- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Công thức viết văn nghị luận xã hội lớp 9 được soạn dưới dạng file word gồm 191 trang. Các bạn xem và tải công thức viết văn nghị luận xã hội lớp 9 về ở dưới.
CÁCH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO CÔNG THỨC
Câu 1: (6 điểm)
Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 1:
B. Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận
(Phần này cho: 2,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào: là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm..., những hành động mang ý nghĩa tích cực như: động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng...
- Yêu thương: là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người.
=> Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương...
2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm)
- TẠI SAO ? Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm...
(Ví dụ: sự quan tâm, chiều chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ..., lời khen, lời tán dương của bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ.
Có phải khi nào ngọt ngào cũng làn nên yêu thương không ? Có phải yêu thương là phải ngọt ngào không ?
- Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. (Phân tích Dẫn chứng truyện cổ tích Lưu Bình Dương Lễ )
(HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ như sự nghiêm khắc, khắt khe, thái độ cứng rắn không dung túng cho con cái, cho học trò của cha mẹ, của thầy cô..., những lời nói thẳng nói thật của bạn bè........)
- Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều cay đắng không làm nên yêu thương.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối...
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
3. Bài học nhận thức và hành động: (Phần này cho:2,0 điểm)
- Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình...
- Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung quanh...
- Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân mình.
(Liên hệ bản thân)
Câu 1: (6,0 điểm)
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)
Có thể dùng ngữ liệu câu 1 này làm đề cho đọc hiểu
Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài luận có độ dài không quá 500 từ nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?
Câu 2: (6,0 đ)
A. Yêu cầu chung:
- Học sinh có kĩ năng xử lí dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí thông qua văn bản đã cho.
- Bài viết thể hiện vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh những dẫn chứng chung chung.
- Diễn đạt tốt, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
B. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Nêu vấn đề nghị luận .
- Học sinh dẫn dắt được vấn đề nghị luận (0,25đ)
- Từ câu chuyện học sinh rút ra ý nghĩa về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống (0,25đ).
2. giải quyết vấn đề
a. Tóm tắt và rút ra ý nghĩa của câu chuyện
- Học sinh tóm tắt được câu chuyện (0,5đ)
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
CÁCH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO CÔNG THỨC
Câu 1: (6 điểm)
Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 1:
B. Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận
(Phần này cho: 2,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào: là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm..., những hành động mang ý nghĩa tích cực như: động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng...
- Yêu thương: là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người.
=> Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương...
2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm)
- TẠI SAO ? Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm...
(Ví dụ: sự quan tâm, chiều chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ..., lời khen, lời tán dương của bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ.
Có phải khi nào ngọt ngào cũng làn nên yêu thương không ? Có phải yêu thương là phải ngọt ngào không ?
- Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. (Phân tích Dẫn chứng truyện cổ tích Lưu Bình Dương Lễ )
(HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ như sự nghiêm khắc, khắt khe, thái độ cứng rắn không dung túng cho con cái, cho học trò của cha mẹ, của thầy cô..., những lời nói thẳng nói thật của bạn bè........)
- Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều cay đắng không làm nên yêu thương.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối...
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
3. Bài học nhận thức và hành động: (Phần này cho:2,0 điểm)
- Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình...
- Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung quanh...
- Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân mình.
(Liên hệ bản thân)
Câu 1: (6,0 điểm)
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)
Có thể dùng ngữ liệu câu 1 này làm đề cho đọc hiểu
Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài luận có độ dài không quá 500 từ nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?
Câu 2: (6,0 đ)
A. Yêu cầu chung:
- Học sinh có kĩ năng xử lí dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí thông qua văn bản đã cho.
- Bài viết thể hiện vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh những dẫn chứng chung chung.
- Diễn đạt tốt, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
B. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Nêu vấn đề nghị luận .
- Học sinh dẫn dắt được vấn đề nghị luận (0,25đ)
- Từ câu chuyện học sinh rút ra ý nghĩa về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống (0,25đ).
2. giải quyết vấn đề
a. Tóm tắt và rút ra ý nghĩa của câu chuyện
- Học sinh tóm tắt được câu chuyện (0,5đ)
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!