- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Các văn bản ôn thi vào 10 RẤT HAY, CHỌN LỌC được soạn dưới dạng file word gồm 35 trang. Các bạn xem và tải những văn bản ôn thi vào 10, các văn bản ôn thi vào 10,...về ở dưới.
Đề bài: Phân tích nhân vật của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái của Nam Xương” của Nguyễn Dữ
1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2, Thân bài
a. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời
- Tóm tắt
b. Phân tích
* Luận điểm 1: Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
- Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”.
- Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “tam tòng, tứ đức”, “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài của nàng mà TS đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”. Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.
-> Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc hoạ với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong xã hội phong kiến.
Song có thể hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau:
Luận cứ 1: Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.
* Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: nàng hiểu chồng có tính “đa nghi”, “phòng ngừa quá mức” nên Vũ Nương đã khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không lúc nào vợ chồng thất hòa.
-> Nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình, người phụ nữ đức hạnh. Qua đây ta thấy đã hé lộ mâu thuẫn tính cách giữa hai người và đầy tính dự báo.
* Khi xa chồng:
- Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Nỗi nhớ chồng cứ đi cùng năm tháng: “mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức tâm tình, buồn thương da diết”.
- Nàng mơ về một tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng chỉ cái bóng của mình trên vách mà rằng cha Đản.
- Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.
-> Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh.
* Khi bị chồng nghi oan:
- Nàng hết sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình:
+ Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”
+ Thiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”.
+ Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan : “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”
-> Nàng đã hết lời tha thiết, hết lòng nhún nhường để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Qua những lời nói thiết tha đó, nó còn cho ta thấy thái độ trân trọng chồng và gia đình nhà chồng của nàng.
- Khi không còn hi vọng, nàng nói trong đau đớn và thất vọng:
+ Hạnh phúc gia đình, “thú vui nghi gia, nghi thất” là niềm khát khao và tôn thờ cả đời giờ đã tan vỡ.
+ Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng những hình ảnh ước lệ: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió.”
+ Đến nỗi đau chờ chồng đến hóa đá của “cổ nhân” nàng cũng không có được: “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
-> Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn có ý nghĩa.
- Cuối cùng, bị cự tuyệt quyền yêu, quyền hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt quyền tồn tại. Nàng tìm đến cái chết sau mọi sự cố gắng không thành.
-> Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá. Đối với người con gái đức hạnh và giàu đức hi sinh, phẩm giá còn cao hơn sự sống.
* Những năm tháng sống dưới thủy cung
- Ở chốn làn mây, cung nước nhưng nàng vẫn một lòng hướng về chồng con, quê hương và khao khát được đoàn tụ.
+ Nàng nhận ra Phan Lang người cùng làng.
+ Nghe Phan lang kể về chuyện gia đình mà ứa nước mắt xót thương.
- Nàng khao khát được trả lại phẩm giá, danh dự: Gửi chiếc thoa vàng, nhờ Phan Lang nói với TS lập đàn giải oan cho mình.
- Nàng là người trọng tình, trong nghĩa: Dù thương nhớ chồng con, khao khát được đoàn tụ nhưng vẫn quyết giữ lời hứa sống chết bên Linh Phi.
-> Với vai trò là một người vợ, VN là một người phụ nữ chung thủy, mẫu mực, lí tưởng trong xã hội phong kiến. Trong trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có tình yêu, lòng bao dung và sự vị tha.
Luận cứ 2: Trong mối quan hệ với mẹ chồng: Nàng là người con dâu hiếu thảo.
- Vũ Nương đã thay TS làm tròn bổn phận người con, người trụ cột đối với gia đình nhà chồng: Chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau. “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn”.
- Mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình.
- Lời trăn trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành và công lao to lớn của Vũ Nương: “Xanh kia quyết chẳng phụ nàng cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
Luận cứ 3: Trong mối quan hệ với con: Nàng là người mẹ yêu thương con hết mực.
- Thiếu vắng chồng, nàng vẫn một mình sinh con, và nuôi dạy con khôn lớn.
