các chức năng khác nhau.
*Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
Tiêu chíSinh vật đơn bàoSinh vật đa bào
Số lượng tế bàoMột tế bàoNhiều tế bào
Số loại tế bàoMột loạiNhiều loại
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ đến tế bào nhân thực.Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thựcTế bào nhân thực
Hoạt động 2: Tổ chức cơ thể đa bào

a) Mục tiêu:


- Nếu được mối quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được các ví dụ minh hoạ.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, giảng giải, yêu cầu HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm cho HS thảo luận, hoàn thành nội dung yêu cầu. GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình dạng, kích thước, chức năng của các tế bào trong từng loại mô.
- GV đặt câu hỏi: Mô là gì?
- Tiếp đó, GV cho HS đọc thông tin sgk và dẫn dắt HS tới các khái niệm:
+ Cơ quan là gì?
+ Hệ cơ quan là gì?
+ Cơ thể là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, vận dụng kiến thức sgk để đưa ra các khái niệm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi từng HS đứng dậy trình bày 1 khái niệm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.
II. Tổ chức cơ thế đa bào
*Nhận xét:

+ Mô thần kinh: tế bào có dạng kéo dài (nơron).
+ Mô cơ ở ruột non: tế bào dạng thuôn dài, xếp so le.
+ Mô giậu ở lá: tế bào hình chữ nhật, xếp cạnh nhau, kích thước lớn.
* Tổ chức cơ thể đa bào: Mô -> cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể.
+ Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau.
+ Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện những chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
+ Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định.
+ Cơ thể sinh vật bao gồm một số hệ cơ quan hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể.
Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể của sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

a) Mục tiêu:


- Quan sát được hình dạng, cấu tạo và vẽ được hình dạng nấm men.

- Quan sát, liệt kê được các cơ quan và hệ cơ quan ở thực vật và cơ thể người.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, nhận biết và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Qúa trình HS thực hiện.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1

- GV hướng dẫn HS thực hiện các bước:
+ Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch nấm men và nhỏ lên lam kính.
+ Dùng kim mũi mác dàn mỏng dịch và để yên cho nước bay hơi hết.
+ Nhỏ một giọt xanh methylene lên vết đã khô và để yên trong 5 phút.
+ Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hồ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào đầu lam kính sao cho nước chảy qua vết nhuộm xanh methylene. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu xanh.
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Nhẹ nhàng đậy lamen lên vết nhuộm.
+ Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
+ Quan sát tiêu bản ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.

NV2
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, mô hình người, mẫu cây và yêu cầu HS lập bảng liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người và cây xanh mà em quan sát được.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gọi một số HS khác đứng dậy báo cáo kết quả quan sát.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức bài học.
III. Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể
1. Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào.

- HS thực hiện lần lượt các bước, quan sát mẫu vật thông qua kính hiển vi quang học.
2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể thực vật và cơ thể người
- HS quan sát tranh ảnh, nhận dạng và xác định vị trí một số cơ quan, cấu tạo của cây xanh và của cơ thể người.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức phân loại thế giới sống, làm một số bài tập

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu giở sách sgk trang 80, thực hiện phần luyện tập (bảng 13.2).

- HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

Bảng 13.2

Cấu trúcHình 1Hình 2Hình 3Hình 4
Tên cấp độ tổ chứcCơ quanTế bàoHệ cơ quanCơ thể
Tên cấp độ tổ chức liền kề cao hơn.Hệ cơ quanCơ thểQuần thể
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, tuyên dương HS hoàn thành đúng bảng 13.2.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức các cấp độ tổ chức của cơ thể.

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu mở sách sgk trang 80, thực hiện phần vận dụng (bảng 13.3).

- HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

Bảng 13.3

Tên cấp độ tổ chứcVí dụ ở động vậtVí dụ ở thực vật
Tế bàoTế bào cơ timTế bào mô giậu
Mô cơ timMô giậu
Cơ quanTim
Hệ cơ quanHệ tuần hoànHệ chồi
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 8. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG​

BÀI 14. PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:

- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.

- Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.

2. Năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:
hình ảnh người cổ đại, người hiện đại, hình ảnh 5 giới sinh vật, bảng tên 5 giới sinh học, bảng mức độ đa dạng số lượng loài sinh vật, máy chiếu, giáo án, sgk...

2 - HS : Sgk, vở ghi chép, một số hình ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của HS. Kiểm tra sự hiểu biết của HS về phân loại thế giới sống, mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức nhóm cho HS nêu tên các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại.

- HS thảo luận theo cặp đôi, lần lượt kể tên các loại sinh vật địa ở địa phương mình.

- GV đặt thêm câu hỏi: Vậy trong các loài sinh vật đó, loài nào có quan hệ gần gũi với nhau?

- GV nghe câu trả lời của HS, từng bước dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vì sao cần phân loại thế giới sống

a) Mục tiêu:
Nêu được ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu: HS đọc thông tin trong phần I SGK, quan sát hình 14.1 và 14.2 sgk, nêu ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống?
- GV đặt thêm câu hỏi: Nếu không phân loại các sinh vật thì sao? Sinh vật được phân chia thành những nhóm nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, rút ra ý nghĩa, trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.
I. Vì sao cần phân loại thế giới sống
- Ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: giúp cho việc gọi tên sinh vật và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.
Hoạt động 2: Thế giứi sống được chia thành các giới

a) Mục tiêu:


- Dựa vào sơ đồ nhận biệt được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt dược các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, giảng giải, yêu cầu HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu khái niệm giới
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống 5 giới trong hình 14.3sgk và liệt kê các sinh vật thuộc mỗi giới vào bảng 14.1sgk.
- GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác thuộc các giới sinh vật.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 14.5sgk, nêu các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao, gọi tên các bậc phân loại của hoa li và hổ đông dương.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, vận dụng kiến thức sgk để đưa ra các khái niệm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi từng HS đứng dậy trình bày 1 khái niệm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.
II. Thế giới sống được chia thành các giới
- Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định về cấu trúc, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.
- Thế giới sống được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
Bảng 14.1
Tên giớiTên sinh vật
Khởi sinhVi khuẩn, vi khuẩn lam
Nguyên sinhTrùng roi, trùng biến hình, tảo lục đơn bào, trùng giày…
NấmNấm bụng dê, nấm sò
Thực vậtHướng dương, dương xỉ, rêu, sen, thông…
Động vậtVoi, rùa, chim, cá, mực...
- Các bậc phân loại của thế giới ống từ thấp đến cao: Loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật

a) Mục tiêu:
Lấy được ví chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.

b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong 86, 87sgk, quan sát hình 14.6 đến 14.9 sgk và nêu tên các loại môi trường sống, nêu tên một số sinh vật có trong mỗi loại môi trường đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, tìm hiểu về số lượng loài và môi trường sống của chúng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng tại chỗ nêu lần lượt các môi trường sống và lấy ví dụ cụ thể kèm theo.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức bài học.
III. Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật
- Số lượng: Hơn 10 triệu loài
- Môi trường sống:
+ Môi trường cạn: Cây dâu, con hổ, con trâu...
+ Môi trường nước: rong rêu, tảo, cá, tôm...
+ Môi trường đất: giun đất, thạch sùng...
+ Môi trường sinh vật: chấy, rận, sán, giun đũa....



Hoạt động 4: Sinh vật được gọi tên như thế nào?

a) Mục tiêu:
Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.

b) Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ, HS suy nghĩ hoàn thành.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

