- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Chuyên đề ôn tập tiếng việt lớp 9 được soạn dưới dạng file word gồm 46 trang. Các bạn xem và tải chuyên đề on tập tiếng việt lớp 9 về ở dưới.
PHẦN TIẾNG VIỆT KÌ I
Chuyên đề 1: TỪ VỰNG
A, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục tiêu của phân môn Tiếng việt lớp 9 là củng cố và nâng cao cho Hs những kiến thức cơ bản về một số vấn đề như từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng và ôn tập tổng hợp kiến thức TV được học ở một bậc THCS.
2. Trong phần từ vựng, HS cần nhận biết, nắm vững đặc điểm và biết cách sử dụng thuật ngữ; hiểu biết về các cách phát triển từ vựng của TV; từ đó có ý thức trau dồi, mở rộng vốn từ, nâng cao năng lực sử dụng TV trong hoạt động giao tiếp.
Bài học về thuật ngữ giúp hS có thêm vốn từ để thích ứng với xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người.
Bài học về sự phát triển của từ vựng giúp học sinh nắm được sự phát triển không ngừng của TV về mặt từ vựng diễn ra theo hai cách: phát triển, mở rộng nghĩa của từ ( phát triển về vật chất) và phát triển số lượng các từ ngữ( phát triển về lượng)
Tìm hiểu về trau dồi vốn từ, HS nhận biết được hai cách để trau dồi vốn từ, đó là rèn luyện để hiểu nghĩa, biết cách dùng từ và tìm hiểu từ mới để tự làm tăng vốn từ của mình; từ đó có ý thức nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung và năng lực sử dụng từ ngữ TV nói riêng trong đời sống của bản thân.
B) CÁC BÀI CỤ THỂ
t THUẬT NGỮ
I) KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Ví dụ: lực, trọng lực, ma sút,… là các thuật ngữ vật lí; khí úp, xâm thực, lưu lượng,… là các thuật ngữ địa lí.
2. Đặc điểm của thuật ngữ
– Tính chính xác là đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ.
– Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
– Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Ngoài ra, thuật ngữ còn có tính hệ thống và tính quốc tế.
3. Một số lưu ý
– Là một lớp từ vựng đặc biệt nhưng thuật ngữ vẫn nằm trong vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ, do đó nó vẫn có sự chuyển hoá qua lại với các lớp từ khác. Có những thuật ngữ trở thành từ ngữ thông thường và cũng có những từ ngữ thông thường trở thành thuật ngữ trong khi nó vẫn giữ ý nghĩa thông thường.
Ví dụ: com-pu-tơ, in-tơ-nét, ti vi,… là những thuật ngữ đã được dùng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày; nước, muối là những từ ngữ thông thường đã trở thành thuật ngữ trong khi vẫn giữ nguyên ý nghĩa thông thường của nó.
– Một thuật ngữ có thể được dùng ở nhiều ngành khác nhau, cũng có khi ngành khoa học này mượn thuật ngữ của ngành khoa học khác để biểu thị một khái niệm mới.
Ví dụ: Thuật ngữ vi-rút được dùng cả trong sinh học, y học và tin học.
– Muốn sử dụng thuật ngữ chính xác, cần nắm được khái niệm thuật ngữ và lĩnh vực mà thuật ngữ được sử dụng.
II) LUYỆN TẬP
PHẦN TIẾNG VIỆT KÌ I
Chuyên đề 1: TỪ VỰNG
A, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục tiêu của phân môn Tiếng việt lớp 9 là củng cố và nâng cao cho Hs những kiến thức cơ bản về một số vấn đề như từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng và ôn tập tổng hợp kiến thức TV được học ở một bậc THCS.
2. Trong phần từ vựng, HS cần nhận biết, nắm vững đặc điểm và biết cách sử dụng thuật ngữ; hiểu biết về các cách phát triển từ vựng của TV; từ đó có ý thức trau dồi, mở rộng vốn từ, nâng cao năng lực sử dụng TV trong hoạt động giao tiếp.
Bài học về thuật ngữ giúp hS có thêm vốn từ để thích ứng với xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người.
Bài học về sự phát triển của từ vựng giúp học sinh nắm được sự phát triển không ngừng của TV về mặt từ vựng diễn ra theo hai cách: phát triển, mở rộng nghĩa của từ ( phát triển về vật chất) và phát triển số lượng các từ ngữ( phát triển về lượng)
Tìm hiểu về trau dồi vốn từ, HS nhận biết được hai cách để trau dồi vốn từ, đó là rèn luyện để hiểu nghĩa, biết cách dùng từ và tìm hiểu từ mới để tự làm tăng vốn từ của mình; từ đó có ý thức nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung và năng lực sử dụng từ ngữ TV nói riêng trong đời sống của bản thân.
B) CÁC BÀI CỤ THỂ
t THUẬT NGỮ
I) KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Ví dụ: lực, trọng lực, ma sút,… là các thuật ngữ vật lí; khí úp, xâm thực, lưu lượng,… là các thuật ngữ địa lí.
2. Đặc điểm của thuật ngữ
– Tính chính xác là đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ.
– Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
– Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Ngoài ra, thuật ngữ còn có tính hệ thống và tính quốc tế.
3. Một số lưu ý
– Là một lớp từ vựng đặc biệt nhưng thuật ngữ vẫn nằm trong vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ, do đó nó vẫn có sự chuyển hoá qua lại với các lớp từ khác. Có những thuật ngữ trở thành từ ngữ thông thường và cũng có những từ ngữ thông thường trở thành thuật ngữ trong khi nó vẫn giữ ý nghĩa thông thường.
Ví dụ: com-pu-tơ, in-tơ-nét, ti vi,… là những thuật ngữ đã được dùng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày; nước, muối là những từ ngữ thông thường đã trở thành thuật ngữ trong khi vẫn giữ nguyên ý nghĩa thông thường của nó.
– Một thuật ngữ có thể được dùng ở nhiều ngành khác nhau, cũng có khi ngành khoa học này mượn thuật ngữ của ngành khoa học khác để biểu thị một khái niệm mới.
Ví dụ: Thuật ngữ vi-rút được dùng cả trong sinh học, y học và tin học.
– Muốn sử dụng thuật ngữ chính xác, cần nắm được khái niệm thuật ngữ và lĩnh vực mà thuật ngữ được sử dụng.
II) LUYỆN TẬP