- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu ôn tập ngữ văn 9 theo chuyên đề UPDATE 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 507 trang. Các bạn xem và tải tài liệu ôn tập ngữ văn 9 theo chuyên đề về ở dưới.
PHẦN 1: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
CHUYÊN ĐỀ 1: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
BÀI 1: ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
KIẾN THỨC CƠ BẢN
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
PHẦN 1: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
STT | Nội dung |
Chuyên đề 1: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam | |
1 | Đồng chí 1 |
2 | Bài thơ về tiểu đội xe không kính 17 |
3 | Đoàn thuyền đánh cá 25 |
4 | Bếp lửa 37 |
5 | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 50 |
6 | Ánh trăng 57 |
7 | Mùa xuân nho nhỏ 82 |
8 | Viếng lăng Bác 70 |
9 | Sang thu 106 |
10 | Nói với con 96 |
Chuyên đề 2: Ôn tập truyện hiện đại | |
1 | Làng 116 |
2 | Lặng lẽ Sa Pa 130 |
3 | Chiếc lược ngà 144 |
4 | Những ngôi sao xa xôi 156 |
Chuyên đề 3: Ôn tập văn học Trung đại | |
1 | Người con gái Nam Xương 170 |
2 | Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 182 |
3 | Hoàng Lê Nhất thống chí 188 |
4 | Truyện Kiều 198 |
5 | Lục Vân Tiên 220 |
Chuyên đề 4: Ôn tập văn bản nhật dụng | |
1 | Phong cách Hồ Chí Minh 243 |
2 | Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 248 |
3 | Tuyên bố thế giới về sự sống còn… 245 |
4 | Bàn về đọc sách 227 |
5 | Tiếng nói của văn nghệ 233 |
6 | Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 237 |
CHUYÊN ĐỀ 1: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
BÀI 1: ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tác giả | - Tên khai sinh: Trần Đình Đắc(1926-2007), quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Bút danh : Chính Hữu. - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh. Đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương. - Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu vừa bình dị vừa trí tuệ; ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu phong phú, cảm xúc dồn nén, khi thiết tha, trầm hùng khi lại sâu lắng, hàm súc. |
Hoàn cảnh sáng tác | - Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông( 1947)- thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. - Bài thơ được in trong tập “ Đầu súng trăng treo” (1966). * Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954. |
Thể thơ | Thơ tự do |
Mạch cảm xúc và bố cục | * Mạch cảm xúc: Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 17 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó. Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính. * Bố cục: 3 đoạn + Đoạn 1: 7 câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính. + Đoạn 2: 10 câu thơ tiếp theo: những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính. + Đoạn 3: 3 câu kết: Biểu tượng đẹp về tình đồng chí. |
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!