- Không chỉ trong vai trò là một mình sinh con, và nuôi dạy con khôn lớn. Không chỉ trong vai trò là một người mẹ, nàng còn đóng vai trò là một người cha hết lòng yêu thương con, không để con phải thiếu thốn tình cảm.
- Nàng còn là một người mẹ tâm lí, không chỉ chăm lo cho con về vật chất, mà còn lo cho con cả về mặt tinh thần: Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, lo con thiếu thốn tình cảm của cha nên chỉ vào cái bóng của mình trên vách mà bảo cha Đản. Hơn hết, nàng sớm định hình cho con về một mái ấm, một gia đình hoàn chỉnh.
=> VN không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của một người vợ, người con, người mẹ, người cha mà còn là một người trụ cột của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng những gì hạnh phúc, tuyệt vời nhất. Thế nhưng trớ trêu thay hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
* Luận điểm 2: Vũ Nương là một người phụ nữ có số phận oan nghiệt.
- Số phận bi kịch:
+ Chồng đi lính trở về- nghe con- một mực nghi oan- đánh đuổi đi
+ Hết lời thanh minh, bày tỏ nỗi lòng qua lời than-> tự vẫn.
- Cái chết của nàng:
+ Tắm gội chay sạch
+ Than
-> Hành động có suy tính-> phản kháng chế độ phong kiến nam quyền bất công
- Nguyên nhân:
+ Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản
+ Gián tiếp:
TS đa nghi, hay ghen, gia trưởng, thô bạo, thiếu niềm tin và tôn trọng phụ nữ
Hôn nhân không bình đẳng: sự rẻ rúng của con nhà hào phú với con nhà kẻ khó
XHPK hà khắc, trinh tiết hơn mạng sống
Chiến tranh phi nghĩa
Kết thúc: Chi tiết kì ảo- vũ nương trở về - tạ từ- biến mất: hoàn thiện vẻ đẹp VN, nhưng không giảm đi tính bi kịch.
c. Đánh giá nghệ thuật
- Nhân vật VN được đặt vào nhiều tình huống, từ đó, thể hiện số phận bất hạnh và những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật.
- Chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ đối thoại và tự bạch phù hợp, yếu tố hoang đường, kì ảo mang đặc trưng của thể loại truyền kì và thể hiện ước vọng của nhân dân về kết thức có hậu cho số phận nhân vật.
3, Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Cảm xúc của bản thân
CHỊ EM THÚY KIỀU –
NGUYỄN DU
Đề: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du.
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn thơ.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc,…
- Vị trí đoạn trích
2. Phân tích
a. Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều.
- Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổ điển để giới thiệu về lai lịch, thứ tự trong gia đình và vẻ đẹp của hai chị em:
+ Lai lịch: Họ là hai người con gái đầu trong gia đình họ Vương
+ Thứ tự trong gia đình: Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em
+ Vẻ đẹp của hai chị em
“Mai cốt cách”: Cốt cách thì thanh cao như hoa mai. Đó là một loài hoa mà sắc thì rực rỡ, hương thì quý phái
“Tuyết tinh thần”: Phong thái, tinh thần thì trong trắng, tinh khiết như hoa tuyết.
- Nhịp điệu 4/4, 3/3 ở câu thơ thứ hai, nhịp nhàng, đối xứng, làm nổi bật được vẻ đẹp đến độ hoàn mĩ của cả hai chị em.
- Tác giả sử dụng lời bình để khép lại bốn câu thơ đầu:
+ “Mỗi người một vẻ”, cho thấy nét riêng từ nhan sắc, tính cách, tâm hồn của mỗi người.
+ “Mười phân vẹn mười”, đã tô đậm được vẻ đẹp đến độ toàn diện, hoàn hảo của hai chị em.
