Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Tài liệu Hướng dẫn hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học cơ sở trong môn Giáo dục công dân được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 56 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Một số khái niệm cơ bản
Đạo đức
Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức là “phép tắc về quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội”, là “phẩm chất tốt đẹp của con người: sống có đạo đức, rèn luyện đạo đức”1.
Theo nhóm tác giả Mai Văn Bính (Chủ biên), Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy, đạo đức “là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”2.
Như vậy, bản chất đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Với HS, đạo đức được hiểu là trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, quyền và nghĩa vụ của HS được thể hiện ở thái độ, hành vi, hiệu quả học tập và rèn luyện.
Lối sống
Lối sống “là cách thức diễn ra của hoạt động đã trở thành ổn định, mang đặc điểm riêng”3. Có nhiều quan điểm khác nhau về lối sống và hiểu một cách khái quát nhất lối sống chính là những hoạt động sống của con người chịu sự chi phối, quy định của những điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội nhất định. Về thực chất, lối sống là cách thức con người ứng xử với tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển.
Theo nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thủy: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự…) tạo nên cái riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó”4.
Như vậy, lối sống là tổng hòa những dạng hoạt động sống ổn định của cộng đồng và các cá nhân, thể hiện đặc trưng riêng của từng cá nhân, từng cộng đồng người, được thực hiện theo chuẩn giá trị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Lối sống phụ thuộc vào thời đại con người đang
sống, với các điều kiện vật chất, kinh tế, các quan hệ xã hội, các thói quen, tập quán, tục lệ của thời đại đó.
Giáo dục đạo đức, lối sống
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ những yếu tố tình cảm, niềm tin, lý tưởng và tất cả được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”5.
Tiếp cận khái niệm giáo dục đạo đức trong mối quan hệ thống nhất giữa nhận thức - tình cảm - thái độ - hành vi, nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc cho rằng “giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, xúc cảm, tỉnh cảm, niềm tin hành vi và thói quen đạo đức”6.
Dưới góc độ giáo dục học, giáo dục đạo đức là bộ phận hợp thành của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên những hành vi và thói quen hành vi đạo đức của con người mới, xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những phẩm chất đạo đức.
Giáo dục hành vi đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.
Giáo dục lối sống cho HS là giáo dục cho HS cách cư xử chuẩn mực trong cuộc sống thường ngày, cách cư xử có văn hóa trong các mối quan hệ với chính bản thân mình, với những người khác, với môi trường thiên nhiên...
Như vậy, có thể hiểu giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là quá trình chuyển hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi HS thành tình cảm, ý chí, niềm tin, lý tưởng, nhu cầu, thói quen, hành vi ứng xử của HS. Giáo dục đạo đức, lối sống làm cho các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức, của lối sống xã hội được HS nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn, góp phần điều chỉnh hành vi của HS phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Phần I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Một số khái niệm cơ bản
Đạo đức
Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức là “phép tắc về quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội”, là “phẩm chất tốt đẹp của con người: sống có đạo đức, rèn luyện đạo đức”1.
Theo nhóm tác giả Mai Văn Bính (Chủ biên), Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy, đạo đức “là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”2.
Như vậy, bản chất đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Với HS, đạo đức được hiểu là trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, quyền và nghĩa vụ của HS được thể hiện ở thái độ, hành vi, hiệu quả học tập và rèn luyện.
Lối sống
Lối sống “là cách thức diễn ra của hoạt động đã trở thành ổn định, mang đặc điểm riêng”3. Có nhiều quan điểm khác nhau về lối sống và hiểu một cách khái quát nhất lối sống chính là những hoạt động sống của con người chịu sự chi phối, quy định của những điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội nhất định. Về thực chất, lối sống là cách thức con người ứng xử với tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển.
Theo nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thủy: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự…) tạo nên cái riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó”4.
Như vậy, lối sống là tổng hòa những dạng hoạt động sống ổn định của cộng đồng và các cá nhân, thể hiện đặc trưng riêng của từng cá nhân, từng cộng đồng người, được thực hiện theo chuẩn giá trị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Lối sống phụ thuộc vào thời đại con người đang
sống, với các điều kiện vật chất, kinh tế, các quan hệ xã hội, các thói quen, tập quán, tục lệ của thời đại đó.
Giáo dục đạo đức, lối sống
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ những yếu tố tình cảm, niềm tin, lý tưởng và tất cả được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”5.
Tiếp cận khái niệm giáo dục đạo đức trong mối quan hệ thống nhất giữa nhận thức - tình cảm - thái độ - hành vi, nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc cho rằng “giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, xúc cảm, tỉnh cảm, niềm tin hành vi và thói quen đạo đức”6.
Dưới góc độ giáo dục học, giáo dục đạo đức là bộ phận hợp thành của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên những hành vi và thói quen hành vi đạo đức của con người mới, xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những phẩm chất đạo đức.
Giáo dục hành vi đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.
Giáo dục lối sống cho HS là giáo dục cho HS cách cư xử chuẩn mực trong cuộc sống thường ngày, cách cư xử có văn hóa trong các mối quan hệ với chính bản thân mình, với những người khác, với môi trường thiên nhiên...
Như vậy, có thể hiểu giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là quá trình chuyển hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi HS thành tình cảm, ý chí, niềm tin, lý tưởng, nhu cầu, thói quen, hành vi ứng xử của HS. Giáo dục đạo đức, lối sống làm cho các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức, của lối sống xã hội được HS nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn, góp phần điều chỉnh hành vi của HS phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội.