- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TIẾNG ANH LỚP 9: Thủ thuật dạy Production trong tiết Listen and read của Tiếng Anh 9 được soạn dưới dạng file word gồm 36 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ MÔN TIẾNG ANH LỚP 9 "
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Như chúng ta đã biết việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả.
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Tiếng Anh lớp 9 trong những năm qua, và qua dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng để học sinh có thể vận dụng được kiến thức mà giáo viên đã cung cấp trong tiết đầu tiên của mỗi đơn vị bài học ( tiết listen and read) thì còn gặp nhiều khó khăn, vì đây là tiết giới thiệu ngữ liệu, do số lượng từ vựng nhiều vì thế giáo viên hầu như là cố gắng trình bày từ vựng và điểm ngữ pháp có trong bài rồi làm bài tập theo yêu cầu của sách giáo khoa. Phần Production của tiết học này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian nhiều hơn vì đây là phần ngoài sách giáo khoa, giáo viên phải tự sáng tạo, do đó phần này nhiều khi giáo viên chưa chú trọng vì nghĩ rằng mình đã truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa yêu cầu. Vì thế việc các em vận dụng kiến thức đã học để tái tạo lại ngôn ngữ còn hạn chế. Và đây chính là vấn đề mà tôi boăn khoăn.
Xuất phát từ thục tiễn và lý do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tham khảo các sách về chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của đồng nghiệp ở trường Nguyễn Huệ và trường bạn đã tìm ra một số thủ thuật để áp dụng trong phần Production của tiết Listen and read môn Tiếng Anh lớp 9 và ở chừng mực nào đó đã thu được những kết quả tương đối khả quan, học sinh đã vận dụng ngôn ngữ tốt hơn, sau bài học các em có thể giao tiếp với bạn, có thể liên hệ đến thực tế để có thể trình bày vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của bản thân bằng Tiếng Anh theo chủ đề của mỗi bài học.
II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Từ thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp 9 tại trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ tôi tìm ra những thủ thuật trong phần Production của tiết học listen and read là làm sao ngoài mục đích giới thiệu ngữ liệu cho học sinh thì kết thúc bài học, học sinh có thể vận dụng từ vựng và ngữ pháp trong bài để giao tiếp theo chủ đề mà học sinh đã được học theo từng đơn vị bài học và từng bước nâng cao chất lượng đại trà đối với bộ môn này.
III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Học sinh khối lớp 9 trường THCS Nguyễn Huệ.
IV. PHẠM VI THỰC HIỆN.
Thủ thuật dạy Production trong tiết Listen and read của Tiếng Anh 9.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN.
Xuất phát từ tình hình thực tế như đã trình bày ở mục lý do đề xuất sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã cố gắng tìm ra những biện pháp nhằm giúp học sinh vận dụng vốn từ vựng và ngữ pháp mà các em đã tiếp thu trong tiết học listen and read để tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong từng đơn vị bài học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Xin được trình bày những biện pháp mà tôi đã vận dụng trong vài năm học gần đây tại trường THCS Nguyễn Huệ:
Để dạy một tiết listen and read giáo viên tuân thủ theo các bước sau: Giới thiệu (Presentation), luyện tập (Practice) và sản sinh lời nói (Production). Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin đưa ra những thủ thuật để giúp học sinh vận dụng bài học vào sản sinh lời nói:
Discussion.
Thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm về những bài học các em rút ra được qua nội dung bài hội thoại.
Free Role play.
Đóng vai theo tình huống gợi ý, hoặc tình huống có thật trong lớp. Học sinh làm việc trong cặp hoặc nhóm theo vai trò hay nhân vật mà các em được giao.
Comparision.
So sánh đối chiếu, đánh giá nội dung bài học với thực tế cuộc sống.
Expressing feelings and opinions.
Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật trong bài hội thoại.
Imagination.
Tưởng tượng bản thân học sinh là nhân vật, hoặc đang ở nơi có sự việc đó xảy ra và nêu cảm tưởng hoặc nhận xét.
Brainstorm.
Học sinh làm việc theo từng nhóm. Mỗi nhóm cử một thư ký ghi lại ý kiến của nhóm sau đó viết lên poster. Dán các poster lên bảng. Các nhóm so sánh kết quả và bổ sung những thông tin mà nhóm mình chưa có.
Mapped Dialogue.
Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình minh họa lên bảng hoặc tranh gợi ý. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nói theo cặp. Giáo viên gọi một số cặp học sinh để kiểm tra. Với những lớp yếu giáo viên có thể tạo cơ hội cho các em bằng cách gọi những cặp học sinh khá của lớp làm trước.
Survey.
Giáo viên nêu chủ điểm hoặc viết câu hỏi ra bảng rồi yêu cầu học sinh làm việc theo từng cặp, lần lượt một em hỏi một em trả lời và đổi vai. Vừa hỏi các em vừa ghi chú thông tin về bạn mình. Sau khi phỏng vấn xong giáo viên yêu cầu một số học sinh tường thuật lại cho cả lớp nghe những thông tin mà em đã biết về bạn mình hoặc yêu cầu các em viết thành câu vào vở hoặc có thể yêu cầu các em viết ở nhà như một bài tập về nhà.
Retelling.
Giáo viên sử dụng hoạt động này để giúp học sinh kể lại câu chuyện hay bài hội thoại mà các em đã được học dựa vào tranh hoặc từ gợi ý.
Arrange the events in order.
Giáo viên chuẩn bị các câu theo nội dung của bài học nhưng không đúng với trật tự trong bài. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm sắp xếp lại câu chuyện. Đại diện của nhóm hoặc cặp học sinh kể lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp.
Interviews.
Phỏng vấn là một thủ thuật phổ biến cho luyện tập giao tiếp. Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp, phỏng vấn và ghi lại câu trả lời đầy đủ. Giáo viên cũng có thể cho học sinh viết lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh và đọc trước lớp.
Ngoài ra giáo viên cũng có thể áp dụng những trò chơi vào bài học giúp củng cố kiến thức cho học sinh, giúp các em có thể vận dụng bài học tốt hơn nhờ học mà vui, vui mà học tạo cho các em tâm lý thoải mái khi học nâng cao chất lượng học tập. Việc chọn trò chơi cần phải phù hợp với nội dung bài học. Trò chơi không chỉ được áp dụng nhiều ở phần warm- up mà nếu áp dụng hợp lý vào phần Production thì sẽ đem lại hiệu quả cho tiết học vì các em rất thích các hoạt động này. Sau đây là một số những trò chơi mà tôi đã áp dụng trong bài dạy:
Chain game
Giáo viên có thể chia lớp ra thành các nhóm nhỏ . Một nhóm từ 4-6 em hoặc từ 6-8 em. Học sinh ngồi quay mặt lại với nhau. Em đầu tiên trong cả nhóm lặp lại câu đầu tiên của giáo viên. Học sinh thứ hai lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. Các em có thể hoàn thành được nội dung của bài học. Giáo viên chỉ sử dụng hoạt động này khi nội dung bài học ngắn và dễ. Với những bài dài giáo viên nên cho từ gợi ý để học sinh nói dễ dàng hơn.
Noughts and crosses.
Giáo viên giải thích cho học sinh trò chơi này giống như trò chơi "ca rô" ở Việt Nam nhưng chỉ cần 3 "O" hoặc ba "X" trên một hàng ngang, dọc hay chéo là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô vuông trên bảng. Mỗi ô có chứa một từ hoặc một tranh vẽ ( từ hoặc tranh phải nằm trong nội dung bài mà học sinh vừa học). Giáo viên chia học sinh ra làm 2 nhóm. Một nhóm là " noughts" và một nhóm là " crosses" (X) . Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hay một (X).