=> Lời giới thiệu vô cùng ngắn gọn, nhưng đã mang đến cho chúng ta nhiều thông tin phong phú và những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều. Đồng thời, cũng bộc lộ được cảm hứng ca ngợi cái tài hoa, nhan sắc của con người qua nghệ thuật điêu luyện, tài hoa của Nguyễn Du
b. Bốn câu thơ tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân
* Chỉ bằng bốn câu thơ, Nguyễn Du đã tả một cách đầy đủ, trọn vẹn những đặc điểm của nhân vật Thúy Vân:
- Câu thơ đầu tiên giới thiệu khái quát phong thái của Thúy Vân
+ Từ “xem” thể hiện sự đánh giá mang tính chủ quan của người miêu tả
+ Từ “trang trọng” cho thấy sự xuất hiện của nhân vật Thúy Vân với vẻ đẹp mang phong thái đoan trang, cao sang, quý phái
=> Gợi ấn tượng tốt đẹp về một người phụ nữ trong khuôn khổ, lễ giáo của xã hội phong kiến
* Tiếp đó, tác giả miêu tả một cách chi tiết, trọn vẹn bức chân dung tuyệt đẹp của nhân vật Thúy Vân qua bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp thủ pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, liệt kê và đi kèm những từ ngữ giàu sức gợi:
- Hình ảnh ẩn dụ: “khuôn trăng đầy đặn” đã vẽ nên một khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, xinh đẹp, sáng trong như mặt trăng; “nét ngài nở nang” gợi tả một đôi lông mày cong, sắc nét như mày ngài. Cặp lông mày ấy tạo nên vẻ cân xứng, hài hòa trên khuôn mặt trẻ trung của Vân.
- Hình ảnh nhân hóa: “hoa cười ngọc thốt” gợi tả khuôn miệng cười tươi tắn như hoa nở và tiếng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” đã gợi tả mái tóc óng ả, nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết.
- Những từ ngữ giàu sức gợi: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang” làm nổi bật, nhấn mạnh vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, quý phái của Thúy Vân
- Vẻ đẹp đoan trang của Thúy Vân được so sánh với những hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.
* Nguyễn Du đã sử dụng rất có chọn lọc hai động từ “thua” và “nhường”. “Mây” và “tuyết” là của thiên nhiên, tạo hóa, hay đó còn là cả một xã hội phong kiến. Và với vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa trong khuôn khổ của xã hội phong kiến, thì dẫu Vân có đẹp hơn những cái đẹp nhất của thiên nhiên thì nàng vẫn được đón nhận, bao bọc và yêu thương.
* Đặc biệt. từ bức chân dung ngoại hình của Thúy Vân, ta thấy được tính cách và số phận của nàng: tính cách rất trầm tĩnh, dịu dàng, đoan trang phúc hậu. Đó là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nó dự đoán một số phận, một tương lai êm ấm và bình lặng đang chờ đón nàng.
=> Bằng bút pháp cổ điển ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức chân dung của nhân vật Thúy Vân để từ đó gợi cho người đọc thấy được tính cách và số phận của nàng.
c. Mười hai câu thơ tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều
* Nếu như miêu tả bức chân dung của Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ dùng có bốn câu thì đến Thúy Kiều ông dùng đến mười hai câu.Chứng tỏ, tác giả đã ưu ái, dùng nhiều bút lực và sự yêu mến đặc biệt cho nhân vật này.
Sự yêu mến đó càng được khẳng định khi Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật đòn bẩy một cách tài tình: Ông miêu tả nhân vật Thúy Vân trước như một tuyệt thế giai nhân để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Từ “càng” đứng trước từ láy liên tiếp: “sắc sảo”, “mặn mà” để tô đậm vẻ đẹp “sắc sảo” về trí tuệ và vẻ “mặn mà” về tâm hồn của Thúy Kiều.
=> Không tả một cách cụ thể, nhưng Nguyễn Du đã khắc sâu trong tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều
- Vẻ đẹp nhan sắc:
+ Khác với Thúy Vân, tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhấn”, tức là vẽ hồn chân dung bằng những hình ảnh mang tính ước lệ:
“Làn thu thủy” đó là đôi mắt trong sáng, tĩnh lặng, sâu thẳm, huyền ảo như làn nước mùa thu.
“Nét xuân sơn” đó là đôi lông mày thanh tú, xinh đẹp như dáng núi mùa xuân.
