Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN SINH

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,427
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Phương pháp giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong chương trình Sinh học THCS" được soạn dưới dạng file word gồm 26 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO​

1. Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Vân. Phương pháp giải bài tập sinh học. NXB Đà Nẵng.
2. Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Vân. Phương pháp hướng dẫn và giải bài tập sinh học 9. NXB Đà Nẵng.
3. Huỳnh Quốc Thành. Bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên môn Sinh học. NXB Đại học sư phạm.
4. Phan khắc Nghệ, Tưởng Hùng Quang, Trần Thái Toàn. Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 9. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Trịnh Nguyên Giao, Lê Đình Trung. Lý thuyết và bài tập sinh học 9. NXB Giáo Dục.
6. Nguyễn Văn Sang. Tuyển tập 234 bài tập sinh học. NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
7. Huỳnh Quốc Thành. Nâng cao kiến thức sinh học 9. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Tuyển tập đề thi học sinh giỏi các Huyện, Tỉnh.



























DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT​

NST: Nhiễm sắc thể
TB: Tế bào
HS: Học sinh
HSG: Học sinh giỏi
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm






















MỤC LỤC​
1. Mở đầu. 1
1.1. Lí do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.. 1
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.. 1
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.. 2
2.3. Giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề. 2
2.3.1. Củng cố lý thuyết liên quan đến việc giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 2
2.3.1.1. Nguyên phân. 2
2.3.1.2. Giảm phân. 3
2.3.1.3. Thụ tinh. 4
2.3.2. Phân loại các dạng bài tập. 4
2.3.2.1. Bài tập về nguyên phân. 4
2.3.2.2. Bài tập về giảm phân và thụ tinh. 10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 16
3. Kết luận, kiến nghị 17
3.1. Kết luận. 17
3.2. Kiến nghị 17


























































1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây sự phát triển của học sinh ngày càng mạnh mẽ, sinh học trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu, mở rộng, trong đó có nhiều bài tập nhằm kiểm tra sự vận dụng các kiến thức lý thuyết. Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 9, tôi và các đồng nghiệp đều nhận thấy học sinh còn gặp khá nhiều lúng túng trong việc giải bài tập, một phần do các em chưa có sự liên hệ giữa kiến thức và phần bài tập; mặt khác do các em đã quen với phương pháp học môn Sinh học ở lớp dưới theo hướng trả lời các câu hỏi lý thuyết là chủ yếu. Vì vậy, các em không tìm được sự liên quan mật thiết logic giữa lý thuyết và bài tập nên không khỏi bỡ ngỡ và có cảm giác sợ, chán với bộ môn. Chính điều đó cản trở rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Có rất nhiều công thức tổng quát được đưa ra trong các sách tham khảo do nhà xuất bản giáo dục và nhà xuất bản khác; các công thức đưa ra ở các tài liệu khác nhau không được thống nhất về ký hiệu, chưa được chứng minh, xây dựng rõ ràng.

Xuất phát từ thực trạng bất cập đó, tôi nghĩ phải tìm ra một giải pháp giúp học sinh làm bài tập sinh học nói chung và bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh nói riêng bởi đây chính là nền tảng để các em học tốt môn sinh học bậc THPT. Đây là vấn đề không mới, nhưng làm thế nào để học sinh có thể phân loại được các dạng bài tập và đưa ra các cách giải cho phù hợp với mỗi dạng bài tập là điều mỗi giáo viên khi dạy sinh học 9 đều quan tâm.

Trước thực trạng trên, qua kinh nghiệm học tập tôi muốn gửi đến các thầy cô và các em sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu “Phương pháp giải bài tập Nguyên phân, Giảm phân và thụ tinh” giúp học sinh có được các dạng bài tập cơ bản về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh và có kiến thức để giải quyết các dạng bài tập thuộc phần này. Qua đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức lý thuyết về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này chỉ đề cập tới một số dạng bài tập cơ bản và nâng cao về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong chương trình Sinh học THCS.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Bản thân tôi được tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học, tôi đã phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy phân tích, gợi mở, dẫn dắt có đối chiếu, thực nghiệm so sánh giữa các lớp trong mỗi năm học, tự rút kinh nghiệm cho bản thân qua từng năm, có điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Xuất phát từ nhiệm vụ năm học do Phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường đề ra là tập trung nâng cao chất lượng, số lượng giải thi học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh. Đặc biệt là số lượng học sinh đạt giải cấp Tỉnh. Nhiệm vụ của môn Sinh học THCS bên cạnh việc dạy kiến thức cơ bản còn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để tham dự các kì thi học sinh giỏi do Phòng giáo dục, Sở giáo dục tổ chức.

Chương trình Sinh học 9 là tổng hợp của chương trình sinh học 10, 11, 12 cũ có bỏ bớt phần tiến hoá và một số bài có đơn giản hoá. Tuy nhiên, kiến thức để các em đi thi học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là kiến thức trong sách giáo khoa nên với mức độ tư duy của học sinh lớp 9 chương trình này là khá nặng, lượng kiến thức đối với học sinh giỏi là rất rộng.

