Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong điều kiện ứng phó với dịch Covid – 19 ở trường Tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Thông qua môn học, giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản ban đầu thiết thực về tự nhiên, xã hội, các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em; hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như quan sát, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp... tích hợp cho học sinh những kĩ năng cần thiết của cuộc sống. Ngoài ra, môn Tự nhiên và Xã hội còn hình thành và phát triển ở học sinh lòng yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp và biết bảo vệ chúng; Hình thành cho học sinh lòng ham hiểu biết khoa học, thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục bậc Tiểu học nói riêng đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và chương trình dạy học để nâng cao chất lượng nguồn lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Điều này thể hiện rõ trong quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 28/2014/QH13 ngày 28/11 /2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt tiềm năng của mỗi học sinh”.
Năm học 2021 – 2022 là năm học cuối cùng HS học tập theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành năm 2000. Giai đoạn này HS dần được tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây cũng là một năm học đặc biệt khi học sinh cả nước phải học tập trực tuyến ngay từ đầu năm học để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên khắp cả nước. Vậy làm thế nào để học sinh học tập hiệu quả, phát huy huy được năng lực của bản thân trong tình hình khó khăn như thế này? Đó chính là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội nói riêng, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến môn Tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong điều kiện ứng phó với dịch Covid – 19 ở trường Tiểu học” được tôi chọn làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3.
- Nghiên cứu thực trạng dạy Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi đang công tác.
- Đề xuất biện pháp và thực nghiệm dạy học Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi đang công tác.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học tôi đang công tác.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 3D trường Tiểu học tôi đang công tác năm học 2021 - 2022.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 - 2021 đến tháng 4 - 2022.
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Thông qua môn học, giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản ban đầu thiết thực về tự nhiên, xã hội, các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em; hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như quan sát, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp... tích hợp cho học sinh những kĩ năng cần thiết của cuộc sống. Ngoài ra, môn Tự nhiên và Xã hội còn hình thành và phát triển ở học sinh lòng yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp và biết bảo vệ chúng; Hình thành cho học sinh lòng ham hiểu biết khoa học, thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục bậc Tiểu học nói riêng đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và chương trình dạy học để nâng cao chất lượng nguồn lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Điều này thể hiện rõ trong quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 28/2014/QH13 ngày 28/11 /2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt tiềm năng của mỗi học sinh”.
Năm học 2021 – 2022 là năm học cuối cùng HS học tập theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành năm 2000. Giai đoạn này HS dần được tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây cũng là một năm học đặc biệt khi học sinh cả nước phải học tập trực tuyến ngay từ đầu năm học để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên khắp cả nước. Vậy làm thế nào để học sinh học tập hiệu quả, phát huy huy được năng lực của bản thân trong tình hình khó khăn như thế này? Đó chính là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội nói riêng, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến môn Tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong điều kiện ứng phó với dịch Covid – 19 ở trường Tiểu học” được tôi chọn làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3.
- Nghiên cứu thực trạng dạy Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi đang công tác.
- Đề xuất biện pháp và thực nghiệm dạy học Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi đang công tác.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học tôi đang công tác.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 3D trường Tiểu học tôi đang công tác năm học 2021 - 2022.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 - 2021 đến tháng 4 - 2022.