=> Không cần phải nhiều nét mà chỉ đặc tả đôi mắt, nhưng bức chân của nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những gì hoàn mĩ nhất.
+ Hình ảnh nhân hóa “hoa ghen” và “liễu hờn” thể hiện thái độ của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Kiều. Ông không tả trực tiếp vẻ đẹp ấy mà tả sự đố kị, ghen ghét, để thêm khẳng định cho vẻ đẹp ấy. Và để khách quan, ông đã để cho tạo hóa đánh giá vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều
+ Vẻ đẹp của Kiều không chỉ khiến cho hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn” mà còn khiến cho nước phải nghiêng, thành phải đổ. Một sức ngưỡng mộ, mê say đến điên đảo cho vẻ đẹp của Kiều
+ Vẻ đẹp, chân dung của Thúy Kiều cũng dự báo về tính cách và số phận của nàng: Cái đẹp của Kiều không hài hòa mà vượt qua mọi khuôn khổ, chuẩn mực phép tắc của tạo hóa, xã hội. Vì vậy khiến cho các vẻ đẹp khác phải ghen ghét, oán hận, đố kị và chứa đựng ý muốn trả thù. Nó dự báo về một tính cách, tâm hồn đa sầu, đa cảm, một số phận sóng gió
=> Vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều mang một ấn tượng mạnh và sức gợi cho người đọc. Đó là vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, vẻ đẹp của chiều sâu, hơn những gì đẹp nhất.
- Vẻ đẹp của tài năng và tâm hồn
+ Không chỉ miêu tả là một giai nhân tuyệt thế, Nguyễn Du còn cho thấy nàng là người phụ nữ thông minh, có trí tuệ thiên bẩm và rất đa tài:
Nàng là người con gái đa tài, đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi ( thơ) ,họa (vẽ) và tài nào cũng đạt đến độ xuất chúng. Đặc biệt, tài đàn đã được Nguyễn Du tập trung miêu tả.
Đó là năng khiếu, là sở trường của nàng, tài đàn của nàng điêu luyện và vượt lên trên mọi người: “Làu bậc ngũ âm”, “ăn đứt hồ cầm”
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE ĐÍNH KÈM!
- CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - NGUYỄN DỮ -
Đề bài: Phân tích nhân vật của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái của Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Dàn ý tham kháo
1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2, Thân bài
a. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời
- Tóm tắt
b. Phân tích
* Luận điểm 1: Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
- Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”.
- Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “tam tòng, tứ đức”, “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài của nàng mà TS đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”. Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.
-> Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc hoạ với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong xã hội phong kiến.
Song có thể hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau:
Luận cứ 1: Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.
* Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: nàng hiểu chồng có tính “đa nghi”, “phòng ngừa quá mức” nên Vũ Nương đã khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không lúc nào vợ chồng thất hòa.
-> Nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình, người phụ nữ đức hạnh. Qua đây ta thấy đã hé lộ mâu thuẫn tính cách giữa hai người và đầy tính dự báo.
* Khi xa chồng:
- Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Nỗi nhớ chồng cứ đi cùng năm tháng: “mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức tâm tình, buồn thương da diết”.
- Nàng mơ về một tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng chỉ cái bóng của mình trên vách mà rằng cha Đản.
- Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.
-> Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh.
* Khi bị chồng nghi oan:
- Nàng hết sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình:
+ Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”
+ Thiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”.
+ Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan : “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”
-> Nàng đã hết lời tha thiết, hết lòng nhún nhường để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Qua những lời nói thiết tha đó, nó còn cho ta thấy thái độ trân trọng chồng và gia đình nhà chồng của nàng.
- Khi không còn hi vọng, nàng nói trong đau đớn và thất vọng:
+ Hạnh phúc gia đình, “thú vui nghi gia, nghi thất” là niềm khát khao và tôn thờ cả đời giờ đã tan vỡ.
+ Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng những hình ảnh ước lệ: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió.”
+ Đến nỗi đau chờ chồng đến hóa đá của “cổ nhân” nàng cũng không có được: “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
-> Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn có ý nghĩa.
