- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Ôn tập ngữ văn 9 vào 10 NĂM 2023 - 2024 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 167 trang. Các bạn xem và tải ôn tập ngữ văn 9 vào 10 về ở dưới.
I.Tác giả, tp.
1. Tác giả.
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê bắt đầu rơi vào khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền binh và gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
- Quê ở Trường Tân- Thanh Miện- Hải Dương.
- Về con người:
+ Nguyễn Dữ nổi tiếng là con người học rộng tài cao. Ông là học trò xuất sắc nhất của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Là 1 "kẻ sĩ" có nhân cách cao thượng. Chứng kiến những mục nát của chế độ đương triều, ông chỉ làm quan có 1 năm rồi lui về sống ẩn dật, viết sách, phụng dưỡng mẹ già.
+ Dù vậy, qua các sáng tác, ông vẫn tỏ ra là 1 người luôn ddau đáu đến vận mệnh của giang sơn, xã tắc.
2. Tác phẩm.
a. Thể loại- nguồn gốc xuất xứ.
- Truyện truyền kì: Là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ TQ và thịnh hành từ thời Đường.
+ Truyện truyền kì thường mô phỏng những cốt truyện từ dân gian hoặc dã sử. Sau đó được tác giả sắp xếp lại tình tiết, bối đắp thêm cho đời sống các nhân vật, đặc biệt là xen kẽ các yếu tố kì ảo....
-Truyện "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ:
+ Truyện ra đời vào khoảng đầu thế kỉ XVI, đó là thời kì xã hội phong kiến VN bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong: những mâu thuẫn xh trở nên gay gắt, quan hệ xh bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xh phân hoá mạnh mẽ.
+ "Truyền kì mạn lục" gồm 20 truyện, ghi chép lại những câu chuyện được lưu truyền tản mạn trong dân gian và thường có yếu tố kì ảo, đề tài phong phú.
+ truyện mang đậm giá trị nhân văn và được đánh giá là áng "Thiên cổ tuỳ bút" (áng văn hay ngàn đời).
-“Chuyện người con gái Nam Xương” :
+ Xuất xứ: là thiên truyện thứ 16 trong 20 thiên truyện của "Truyền kì mạn lục".
+ Nguồn gốc: truyện viết bằng chữ Hán, có nguồn gốc từ truyên dân gian "Vợ chàng Trương", sau đó được Nguyễn Dữ tái tạo, sắp xếp lại 1 số tình tiết và thêm vào yếu tố kì ảo.
+ Ngôi kể: truyện được kể theo ngôi thứ 3.
b. PTBĐ: tự sự có kết hợp yếu tố BC.
c. Chủ đề: “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
d. Tóm tắt.
- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, người có tính đa nghi cả ghen. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm thuận hòa.
- Buổi giặc giã nhiễu nhương, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Nương đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà nuôi mẹ già, sinh con trai đặt tên là Đản. Chẳng may mẹ chồng qua đời, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp.
- Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo là cha. Trương Sinh về nghe con nói lại nên nghi ngờ vợ. Không phân giải được, Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm động vì tấm lòng của nàng, Linh Phi (vợ vua Nam Hải) cứu vớt và cho nàng ở lại Thủy cung.
- Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là “cha” của mình, là người hay đến hằng đêm . Lúc đó Truơng Sinh mới hiểu vợ bị hàm oan.
- Phan Lang- người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy loạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để tạ ơn- tình cờ gặp Vũ nuơng dưới thuỷ cung . Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng và lời nhắn cho Truơng Sinh. Truơng Sinh liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.
II. Trọng tâm kiến thức.
1.Nhân vật Vũ Nương.
- Ngay từ đầu thiên truyện, Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, "tính tình thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp".
- Trong XHPK, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: "tam tòng, tứ đức", "công, dung, ngôn , hạnh". Trong đó, dung chính là vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Và vì cảm kích trước "tư dung"- vẻ đẹp bên ngoài của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ "đem 100 lạng vàng cưới về". Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.
=>Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc hoạ với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong XHPK.
Song để có thể hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau.
a.Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thuỷ chung, yêu thương
chồng hết mực.
*. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường.
- Nàng hiểu chồng "có tính đa nghi", "đối với vợ phòng ngừa quá sức". Vũ Nương khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.
->Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, nết na, khôn khéo, hiểu chồng. Đồng thời nó đã hé lộ sự mâu thuẫn trong tính cách giữa 2 người và đầy tính dự báo.
* Khi tiễn chồng đi lính:
- Nàng dặn dò chồng với những lời thiết tha, tình nghĩa:
+ Nàng đặt hạnh phúc gia đình lên trên tất cả mà xem thường những thứ vinh hoa phù phiếm: "Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được 2 chữ bình yên".
+ Nàng như thấy trước và cảm thông cho những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ở nơi chiến trận: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao".
+ Nàng bộc lộ sự khắc khoải, xa nhớ của mình: "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoan, lại thổn thức tâm tình".
->Đó là những lời nói ân tình, đằm thắm, đầy ắp những yêu thương. Qua đó cho chúng ta thấyVũ Nương thực sự là 1 người vợ dịu dàng, hết mực thương chồng, thương con và thật đáng trân trọng.
* Khi xa chồng:
- VN tỏ ra là người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng hết mực. Nỗi nhớ chồng cứ đi cùng năm tháng: "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi", nàng lại "thổn thức tâm tình, buồn thương da diết".
- Nàng mơ về 1 tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng chỉ cái bóng trên vách của mình mà rằng cha Đản.
- Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng: "Cách biêt 3 năm giữ gìn 1 tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót".
->Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của VN, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thuỷ chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh.
* Khi bị chồng nghi oan:
- Nàng đã hết sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình:
+ Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”.
+ tiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ chồng; “Cách biệt 3 năm giữ gìn 1 tiêt “.
+ Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan: “dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng 1 mực nghi oan cho thiếp”.
->Nàng đã hết lời tha thiết, hết lòng nhún nhường để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Qua những lời nói tha thiết đó, nó còn cho thấy thái độ trân trọng chồng và gia đình nhà chồng của nàng.
- Không còn hi vọng, nàng nói trong đau đớn và thất vọng;
+ Hạnh phú gia đình, “thú vui nghi gia,nghi thất” là niềm khao khát và toonth[f cả đời gời đã tan vỡ.
+ Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng nggx hình ảnh ước lệ: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”.
+ Đến nỗi đau chờ chồng đến hóa đá của “cố nhân” nàng cũng không có được: ‘đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
->Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn ý nghĩa.
- Cuối cùng, bị cự tuyệt quyền yêu, quyền hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt quyền tồn tại.
+ VN mượn bến Hoàng Giang để giãi tỏ tấm lòng trong trắng mà minh oan cho mình: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng,vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ”.
+ Nàng tìm đến cái chết sau mọi sự cố gắng không thành.
->Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá. Đối với người con gái đức hạnh và giàu đức hi sinh ấy, phẩm giá còn cao hơn sự sống.
* Những năm tháng sống dưới thủy cung:
-Ở chốn nàng mây, cung nước nhưng nàng vẫn 1 lòng hướng về chồng con, quê hương và khao khát được đoàn tụ.
+ Nàng nhận ra Phan Lang người cùng làng.
+ Nghe Phan Lang kể về chuện gia đình mà ứa nước mắt xót thương.
- Nàng khao khát được rả lại phẩm giá, danh dự: Gửi chiếc thoa vàng, nhờ Phan Lang nói với trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.
- Nàng là người trọng tình, trọng nghĩa: Dù thương nhớ chồng con, khao khát được đoàn tụ nhưng vẫn quyết giữ lời hứa sống chết bên Linh Phi.
=>Với vai trò là 1 người vợ, VN là 1 người phụ nữ cung thủy, mẫu mực, lí tưởng trong XHPK. Trong trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có tình yêu,lòng bao dung và sự vị tha.
b. Trong mối quan hệ với mẹ chồng: Nàng là 1 người con dâu hiếu thảo.
- VN đã thay Trương Sinh làm tròn bổn phận người con, người trụ cột đối với gia đình nhà chồng: chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau. “Nàng hết sức thuốc thanh lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”.
- Mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình.
- Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành và công lao to lớn của Vn: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
-.”Đối lòng ăn khế ăn sung/Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi” là 1 trong những câu ca dao nói về mối quan hệ mẹ chồng, nàng daautrong XHPK xưa. Song lời cảm tạ, động viên của bà mẹ đã cho thấy VN là 1 người con dâu hiếu thảo. Đó là sự đánh giá xác đáng và khách quan nhất.
c. Trong mối quan hệ với con: nàng là người mẹ yêu thương con hết mực.
- Thiếu vắng chồng, nàng vẫn 1 mình sinh con và nuôi dạy con khôn lớn.
- Không chỉ trong vai trò là 1 người mẹ, nàng còn đóng vai trò là 1 người cha hết lòng yêu thương con, không để con phải thiếu thốn tình cảm.
- Nàng còn là 1 người mẹ tâm lí, không chỉ chăm lo cho con về mặt vật chất, mà còn cả về mặt tinh thần: Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, lo con thiếu thốn tình cảm của cha nên chỉ vào cái bóng của mình trên vách mà bảo cha Đản. Hơn hết, nàng sớm định hình cho con về 1 mái ấm, 1 gia đình hoàn chỉnh.
->VN đã không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của 1 người vợ, người con, người mẹ, người cha mà còn là 1 người trụ cột của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng những gì hạnh phúc, tuyệt vời nhât. thế nhưng trớ trêu thay hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
2. Nguyên nhân cái chết của VN.
a. Nguyên nhân trực tiếp.
- Chiếc bóng trên vách khiến bé Đản ngộ nhận đó là cha mình, khi người cha thật trở về thì không chịu nhận và ngây thơ, vô tình đưa ra những thông tin khiến mẹ bị oan.
->Những lời nói thật của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh.
b. Nguyên nhân gián tiếp.
- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng và tính cách của Trương Sinh: VN là “con kẻ khó”, được Trương Sinh đem trăm lạng vàng để cưới về. Sự đối lập giàu nghèo cộng với tính cách đa nghi của Trương Sinh đã sản sinh ra sự hồ đồ, độc đoán, gia trưởng, sẵn sàng thô bạo với VN.
- trong cách cư xử với vợ, Trương Sinh đã thiếu cả lòng tin và tình thương.
- Do lễ giáo phong kiến hà khắc: Chế độ nam quyền đã dung túng, cổ vũ cho thói độc đoán, gia trưởng của người đàn ông, cho họ cái quyền tàn phá hạnh phúc mong manh của người phụ nữ.
- VN không chỉ là nạn nhân của chế độ nam quyền mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Trương Sinh phải đi lính, thời gian xa cách như ngọn lửa âm ỉ để thổi bùng lên trong con người vốn đa nghi, độc đoán và vô học.
3. Những chi tiết đặc sắc.
a. Những chi tiết kì ảo cuối truyện.
- Phan Lang chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng, sáng hôm sau ông được người phường chài đem biếu con rùa maixanh thì liền thả.
- Phan Lang chết đuối vì có công nên được Linh Phi cứu sống, gặp Vn, rồi được rẽ nước đưa về dương thế.
- Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang, VN ẩn hiện giữa dòng, nói lời từ biệt rồi biến mất.
->Chi tiết kì ảo là sự sáng tạo riềng của Nguyễn Dữ trong tác phẩm, thể hiện tính chất truyền kì của truyện và tạo nên những giá trị thẩm mĩ mới mà truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” không có.
b. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo cuối truyện.
- Làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì.
- Yếu tố thực đan xen yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
- Làm tăng thêm giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn cho tác phẩm.
- Tạo nên 1 kết thúc có hậu ở 1 ý nghĩa nào đó:
+ Một mặt, thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp. Thể hiện nỗi khát khao cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ.
+ Mặt khác, những chi tiết ấy có tác dụng hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong tính cách của VN: Dù ở 1 thế giới khác, nhưng nàng vẫn tha thiết hướng về gia đình, quê hương và khát khao được minh oan.
- Tuy nhiên, yếu tố kì ảo chỉ làm giảm chứ không làm mất đi tính bi kịch của thiên truyện: Vn hiện về rực rỡ, uy nghi nhưng chỉ là một sự hiển linh trong thoáng chốc. Tất cả chỉ là ảo ảnh “loang loáng mờ nhạt” trên sông mà dần biến đi mất. Tức là vẫn còn xa cách, vẫn là sự chia li âm dương đôi ngả. hạnh phúc, sự đoàn tụ là những điều lớn lao cuối cùng của VN cũng không dành được, mà đã vĩnh viễn trôi xuôi. VN không trở về, cái lí mà nàng đưa ra là vì ân đức của Linh Phi, nhưng chủ yếu là vì xã hội ấy đâu có đất cho những người tốt như nàng, đặc biệt là những người phụ nữ. Chi tiết phan Lang được rẽ nước trở về nhân gian còn VN thì không thể là 1 minh chứng đanh thép.
4. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
a. Giá trị hiện thực.
- Tác phẩm đã phản ánh 1 cách chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua hình tượng nhân vật VN.
- Lên án hiện thực xã hội phong kiến với đầy những bất công, vô lí. XH ấy đã dung túng chế độ nam quyền hà khắc, trọng nam khinh nữ, cho người đàn ông cái quyền chà đạplên số phận người phụ nữ. ở XH đó, người phụ nữ không thể đứng ra để bảo vệ giá trị nhân phẩm của mình.
- Phản ánh XHPK với những mâu thuẫn gây ra những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên, làm cho đời sống người dân rơi vào bi kịch, bế tắc.
b. Giá trị nhân đạo.
- Khám phá, bênh vực, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật VN.
- Thể hiện niềm tin vào 1 tương lai tốt đẹp: Đề cao giá trị nhân văn ‘ở hiền thì gặp lành” và gửi gắm những ước mơ tốt đẹp ngàn đời của nhân dân ta.
- Qua số phận đầy ngang trái, thiệt thòi, bất công của nhân vật VN, tác phẩm thể hiện sự thấu hiểu, xót xa và niềm cảm thông sâu sắc của tác giả.
- Lên tiếng tố cáo chế độ phong kiến, chế độ nam quyền đã chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. Đó cũng chính là giá trị nhân văn muôn thuở của nhân loại.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- “Chuyện người con gái Nam Xương” đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến. Qua đó khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất quý báu của họ.
- Tác phẩm còn như 1 thông ddiepj vượt thời gian: Tất cả mọi người đều có quyền sống và quyền hạnh phúc. Đặc biệt là những người phụ nữ, họ có quyền bình đẳng để phát huy tài năng và phẩm chất của mình. Đó cũng chính là những biểu hiện của 1 XH hiện đại văn minh.
b. Nghệ thuật.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo: xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản. Chi tiết cái bóng trở thành điểm mấu chốt của tình huống truyện khiến cốt truyện được thắt nút, mở nút, thay đổi sau khi nó xuất hiện.
- Nghệ thuật kể chuện đặc sắc: dẫn dắt tình huống hợp lí; xay dựng lời thoại của nhân vật, đan xen với lời kể của tác giả. Đặc biệt là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực và kì ảo.
- Có sự kết hợp hài hòa các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm.
1. Thời đại.
- Nguễn Du sinh ra và lớn lên trong 1 thời đại lịch sử (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) đầu những biến động dữ dội.
+ Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng sâu sắc, mâu thuẫn xã hooij trở nên gay gắt, các tập đoàn phong kiến tranh giàng quyền lực dẫn đến lê- trịnh suy tàn.
+ Phong trào nông dân nổ ra khắp nơi,tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đã đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị và đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh.
+ Nhà Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ, nhà Nguyễn lên trị vì.
->Tất cả những biến động đó đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và con người của Nguyễn Du.
2. Tác giả Nguyễn Du.
a. Cuộc đời.
- Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Ông xuất thân trong 1 gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống hiếu học.
+ Cha ông là Nguyễn Nghiễm, từng làm tể tướng 15 năm.
+ Anh trai cùng cha khác mẹ- Nguyễn Khản cũng làm đến chức Tham Tụng (ngang với tể tướng).
- Ông sinh ra và lớn lên ở kinh đô Thăng Long sầm uất, phồn hoa, đô thị.
->Ngay từ rất sớm Nguyễn Du đã được tiếp nhận một nền giáo dục tiến bộ của thời đại, cũng như kế thừa được truyền thống văn hóa thi thư của gia đình.
- Song tuổi thơ của Nguyễn Du không hẳn là bình yên, êm ả mà trải qua khá nhiều những thăng trầm, mất mát :
+ Năm 10 tuổi ông mồ côi cha.