Trong chương trình Sinh học 9 chương NST là chương phức tạp nhất, lượng kiến thức lí thuyết và bài tập nhiều. Các dạng bài tập nhiều nhưng số tiết luyện tập trong phân phối chương trình còn ít. Vì thế học sinh gặp nhiều khó khăn khi giải bài tập của chương này.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Đội tuyển Sinh học là những em học sinh yêu thích môn Sinh học. Nhưng thực tế chất lượng đội tuyển chưa cao do một số học sinh chưa thật sự chăm chỉ cộng với năng lực tư duy chưa cao. Mặt khác, các em còn phải chịu áp lực của một số môn thi vào THPT nên thời gian dành cho môn Sinh chưa nhiều. Vì vậy, để đạt được chỉ tiêu đặt ra đòi hỏi phải có một phương pháp dạy và học hiệu quả hơn.

Thực tế trong giảng dạy tôi thấy học sinh khi học phần nguyên phân, giảm phân còn nhầm lẫn kiến thức giữa các kì của nguyên phân, giảm phân, dẫn đến việc giải các bài tập về phần này thường gặp phải những sai sót rất đáng tiếc. Vì thế, việc đưa ra hệ thống các dạng bài tập về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh một cách khoa học là việc làm cần thiết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9.

2.3. Giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề

2.3.1. Củng cố lý thuyết liên quan đến việc giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

2.3.1.1. Nguyên phân


Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Trước khi bước vào nguyên phân tế bào trải qua một kì trung gian lúc này NST dãn xoắn cực đại và đến cuối kì trung gian xảy ra sự nhân đôi NST thành NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động. Kết thúc kì này, tế bào tiến hành nguyên phân gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

* Kì đầu:

- NST kép bắt đầu đóng xoắn và có hình dạng đặc trưng.

- Thoi phân bào được hình thành.

* Kì giữa:

- NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại.

- NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

* Kì sau:

Mỗi cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động thành các NST đơn phân ly về hai cực của tế bào

* Kì cuối:

Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành.

=> Kết quả: Từ một tế bào có bộ NST 2n kết thúc quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống hệt tế bào mẹ.

2.3.1.2. Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dục ở thời kì chín.

- Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước lần phân bào I.

- Diễn biến:

Trước khi bước vào giảm phân tế bào trải qua một kì trung gian lúc này NST tự nhân đôi thành NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động. Sau đó tế bào diễn ra quá trình giảm phân tạo giao tử.

a. Giảm phân 1:

* Kì đầu I:

- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, xảy ra tiếp hợp bắt chéo và có thể dẫn tới trao đổi đoạn giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.

- Thoi phân bào được hình thành.

* Kì giữa I:

- NST đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng.

- NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

* Kì sau I:

- Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng phân li về hai cực của tế bào.

- Thoi phân bào biến mất.

* Kì cuối I:

Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành.

à Kết quả: Từ một tế bào có bộ NST 2n kết thúc giảm phân I tạo ra hai tế bào con có bộ NST đơn bội (n NST) ở trạng thái kép.

b. Giảm phân 2

Sau kì cuối 1 là kì trung gian diễn ra rất ngắn, không có sự nhân đôi NST. Tiếp sau đó là lần phân bào 2 diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần phân bào I, cũng gồm 4 kì tương tự như lần phân bào 1

* Kì đầu II:

- Các NST kép co ngắn thấy rõ số lượng.

- Thoi phân bào được hình thành.

1711952380487.png


1711952388944.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---skkn_phuong_phap_giai_bai_tap_nguyen_phan_giam_phan_va_thu_t_S3bYNwoD2YnoYh_022958.doc
    335.5 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm biện pháp rèn học sinh yếu sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi toán sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe học sinh sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh yếu sáng kiến kinh nghiệm duy trì sĩ số học sinh sáng kiến kinh nghiệm giải bài tập sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn toán sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh học tốt từ vựng sáng kiến kinh nghiệm giúp đỡ học sinh nghèo sáng kiến kinh nghiệm giúp đỡ học sinh nghèo violet sáng kiến kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu kém sáng kiến kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học sáng kiến kinh nghiệm học sinh khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh yếu kém sáng kiến kinh nghiệm lấy học sinh làm trung tâm sáng kiến kinh nghiệm môn sinh sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 12 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 7 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 7 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 8 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 8 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 8 violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học lớp 10 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học lớp 11 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học thcs sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học thpt sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học trung học phổ thông sáng kiến kinh nghiệm phát triển năng lực học sinh sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý hồ sơ học sinh sáng kiến kinh nghiệm quản lý học sinh bán trú sáng kiến kinh nghiệm quản lý học sinh nội trú sáng kiến kinh nghiệm rèn học sinh chưa ngoan sáng kiến kinh nghiệm sinh 7 sáng kiến kinh nghiệm sinh 8 sáng kiến kinh nghiệm sinh học sáng kiến kinh nghiệm sinh học 11 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 12 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 6 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 6 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 7 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 7 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 8 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 8 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm sinh học thcs sáng kiến kinh nghiệm sinh học thpt sáng kiến kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh sáng kiến kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi sáng kiến kinh nghiệm về học sinh khuyết tật
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,416
    Bài viết
    37,885
    Thành viên
    141,139
    Thành viên mới nhất
    quocthai2017@

    Thành viên Online

    Top