- Cuối cùng, bị cự tuyệt quyền yêu, quyền hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt quyền tồn tại. Nàng tìm đến cái chết sau mọi sự cố gắng không thành.
-> Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá. Đối với người con gái đức hạnh và giàu đức hi sinh, phẩm giá còn cao hơn sự sống.
* Những năm tháng sống dưới thủy cung
- Ở chốn làn mây, cung nước nhưng nàng vẫn một lòng hướng về chồng con, quê hương và khao khát được đoàn tụ.
+ Nàng nhận ra Phan Lang người cùng làng.
+ Nghe Phan lang kể về chuyện gia đình mà ứa nước mắt xót thương.
- Nàng khao khát được trả lại phẩm giá, danh dự: Gửi chiếc thoa vàng, nhờ Phan Lang nói với TS lập đàn giải oan cho mình.
- Nàng là người trọng tình, trong nghĩa: Dù thương nhớ chồng con, khao khát được đoàn tụ nhưng vẫn quyết giữ lời hứa sống chết bên Linh Phi.
-> Với vai trò là một người vợ, VN là một người phụ nữ chung thủy, mẫu mực, lí tưởng trong xã hội phong kiến. Trong trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có tình yêu, lòng bao dung và sự vị tha.
Luận cứ 2: Trong mối quan hệ với mẹ chồng: Nàng là người con dâu hiếu thảo.
- Vũ Nương đã thay TS làm tròn bổn phận người con, người trụ cột đối với gia đình nhà chồng: Chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau. “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn”.
- Mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình.
- Lời trăn trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành và công lao to lớn của Vũ Nương: “Xanh kia quyết chẳng phụ nàng cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
Luận cứ 3: Trong mối quan hệ với con: Nàng là người mẹ yêu thương con hết mực.
- Thiếu vắng chồng, nàng vẫn một mình sinh con, và nuôi dạy con khôn lớn.
- Không chỉ trong vai trò là một mình sinh con, và nuôi dạy con khôn lớn. Không chỉ trong vai trò là một người mẹ, nàng còn đóng vai trò là một người cha hết lòng yêu thương con, không để con phải thiếu thốn tình cảm.
- Nàng còn là một người mẹ tâm lí, không chỉ chăm lo cho con về vật chất, mà còn lo cho con cả về mặt tinh thần: Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, lo con thiếu thốn tình cảm của cha nên chỉ vào cái bóng của mình trên vách mà bảo cha Đản. Hơn hết, nàng sớm định hình cho con về một mái ấm, một gia đình hoàn chỉnh.
=> VN không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của một người vợ, người con, người mẹ, người cha mà còn là một người trụ cột của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng những gì hạnh phúc, tuyệt vời nhất. Thế nhưng trớ trêu thay hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
* Luận điểm 2: Vũ Nương là một người phụ nữ có số phận oan nghiệt.
- Số phận bi kịch:
+ Chồng đi lính trở về- nghe con- một mực nghi oan- đánh đuổi đi
+ Hết lời thanh minh, bày tỏ nỗi lòng qua lời than-> tự vẫn.
- Cái chết của nàng:
+ Tắm gội chay sạch
+ Than
-> Hành động có suy tính-> phản kháng chế độ phong kiến nam quyền bất công
- Nguyên nhân:
+ Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản
+ Gián tiếp:
TS đa nghi, hay ghen, gia trưởng, thô bạo, thiếu niềm tin và tôn trọng phụ nữ
Hôn nhân không bình đẳng: sự rẻ rúng của con nhà hào phú với con nhà kẻ khó
XHPK hà khắc, trinh tiết hơn mạng sống
Chiến tranh phi nghĩa
Kết thúc: Chi tiết kì ảo- vũ nương trở về - tạ từ- biến mất: hoàn thiện vẻ đẹp VN, nhưng không giảm đi tính bi kịch.
c. Đánh giá nghệ thuật
- Nhân vật VN được đặt vào nhiều tình huống, từ đó, thể hiện số phận bất hạnh và những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật.
- Chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ đối thoại và tự bạch phù hợp, yếu tố hoang đường, kì ảo mang đặc trưng của thể loại truyền kì và thể hiện ước vọng của nhân dân về kết thức có hậu cho số phận nhân vật.
3, Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Cảm xúc của bản thân
CHỊ EM THÚY KIỀU –
NGUYỄN DU
Đề: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du.
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn thơ.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc,…
- Vị trí đoạn trích
2. Phân tích
a. Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều.
- Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổ điển để giới thiệu về lai lịch, thứ tự trong gia đình và vẻ đẹp của hai chị em:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
+ Lai lịch: Họ là hai người con gái đầu trong gia đình họ Vương
+ Thứ tự trong gia đình: Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em
+ Vẻ đẹp của hai chị em
“Mai cốt cách”: Cốt cách thì thanh cao như hoa mai. Đó là một loài hoa mà sắc thì rực rỡ, hương thì quý phái
“Tuyết tinh thần”: Phong thái, tinh thần thì trong trắng, tinh khiết như hoa tuyết.
- Nhịp điệu 4/4, 3/3 ở câu thơ thứ hai, nhịp nhàng, đối xứng, làm nổi bật được vẻ đẹp đến độ hoàn mĩ của cả hai chị em.
- Tác giả sử dụng lời bình để khép lại bốn câu thơ đầu:
+ “Mỗi người một vẻ”, cho thấy nét riêng từ nhan sắc, tính cách, tâm hồn của mỗi người.
+ “Mười phân vẹn mười”, đã tô đậm được vẻ đẹp đến độ toàn diện, hoàn hảo của hai chị em.
=> Lời giới thiệu vô cùng ngắn gọn, nhưng đã mang đến cho chúng ta nhiều thông tin phong phú và những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều. Đồng thời, cũng bộc lộ được cảm hứng ca ngợi cái tài hoa, nhan sắc của con người qua nghệ thuật điêu luyện, tài hoa của Nguyễn Du
b. Bốn câu thơ tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân
* Chỉ bằng bốn câu thơ, Nguyễn Du đã tả một cách đầy đủ, trọn vẹn những đặc điểm của nhân vật Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngoài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
Khuôn trăng đầy đặn nét ngoài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
- Câu thơ đầu tiên giới thiệu khái quát phong thái của Thúy Vân
+ Từ “xem” thể hiện sự đánh giá mang tính chủ quan của người miêu tả
+ Từ “trang trọng” cho thấy sự xuất hiện của nhân vật Thúy Vân với vẻ đẹp mang phong thái đoan trang, cao sang, quý phái
=> Gợi ấn tượng tốt đẹp về một người phụ nữ trong khuôn khổ, lễ giáo của xã hội phong kiến
* Tiếp đó, tác giả miêu tả một cách chi tiết, trọn vẹn bức chân dung tuyệt đẹp của nhân vật Thúy Vân qua bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp thủ pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, liệt kê và đi kèm những từ ngữ giàu sức gợi:
- Hình ảnh ẩn dụ: “khuôn trăng đầy đặn” đã vẽ nên một khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, xinh đẹp, sáng trong như mặt trăng; “nét ngài nở nang” gợi tả một đôi lông mày cong, sắc nét như mày ngài. Cặp lông mày ấy tạo nên vẻ cân xứng, hài hòa trên khuôn mặt trẻ trung của Vân.
- Hình ảnh nhân hóa: “hoa cười ngọc thốt” gợi tả khuôn miệng cười tươi tắn như hoa nở và tiếng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” đã gợi tả mái tóc óng ả, nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết.
- Những từ ngữ giàu sức gợi: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang” làm nổi bật, nhấn mạnh vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, quý phái của Thúy Vân
- Vẻ đẹp đoan trang của Thúy Vân được so sánh với những hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.
* Nguyễn Du đã sử dụng rất có chọn lọc hai động từ “thua” và “nhường”. “Mây” và “tuyết” là của thiên nhiên, tạo hóa, hay đó còn là cả một xã hội phong kiến. Và với vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa trong khuôn khổ của xã hội phong kiến, thì dẫu Vân có đẹp hơn những cái đẹp nhất của thiên nhiên thì nàng vẫn được đón nhận, bao bọc và yêu thương.