My red color.
Giáo viên chuẩn bị trên bảng phụ 6 đến 8 hình vuông nhỏ. Mỗi hình vuông chứa 1
yêu cầu . Che các hình vuông bằng giấy trắng. Trên mỗi hình vuông đánh số thứ
tự từ 1 đến 8.
Học sinh chọn số và làm theo yêu cầu của các hình vuông. Nếu đúng sẽ được 10
điểm. Còn nếu không trả lời được thì đội bạn sẽ giành quyền trả lời.
Nếu chọn được ô màu đỏ thì học sinh không phải trả lời mà vẫn được 10
điểm và được chọn tiếp ô khác.
10- square: Make up a sentence.
Giáo viên kẻ 10 ô vuông lên bảng, hoặc chuẩn bị trước. Mỗi ô vuông chứa 1 động từ, danh từ, tính từ , trạng từ hay cụm từ gợi ý, hoặc là những bức tranh về nội dung của bài. Trên mỗi ô vuông đánh số từ 1 đến 10. ( Số lượng ô vuông tuỳ theo nội dung của bài học.)
Giáo viên viết số từ 1 đến 10 vào những mẫu giấy nhỏ. Chia học sinh thành nhóm hoặc đội. Lần lượt từng học sinh trong nhóm bóc thăm số để chọn từ. Học sinh chọn được từ nào hoặc bức tranh nào thì đặt 1 câu có chứa từ đó.Tổng kết trò chơi, đội nào có nhiều câu đúng hơn thì đội đó chiến thắng
♦VÍ DỤ MINH HOẠ:
Unit 1 : A VISIT FROM A PEN PAL
Period 2: LISTEN AND READ
1. Sử dụng hoạt động kể lại nội dung bài học: retelling.
Giáo viên sử dụng một số bức tranh thể hiện được nội dung chính của bài học và yêu cầu học sinh kể lại. Với những lớp yếu hơn giáo viên có thể cho học sinh xem tranh và một số từ gợi ý để học sinh kể lại được dễ dàng hơn.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ MÔN TIẾNG ANH LỚP 9 "
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Như chúng ta đã biết việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả.
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Tiếng Anh lớp 9 trong những năm qua, và qua dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng để học sinh có thể vận dụng được kiến thức mà giáo viên đã cung cấp trong tiết đầu tiên của mỗi đơn vị bài học ( tiết listen and read) thì còn gặp nhiều khó khăn, vì đây là tiết giới thiệu ngữ liệu, do số lượng từ vựng nhiều vì thế giáo viên hầu như là cố gắng trình bày từ vựng và điểm ngữ pháp có trong bài rồi làm bài tập theo yêu cầu của sách giáo khoa. Phần Production của tiết học này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian nhiều hơn vì đây là phần ngoài sách giáo khoa, giáo viên phải tự sáng tạo, do đó phần này nhiều khi giáo viên chưa chú trọng vì nghĩ rằng mình đã truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa yêu cầu. Vì thế việc các em vận dụng kiến thức đã học để tái tạo lại ngôn ngữ còn hạn chế. Và đây chính là vấn đề mà tôi boăn khoăn.
Xuất phát từ thục tiễn và lý do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tham khảo các sách về chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của đồng nghiệp ở trường Nguyễn Huệ và trường bạn đã tìm ra một số thủ thuật để áp dụng trong phần Production của tiết Listen and read môn Tiếng Anh lớp 9 và ở chừng mực nào đó đã thu được những kết quả tương đối khả quan, học sinh đã vận dụng ngôn ngữ tốt hơn, sau bài học các em có thể giao tiếp với bạn, có thể liên hệ đến thực tế để có thể trình bày vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của bản thân bằng Tiếng Anh theo chủ đề của mỗi bài học.