+ Năm12 tuổi ông mồ côi mẹ.
+ Nguyễn Du phải sống cùng người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
- Do những xoay vần, biến động dữ dội của lịch sử, gia đình Nguyễn Du cũng sớm rơi vào sa sút.
+ Khi triều Lê- Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên thay, Nguyễn Du phải phiêu bạt 10 năm nơi đất Bắc (10 năm gió bụi ), rồi về ở ẩn tại Hà Tĩnh. Đây là những năm tháng ông sống trong cảnh nghèo đói, túng bần và tủi nhục.
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, Nguyễn Du bất đắc chí phải ra làm quan và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Ông 2 lần được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng lần thứ 2 chưa kịp đi thì lâm bệnh nặng rồi mất tại Huế năm 1820.
->Cuộc đời Nguyễn Du kinh qua đầy những thăng trầm, biến động. Song, tất cả góp phần tạo nên dấu ấn cho những tác phẩm nổi tiếng và có giá trị sâu sắc của ông.
b.Con người.
- Nguyễn Du là người thông minh, tài trí, có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, lại sinh ra và lớn lên ở những nơi được coi là cái nôi văn hóa của đất nước.
- Sớm phải chịu cảnh mồ côi, nên cuộc đời ông trải qua nhiều gian truân,trôi dạt, long đong. Đặc biệt là « 10 năm gió bụi », được tiếp xúc với nhiều kiểu người, chứng kiến nhiều cảnh đời và nhiều số phận khác nhau. Cính những vốn sống thực tế phong phú và niềm cảm thông sâu sắc đó đã tạo cho ông cảm hứng để sáng tác nên nhiều tác phẩm văn học giá trị.
- Truyền thống thi thư của gia đình đã cho ông năng khiếu văn chương. Nhưng hơn tất cả, Nguyễn Du còn là người có 1 trái tim giàu yêu thương và 1 tâm hồn nhạy cảm, tinh tế luôn cảm thông cho những đau thương, cực khổ của nhân dân.
- Ông là người thanh liêm và có nhân cách sống cao thượng. trước tình hình rối ren, nhũng nhiễu của bọn quan lại, chỉ biết vinh thân phì gia, ông đã hết sức khinh bỉ.
c. Sự nghiệp văn chương.
- Nguyễn Du- đại thi hào của dân tộc,danh nhân văn hóa thế giới, 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, ông đã có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
- Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gồm những tác phẩm được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và đều đạt đến trình độ cổ điển.
+ các tập thơ chữ Hán : có 3 tập, gồm 243 bài : Thanh Hiên thi tập, Nam trung thi tập, Bắc hành tạp lục.
+ Các tác phẩm chữ Nôm : Có 2 kiệt tác : Văn tế thập loại chúng sinh và Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).
->Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du không phải quá đồ sộ về mặt số lượng, song nó đã kết tinh được những tinh hoa văn hóa thời đại để trở thành đỉnh cao của văn học dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung.
II. Những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều.
1. Nguồn gốc và sự sáng tạo của Nguễn Du.
- « Truyện Kiều » được Nguyễn Du viết vào khoảng đầu thế kỉ XIX (180501809). Nó là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát gồm 3254 câu.
- « Truyện Kiều » có nguồn gốc từ 1 truyện bên TQ : « Kim Vân Kiều truyện » của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân- 1 tác phẩm văn xuôi viết chữ Hán,có kết cấu chương hồi. Lúc đầu truyện có tên là « Đoạn trường tân thanh » (tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột).
- Với cảm hứng nhân đạo cao cả và xuất phát từ thực tế cuộc sống, xã hội, con người VN, Nguyễn Du đã có những sáng tạo độc đáo cho tác phẩm. Phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức to lớn : viết nên 1 tác phẩm trữ tình bằng chữ Nôm ; sử dụng thể thơ của dân tộc ; nghệ thuật phân tích tâm lí nhaanvaatj tài tình.
=>Truyện Kiều xứng đáng là đỉnh cao của văn học dân tộc,là tinh hoa văn hóa ánh mãi ngàn đời. Và đúng như Giáo sư Đào Duy Anh viết : « Nếu Nguyễn trãi với « Quốc âm thi tập » là người đạt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với « Truyện Kiều » lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta ».
