- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Nghị luận văn học về tác phẩm thơ được soạn dưới dạng file word gồm 161 trang. Các bạn xem và tải nghị luận văn học về tác phẩm thơ về ở dưới.
( Huy Cận)
Đề 1: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
I.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông để lại nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị, trong đó đặc sắc nhất là bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên biển cả và con người lao động trong thời đại mới. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rất rõ qua khổ thơ 1,2 ,7.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sang tác năm 1958 khi tác giả có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Đây là thời kì miền Bắc nước ta được giải phóng và đi lên xây dựng CNXH. Bài thơ được in trong tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng”
- Khái quát nội dung bài thơ
- (Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng ngợi ca vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, thân thuộc của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động mới trong công cuộc xây dựng xây chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Từ đó, nhà thơ bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trước đất nước, con người và cuộc sống)
2. Phân tích
a. Hai khổ thơ đầu:Đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển
a.1. Cảnh biển vào đêm: vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người qua những liên tưởng độc đáo.
-Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
- Tác giả đã đặt nhân vật trữ tình từ một điểm nhìn nghệ thuật rất đặc biệt: đó là một điểm nhìn di động được đặt trên con thuyền đang tiến bước ra khơi
- Sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”:
+ Tả thực vầng mặt trời đỏ rực từ từ chìm xuống lòng biển khép lại vòng tuần hoàn của một ngày
+ Gợi quang cảnh kì vĩ, tráng lệ cảu bầu trời và mặt biển lúc hoàng hôn
+ Gợi bước đi của thời gian và đặc biệt thời gian này nó không chết lặng mà có sự vận động theo hành trình của đoàn thuyền đánh cá
- Sử dụng hình ảnh nhân hóa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”:
+ Tả những con sóng xô bờ như những chiếc then cửa của vũ trụ để chìm vào trạng thái nghỉ ngơi
+ Gợi cảm giác gần gũi, thân thương, bởi vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn của con người.
=> Qua hai câu thơ đầu có thể thấy, Huy Cận yêu thiên nhiên và yêu mến cuộc đời như thế nào.
a.2. Đoàn thuyển ra khơi và tâm trạng náo nức của con người:
- Trên phông nền thiên nhiên tuyệt đẹp ấy, con người dần dần xuất hiện:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
- Phụ từ “lại” tạo được điểm nhấn ngữ điệu và sức nặng của câu thơ:
+ Gợi thế chủ động của con người và cho biết công việc ra khơi vẫn lặp đi lặp lại hàng ngày, trở thành một hành động quen thuộc
+ Đồng thời, miêu tả một hành động đối lập: Đối lập giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người
- Hình ảnh “câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Cụ thể hóa niềm vui phơi phới, sự hào hứng, hăm hở của người lao động
+ Gợi cho chúng ta liên tưởng tới luồng sức mạnh đã đưa con thuyền vượt trùng ra khơi
+ Với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” gợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động gửi gắm vào trong lời hát
=> Đoàn thuyền ra khơi trong trạng thái phấn chấn, náo nức đến lạ kì
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
( Huy Cận)
Đề 1: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
I.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông để lại nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị, trong đó đặc sắc nhất là bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên biển cả và con người lao động trong thời đại mới. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rất rõ qua khổ thơ 1,2 ,7.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sang tác năm 1958 khi tác giả có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Đây là thời kì miền Bắc nước ta được giải phóng và đi lên xây dựng CNXH. Bài thơ được in trong tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng”
- Khái quát nội dung bài thơ
- (Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng ngợi ca vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, thân thuộc của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động mới trong công cuộc xây dựng xây chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Từ đó, nhà thơ bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trước đất nước, con người và cuộc sống)
2. Phân tích
a. Hai khổ thơ đầu:Đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển
a.1. Cảnh biển vào đêm: vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người qua những liên tưởng độc đáo.
-Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
- Tác giả đã đặt nhân vật trữ tình từ một điểm nhìn nghệ thuật rất đặc biệt: đó là một điểm nhìn di động được đặt trên con thuyền đang tiến bước ra khơi
- Sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”:
+ Tả thực vầng mặt trời đỏ rực từ từ chìm xuống lòng biển khép lại vòng tuần hoàn của một ngày
+ Gợi quang cảnh kì vĩ, tráng lệ cảu bầu trời và mặt biển lúc hoàng hôn
+ Gợi bước đi của thời gian và đặc biệt thời gian này nó không chết lặng mà có sự vận động theo hành trình của đoàn thuyền đánh cá
- Sử dụng hình ảnh nhân hóa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”:
+ Tả những con sóng xô bờ như những chiếc then cửa của vũ trụ để chìm vào trạng thái nghỉ ngơi
+ Gợi cảm giác gần gũi, thân thương, bởi vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn của con người.
=> Qua hai câu thơ đầu có thể thấy, Huy Cận yêu thiên nhiên và yêu mến cuộc đời như thế nào.
a.2. Đoàn thuyển ra khơi và tâm trạng náo nức của con người:
- Trên phông nền thiên nhiên tuyệt đẹp ấy, con người dần dần xuất hiện:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
- Phụ từ “lại” tạo được điểm nhấn ngữ điệu và sức nặng của câu thơ:
+ Gợi thế chủ động của con người và cho biết công việc ra khơi vẫn lặp đi lặp lại hàng ngày, trở thành một hành động quen thuộc
+ Đồng thời, miêu tả một hành động đối lập: Đối lập giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người
- Hình ảnh “câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Cụ thể hóa niềm vui phơi phới, sự hào hứng, hăm hở của người lao động
+ Gợi cho chúng ta liên tưởng tới luồng sức mạnh đã đưa con thuyền vượt trùng ra khơi
+ Với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” gợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động gửi gắm vào trong lời hát
=> Đoàn thuyền ra khơi trong trạng thái phấn chấn, náo nức đến lạ kì