II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Từ thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp 9 tại trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ tôi tìm ra những thủ thuật trong phần Production của tiết học listen and read là làm sao ngoài mục đích giới thiệu ngữ liệu cho học sinh thì kết thúc bài học, học sinh có thể vận dụng từ vựng và ngữ pháp trong bài để giao tiếp theo chủ đề mà học sinh đã được học theo từng đơn vị bài học và từng bước nâng cao chất lượng đại trà đối với bộ môn này.
III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Học sinh khối lớp 9 trường THCS Nguyễn Huệ.
IV. PHẠM VI THỰC HIỆN.
Thủ thuật dạy Production trong tiết Listen and read của Tiếng Anh 9.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN.
Xuất phát từ tình hình thực tế như đã trình bày ở mục lý do đề xuất sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã cố gắng tìm ra những biện pháp nhằm giúp học sinh vận dụng vốn từ vựng và ngữ pháp mà các em đã tiếp thu trong tiết học listen and read để tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong từng đơn vị bài học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Xin được trình bày những biện pháp mà tôi đã vận dụng trong vài năm học gần đây tại trường THCS Nguyễn Huệ:
Để dạy một tiết listen and read giáo viên tuân thủ theo các bước sau: Giới thiệu (Presentation), luyện tập (Practice) và sản sinh lời nói (Production). Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin đưa ra những thủ thuật để giúp học sinh vận dụng bài học vào sản sinh lời nói:
Discussion.
Thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm về những bài học các em rút ra được qua nội dung bài hội thoại.
Free Role play.
Đóng vai theo tình huống gợi ý, hoặc tình huống có thật trong lớp. Học sinh làm việc trong cặp hoặc nhóm theo vai trò hay nhân vật mà các em được giao.
Comparision.
So sánh đối chiếu, đánh giá nội dung bài học với thực tế cuộc sống.
Expressing feelings and opinions.
Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật trong bài hội thoại.
Imagination.
Tưởng tượng bản thân học sinh là nhân vật, hoặc đang ở nơi có sự việc đó xảy ra và nêu cảm tưởng hoặc nhận xét.
Brainstorm.
Học sinh làm việc theo từng nhóm. Mỗi nhóm cử một thư ký ghi lại ý kiến của nhóm sau đó viết lên poster. Dán các poster lên bảng. Các nhóm so sánh kết quả và bổ sung những thông tin mà nhóm mình chưa có.
Mapped Dialogue.
Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình minh họa lên bảng hoặc tranh gợi ý. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nói theo cặp. Giáo viên gọi một số cặp học sinh để kiểm tra. Với những lớp yếu giáo viên có thể tạo cơ hội cho các em bằng cách gọi những cặp học sinh khá của lớp làm trước.
Survey.
Giáo viên nêu chủ điểm hoặc viết câu hỏi ra bảng rồi yêu cầu học sinh làm việc theo từng cặp, lần lượt một em hỏi một em trả lời và đổi vai. Vừa hỏi các em vừa ghi chú thông tin về bạn mình. Sau khi phỏng vấn xong giáo viên yêu cầu một số học sinh tường thuật lại cho cả lớp nghe những thông tin mà em đã biết về bạn mình hoặc yêu cầu các em viết thành câu vào vở hoặc có thể yêu cầu các em viết ở nhà như một bài tập về nhà.
Retelling.
Giáo viên sử dụng hoạt động này để giúp học sinh kể lại câu chuyện hay bài hội thoại mà các em đã được học dựa vào tranh hoặc từ gợi ý.
Arrange the events in order.
Giáo viên chuẩn bị các câu theo nội dung của bài học nhưng không đúng với trật tự trong bài. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm sắp xếp lại câu chuyện. Đại diện của nhóm hoặc cặp học sinh kể lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp.
Interviews.
Phỏng vấn là một thủ thuật phổ biến cho luyện tập giao tiếp. Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp, phỏng vấn và ghi lại câu trả lời đầy đủ. Giáo viên cũng có thể cho học sinh viết lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh và đọc trước lớp.
