- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
Xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh lớp 7 thông qua một số hoạt động dạy học và giáo dục trong môn tiếng Anh được soạn dưới dạng file word gồm 37 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá đọc có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt trong xã hội hiện đại - xã hội thông tin. Ngày nay, có rất nhiều phương tiện truyền tin giúp con người có thể lĩnh hội các giá trị văn hoá, kinh nghiệm trong một không gian và thời gian cụ thể: trao đổi trực tiếp, các phương tiện nghe nhìn, các phương tiện viễn thông, máy tính... Tuy nhiên, con đường khai thác từ sách, đọc sách vẫn là phương thức hiệu quả, tin cậy, có tính căn bản nhất, vì tri thức trong sách phần lớn được kiểm duyệt, nghiệm thu bởi một hội đồng khoa học nhất định có tính hệ thống, chuyên sâu, logic, khoa học và tính hàm lâm.
Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Đọc sách cho tri thức, phát triển tư duy trừu tượng, rèn luyện tính kiên nhẫn, kiên trì, kích thích tư duy tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện văn phong khoa học, …. Đọc sách là cách tốt nhất để ta tiếp thu văn hóa trên thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình; Đặc biệt, đối với học sinh, khi đọc sách, các em được tiếp xúc với các văn bản chuẩn mực về câu chữ, tiếp xúc với cách trình bày vấn đề một cách mạch lạc và dễ hiểu. Các em đọc càng nhiều, vốn từ và cách hành văn sẽ dần đi vào kiến thức của các em. Đọc nhiều sách các em sẽ học được cách tác giả viết câu, diễn giải, chuyển ý khéo léo, lôgic. Quá trình đọc lâu dài sẽ giúp các em hình thành được kỹ năng ngôn ngữ, các em sẽ tự tin giao tiếp với vốn kiến thức tích lũy được qua sách.
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay tỷ lệ học sinh đọc sách, mượn sách chưa cao, phần lớn các em chưa thích đọc sách. Các em thích xem phim ảnh, Internet,chơi game và các trò chơi khác...
Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất quan trọng và thông dụng trên toàn thế giới, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc đưa Tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ trường THCS là cần thiết và đúng đắn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và nghiên cứu ở mức cao hơn sau này. Nó góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện vừa có năng lực phẩm chất vừa có trình độ tri thức khoa học. Học sinh học Tiếng Anh có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với những nền văn hoá phong phú, hấp dẫn. Chính từ những lý do trên cho nên tôi chọn đề tài: “Xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh lớp 7 thông qua một số hoạt động dạy học và giáo dục trong môn tiếng Anh”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra phương pháp dạy và học tối ưu nhất, phát huy tính tích cực trong việc đọc sách của học sinh thông qua học tập bộ môn Tiếng Anh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 7
4. Đối tượng khảo sát
Học sinh khối 7
5. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê số liệu.
6. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
Phạm vi: Chuyên đề “Xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh lớp 7 thông qua một số hoạt động dạy kĩ năng đọc trong môn tiếng Anh”
Thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm học 2021
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá đọc có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt trong xã hội hiện đại - xã hội thông tin. Ngày nay, có rất nhiều phương tiện truyền tin giúp con người có thể lĩnh hội các giá trị văn hoá, kinh nghiệm trong một không gian và thời gian cụ thể: trao đổi trực tiếp, các phương tiện nghe nhìn, các phương tiện viễn thông, máy tính... Tuy nhiên, con đường khai thác từ sách, đọc sách vẫn là phương thức hiệu quả, tin cậy, có tính căn bản nhất, vì tri thức trong sách phần lớn được kiểm duyệt, nghiệm thu bởi một hội đồng khoa học nhất định có tính hệ thống, chuyên sâu, logic, khoa học và tính hàm lâm.
Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Đọc sách cho tri thức, phát triển tư duy trừu tượng, rèn luyện tính kiên nhẫn, kiên trì, kích thích tư duy tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện văn phong khoa học, …. Đọc sách là cách tốt nhất để ta tiếp thu văn hóa trên thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình; Đặc biệt, đối với học sinh, khi đọc sách, các em được tiếp xúc với các văn bản chuẩn mực về câu chữ, tiếp xúc với cách trình bày vấn đề một cách mạch lạc và dễ hiểu. Các em đọc càng nhiều, vốn từ và cách hành văn sẽ dần đi vào kiến thức của các em. Đọc nhiều sách các em sẽ học được cách tác giả viết câu, diễn giải, chuyển ý khéo léo, lôgic. Quá trình đọc lâu dài sẽ giúp các em hình thành được kỹ năng ngôn ngữ, các em sẽ tự tin giao tiếp với vốn kiến thức tích lũy được qua sách.
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay tỷ lệ học sinh đọc sách, mượn sách chưa cao, phần lớn các em chưa thích đọc sách. Các em thích xem phim ảnh, Internet,chơi game và các trò chơi khác...
Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất quan trọng và thông dụng trên toàn thế giới, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc đưa Tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ trường THCS là cần thiết và đúng đắn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và nghiên cứu ở mức cao hơn sau này. Nó góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện vừa có năng lực phẩm chất vừa có trình độ tri thức khoa học. Học sinh học Tiếng Anh có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với những nền văn hoá phong phú, hấp dẫn. Chính từ những lý do trên cho nên tôi chọn đề tài: “Xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh lớp 7 thông qua một số hoạt động dạy học và giáo dục trong môn tiếng Anh”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra phương pháp dạy và học tối ưu nhất, phát huy tính tích cực trong việc đọc sách của học sinh thông qua học tập bộ môn Tiếng Anh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 7
4. Đối tượng khảo sát
Học sinh khối 7
5. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê số liệu.
6. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
Phạm vi: Chuyên đề “Xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh lớp 7 thông qua một số hoạt động dạy kĩ năng đọc trong môn tiếng Anh”
Thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm học 2021