- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Đề cương ôn tập ngữ văn 9 vào lớp 10 MỚI NHẤT, CHỌN LỌC được soạn dưới dạng file word gồm 221 trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập ngữ văn 9 vào lớp 10 về ở dưới.
Môn Ngữ Văn
Năm 2023
Phần I: Nội dung ôn tập văn học trung đại
Bảng hệ thống các tác giả, tác phẩm văn học trung đại học lớp 9
Chuyện người con gái Nam Xương
(Trích u Truyền kỳ mạn lục” - Nguyễn Dữ)
A. Kiến thức cơ bản
I. Tác giả:
Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương.
Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núí Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời.
II. Tác phẩm:
Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
Thể loại: Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán.
Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Tóm tắt: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu. Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được thần Rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan. ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, người cùng làng chết đuối được Linh Phi cứu. Khi Lang trở về, Vũ Nương nhờ gứi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh nghe theo Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.
Bố cục: 3 đoạn
Đoạn 1:... của mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
Đoạn 2: …. qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang trong đội Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
giá trị nội dung của tác phẩm: (Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc)
III. Giá trị hiện thực:
Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).
Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: chịu nhiều
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Môn Ngữ Văn
Năm 2023
Phần I: Nội dung ôn tập văn học trung đại
Bảng hệ thống các tác giả, tác phẩm văn học trung đại học lớp 9
TT | Tên đoạn trích | Tên tác giả | Nội dung chủ yếu | Nghệ thuật chủ yếu |
1 | Chuyện người con gái Nam Xương 16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” | Nguyễn Dữ (TK16) | Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. | Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán. - Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kế chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công. |
2 | Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống tri Phản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPKVN cuối TK XVIII | Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du TK 18) | Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789. Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. | - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng, chữ Hán. - Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói. |
3 | Truyện Kiều Đầu TK XIX. Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Trung Quốc | Nguyễn Du (TK 18 -19) | Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam. | Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Truyện thơ Nôm, lục bát. Tóm tắt nội dung cốt chuyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật (SGK) |
a | Chị em Thuý Kiều | Nguyễn Du (TK 18 -19) | Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp ngưòi tài hoa bạc mênh. Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn Du | Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều. |
b | Cảnh ngày xuân | Nguyễn Du (TK 18-19) | Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. | Tả cảnh thiên nhiên Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình. |
c | Kiều ở lầu Ngưng Bích | Nguyễn Du (TK 18 -19) | Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều | Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất. Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. |
Chuyện người con gái Nam Xương
(Trích u Truyền kỳ mạn lục” - Nguyễn Dữ)
A. Kiến thức cơ bản
I. Tác giả:
Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương.
Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núí Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời.
II. Tác phẩm:
Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
Thể loại: Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán.
Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Tóm tắt: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu. Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được thần Rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan. ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, người cùng làng chết đuối được Linh Phi cứu. Khi Lang trở về, Vũ Nương nhờ gứi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh nghe theo Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.
Bố cục: 3 đoạn
Đoạn 1:... của mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
Đoạn 2: …. qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang trong đội Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
giá trị nội dung của tác phẩm: (Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc)
III. Giá trị hiện thực:
Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).
Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: chịu nhiều
THẦY CÔ TẢI NHÉ!