Ngoài ra giáo viên cũng có thể áp dụng những trò chơi vào bài học giúp củng cố kiến thức cho học sinh, giúp các em có thể vận dụng bài học tốt hơn nhờ học mà vui, vui mà học tạo cho các em tâm lý thoải mái khi học nâng cao chất lượng học tập. Việc chọn trò chơi cần phải phù hợp với nội dung bài học. Trò chơi không chỉ được áp dụng nhiều ở phần warm- up mà nếu áp dụng hợp lý vào phần Production thì sẽ đem lại hiệu quả cho tiết học vì các em rất thích các hoạt động này. Sau đây là một số những trò chơi mà tôi đã áp dụng trong bài dạy:
Chain game
Giáo viên có thể chia lớp ra thành các nhóm nhỏ . Một nhóm từ 4-6 em hoặc từ 6-8 em. Học sinh ngồi quay mặt lại với nhau. Em đầu tiên trong cả nhóm lặp lại câu đầu tiên của giáo viên. Học sinh thứ hai lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. Các em có thể hoàn thành được nội dung của bài học. Giáo viên chỉ sử dụng hoạt động này khi nội dung bài học ngắn và dễ. Với những bài dài giáo viên nên cho từ gợi ý để học sinh nói dễ dàng hơn.
Noughts and crosses.
Giáo viên giải thích cho học sinh trò chơi này giống như trò chơi "ca rô" ở Việt Nam nhưng chỉ cần 3 "O" hoặc ba "X" trên một hàng ngang, dọc hay chéo là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô vuông trên bảng. Mỗi ô có chứa một từ hoặc một tranh vẽ ( từ hoặc tranh phải nằm trong nội dung bài mà học sinh vừa học). Giáo viên chia học sinh ra làm 2 nhóm. Một nhóm là " noughts" và một nhóm là " crosses" (X) . Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hay một (X).
My red color.
Giáo viên chuẩn bị trên bảng phụ 6 đến 8 hình vuông nhỏ. Mỗi hình vuông chứa 1
yêu cầu . Che các hình vuông bằng giấy trắng. Trên mỗi hình vuông đánh số thứ
tự từ 1 đến 8.
Học sinh chọn số và làm theo yêu cầu của các hình vuông. Nếu đúng sẽ được 10
điểm. Còn nếu không trả lời được thì đội bạn sẽ giành quyền trả lời.
Nếu chọn được ô màu đỏ thì học sinh không phải trả lời mà vẫn được 10
điểm và được chọn tiếp ô khác.
10- square: Make up a sentence.
Giáo viên kẻ 10 ô vuông lên bảng, hoặc chuẩn bị trước. Mỗi ô vuông chứa 1 động từ, danh từ, tính từ , trạng từ hay cụm từ gợi ý, hoặc là những bức tranh về nội dung của bài. Trên mỗi ô vuông đánh số từ 1 đến 10. ( Số lượng ô vuông tuỳ theo nội dung của bài học.)
Giáo viên viết số từ 1 đến 10 vào những mẫu giấy nhỏ. Chia học sinh thành nhóm hoặc đội. Lần lượt từng học sinh trong nhóm bóc thăm số để chọn từ. Học sinh chọn được từ nào hoặc bức tranh nào thì đặt 1 câu có chứa từ đó.Tổng kết trò chơi, đội nào có nhiều câu đúng hơn thì đội đó chiến thắng
♦VÍ DỤ MINH HOẠ:
Unit 1 : A VISIT FROM A PEN PAL
Period 2: LISTEN AND READ
1. Sử dụng hoạt động kể lại nội dung bài học: retelling.
Giáo viên sử dụng một số bức tranh thể hiện được nội dung chính của bài học và yêu cầu học sinh kể lại. Với những lớp yếu hơn giáo viên có thể cho học sinh xem tranh và một số từ gợi ý để học sinh kể lại được dễ dàng hơn.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!