* Đặc biệt. từ bức chân dung ngoại hình của Thúy Vân, ta thấy được tính cách và số phận của nàng: tính cách rất trầm tĩnh, dịu dàng, đoan trang phúc hậu. Đó là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nó dự đoán một số phận, một tương lai êm ấm và bình lặng đang chờ đón nàng.
=> Bằng bút pháp cổ điển ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức chân dung của nhân vật Thúy Vân để từ đó gợi cho người đọc thấy được tính cách và số phận của nàng.
c. Mười hai câu thơ tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều
* Nếu như miêu tả bức chân dung của Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ dùng có bốn câu thì đến Thúy Kiều ông dùng đến mười hai câu.Chứng tỏ, tác giả đã ưu ái, dùng nhiều bút lực và sự yêu mến đặc biệt cho nhân vật này.
Sự yêu mến đó càng được khẳng định khi Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật đòn bẩy một cách tài tình: Ông miêu tả nhân vật Thúy Vân trước như một tuyệt thế giai nhân để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Từ “càng” đứng trước từ láy liên tiếp: “sắc sảo”, “mặn mà” để tô đậm vẻ đẹp “sắc sảo” về trí tuệ và vẻ “mặn mà” về tâm hồn của Thúy Kiều.
=> Không tả một cách cụ thể, nhưng Nguyễn Du đã khắc sâu trong tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều
- Vẻ đẹp nhan sắc:
+ Khác với Thúy Vân, tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhấn”, tức là vẽ hồn chân dung bằng những hình ảnh mang tính ước lệ:
“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
“Làn thu thủy” đó là đôi mắt trong sáng, tĩnh lặng, sâu thẳm, huyền ảo như làn nước mùa thu.
“Nét xuân sơn” đó là đôi lông mày thanh tú, xinh đẹp như dáng núi mùa xuân.
=> Không cần phải nhiều nét mà chỉ đặc tả đôi mắt, nhưng bức chân của nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những gì hoàn mĩ nhất.
+ Hình ảnh nhân hóa “hoa ghen” và “liễu hờn” thể hiện thái độ của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Kiều. Ông không tả trực tiếp vẻ đẹp ấy mà tả sự đố kị, ghen ghét, để thêm khẳng định cho vẻ đẹp ấy. Và để khách quan, ông đã để cho tạo hóa đánh giá vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều
+ Vẻ đẹp của Kiều không chỉ khiến cho hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn” mà còn khiến cho nước phải nghiêng, thành phải đổ. Một sức ngưỡng mộ, mê say đến điên đảo cho vẻ đẹp của Kiều
+ Vẻ đẹp, chân dung của Thúy Kiều cũng dự báo về tính cách và số phận của nàng: Cái đẹp của Kiều không hài hòa mà vượt qua mọi khuôn khổ, chuẩn mực phép tắc của tạo hóa, xã hội. Vì vậy khiến cho các vẻ đẹp khác phải ghen ghét, oán hận, đố kị và chứa đựng ý muốn trả thù. Nó dự báo về một tính cách, tâm hồn đa sầu, đa cảm, một số phận sóng gió
=> Vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều mang một ấn tượng mạnh và sức gợi cho người đọc. Đó là vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, vẻ đẹp của chiều sâu, hơn những gì đẹp nhất.
- Vẻ đẹp của tài năng và tâm hồn
+ Không chỉ miêu tả là một giai nhân tuyệt thế, Nguyễn Du còn cho thấy nàng là người phụ nữ thông minh, có trí tuệ thiên bẩm và rất đa tài:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”
Nàng là người con gái đa tài, đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi ( thơ) ,họa (vẽ) và tài nào cũng đạt đến độ xuất chúng. Đặc biệt, tài đàn đã được Nguyễn Du tập trung miêu tả.
Đó là năng khiếu, là sở trường của nàng, tài đàn của nàng điêu luyện và vượt lên trên mọi người: “Làu bậc ngũ âm”, “ăn đứt hồ cầm”
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE ĐÍNH KÈM!