1647192337941.png


XEM THÊM:
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM--KHBD-KHTN-6-Canh-Dieu.docx
    4.5 MB · Lượt xem: 12
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập trắc nghiệm khtn 6 bài tập trắc nghiệm môn khtn 6 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 bài 2 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 bài 8 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 bài 9 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 cánh diều câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức câu hỏi trắc nghiệm môn khtn 6 giải khtn 6 cánh diều giải khtn 6 chân trời sáng tạo giải khtn 6 chân trời sáng tạo bài 10 giải khtn 6 kết nối tri thức giải khtn 6 vnen giáo án khtn 6 phần hóa học giáo án khtn 6 phần sinh học giáo an khtn 6 phần vật lý khtn 6 bài 11 khtn 6 bài 11 oxygen không khí khtn 6 bài 12 một số vật liệu khtn 6 bài 13 khtn 6 bài 14 hô hấp ở cây xanh khtn 6 bài 15 khtn 6 bài 16 hỗn hợp các chất khtn 6 bài 19 khtn 6 bài 19 chân trời sáng tạo khtn 6 bài 20 khtn 6 bài 20 chân trời sáng tạo khtn 6 bài 11 chân trời sáng tạo khtn 6 bai 20 dong vat co xuong song khtn 6 bài 9 oxygen khtn 8 bài 6 oxit khtn 6 cánh diều khtn 6 cánh diều bài 12 khtn 6 cánh diều bài 3 khtn 6 cánh diều bài 7 khtn 6 cánh diều trang 43 khtn 6 chân trời sáng tạo khtn 6 chân trời sáng tạo bài 10 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 15 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 17 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 20 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 22 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 8 khtn 6 giải khtn 6 hỗn hợp khtn 6 kết nối tri thức khtn 6 kết nối tri thức bài 10 khtn 6 kết nối tri thức bài 11 khtn 6 kết nối tri thức bài 23 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 10 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 12 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 20 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 23 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 24 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 25 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống pdf khtn 6 kntt khtn 6 là gì khtn 6 làm sữa chua khtn 6 loigiaihay khtn 6 lực là gì khtn 6 lực ma sát khtn 6 lực và biểu diễn lực khtn 6 mới khtn 6 một số lương thực thực phẩm khtn 6 một số nguyên liệu khtn 6 một số nhiên liệu khtn 6 một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp khtn 6 một số vật liệu thông dụng khtn 6 nấm khtn 6 nguyên liệu khtn 6 nguyên sinh vật khtn 6 olm khtn 6 oxygen khtn 6 oxygen và không khí khtn 6 pdf khtn 6 sách bài tập khtn 6 sách cánh diều khtn 6 sách chân trời sáng tạo khtn 6 sách chân trời sáng tạo bài 22 khtn 6 sbt khtn 6 sinh khtn 6 sự đa dạng của chất khtn 6 tế bào khtn 6 trang 43 khtn 6 trang 65 khtn 6 trang 80 khtn 6 trang 83 khtn 6 trang 85 khtn 6 trang 89 khtn 6 trang 96 khtn 6 vi khuẩn khtn 6 vi khuẩn chân trời sáng tạo khtn 6 vietjack khtn 6 violet khtn 6 virus khtn 6 virus và vi khuẩn khtn 6 vnen khtn lớp 6 khtn 6 đo nhiệt độ khtn 6 đo thời gian khtn hóa 6 khtn lớp 6 chân trời sáng tạo khtn lớp 6 oxygen khtn lớp 6 vnen ppct khtn 6 ppct khtn 6 cánh diều ppct khtn 6 kết nối tri thức ppct khtn 6 sách chân trời sáng tạo sách khtn 6 mới trắc nghiệm khtn 6 trắc nghiệm khtn 6 bài 15 trắc nghiệm khtn 6 bài 17 trắc nghiệm khtn 6 bài 18 trắc nghiệm khtn 6 bài 19 trắc nghiệm khtn 6 bài 20 trắc nghiệm khtn 6 bài 3 trắc nghiệm khtn 6 bài 7 trắc nghiệm khtn 6 bài 8 trắc nghiệm khtn 6 cánh diều trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo bài 10 trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo bài 17 trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo bài 20 trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo bài 9 trắc nghiệm khtn 6 chủ đề 3 trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức bài 12 trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức bài 13 trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức phần vật lý trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống trắc nghiệm khtn 6 kntt trắc nghiệm khtn 6 sách cánh diều trắc nghiệm khtn 6 violet trắc nghiệm module 3 khtn đề thi khtn 6 giữa kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,474
    Bài viết
    37,943
    Thành viên
    141,513
    Thành viên mới nhất
    thảo 28
    Top