2. Tóm tắt
Phần thứ nhất :Gặp gỡ và đính ước.
Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước vớinhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lực
Trong khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh - một khách làng chơi hào phóng - cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đoạ. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửaPhật.
Phần thứ ba:Đoàn tụ:
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trong nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
3. Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
3.1 Giá trị nội dung.
a. Giá trị hiện thực.
- Truyện Kiều là là bức tranh hiện thực sinh động về 1 xh bất công, tàn bạo. Nơi mà các tầng lớp thống trị và các thế lực hắc ám sẵn sàng chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Đó là 1 xh đảo điên, nơi mà đồng tiền lên ngôi và có giá trị vạn năng. trong tác phẩm. đã 17 lần Nguyễn Du tập trung để nói về sự hung hiểm, 2 mặt của đồng tiền, trong đó có thể kể đến câu: “trong tay đã có đồng tiền/giàu lòng đổi trắng thay đen khó gì?”...
+ Đó là 1 xh đầy rẫy những kẻ lưu manh, côn đồ, đội lốt người để ức hiếp, bóc lột, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm của những người hiền lành, lương thiện: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư, Ưng Khuyển....
+ Đó là 1 xh mà bọn quan lại ngang ngược, tham lam, lật lọng, là nguồn gốc cho mọi sự xấu xa, bất công, bỉ ổi: Tổng đốc đại thần Hồ Tôn Hiến, đại diện cho triều đình, nhưng laiij hèn hạ, phản trắc, lừa giết 1 người đã quy hàng (Từ Hải).
+ Đó là 1 xh không có công lí, pháp luật hay sự công bằng. Nó dễ dàng bị đồng tiền mua chuộc, dễ dàng đổi trắng thay đen và tiếp tay cho mọi sự xấu xa hoành hành: Gia đình Kiều bị đổ oan, bị bắt bớ, tra tấn nhưng công lí chỉ xuất hiện khi “Có ba trăm lạng việc này mới xong”.
- “Truyện Kiều” còn là bức tranh hiện thực về số phận những con người bị chà đạp, áp bức, đau khổ, đặc biệt là bi kịch người phụ nữ thông qua nhân vật Thúy Kiều.
+ Bị tước đoạt những quyền cơ bản nhất của con người: Quyền được yêu, quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình.
+ Nhân phẩm bị chà đạp 1 cách thô bạo và tàn nhẫn: Kiều bị coi như 1 món hàng, có thể mua đi bán lại và bị đánh đập tàn nhẫn: “Thanh lâu 2 lượt, thanh y 2 lần” là sự tổng kết đau đớn về cuộc đời Kiều sau 15 năm đoạn trường.
b. Giá trị nhân đạo.
Đây là giá trị cơ bản của tác phẩm, được thể hiện trên các phương diện sau:
- “Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
+ Thể hiện ước mơ đẹp đẽ về tình yêu tự do, hồn nhiên, trong sáng, thủy chung trong 1 xh mà quan niệm về tình yêu và hạnh phúc gia đình còn khắc nghiệt: Kim trọng và Thúy Kiều đã dám bước qua bức tường phong kiến kiên cố để tiến đến 1 tình yêu tự do: họ gặp gỡ và chủ động thề nguyền, đính ước.
+ Thể hiện khát vọng về 1 xh công bằng, dân chủ, tự do, không còn bất công, tù túng, ngột ngạt: Người anh hùng Từ Hải chính là đại diện cho khát vọng tự do, công lí đã dám đứng lên để chống lại cả 1 xh cũ kĩ, thối nát, tàn bạo.
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người: vẻ đẹp của tài sắc, trí thông minh, sự thủy chung,lòng hiếu thảo, đức vị tha...mà Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó.
- “Truyện Kiều” là tiếng nói xót thương, cảm thông với nỗi đau khổ của con người mà đặc biệt là người phụ nữ. Trước hết là ông dành cho Thúy Kiều bằng cái lòng cảm thương sâu sắc nhất; sau đó là ông dành cho tất cả những người phụ nữ trong XHPK niềm cảm thương lớn lao: “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
- “Truyện Kiều” là tiếng nói tố cáo, lên sán chế độ phong kiến, các thế lực xấu xa, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
->”Truyện Kiều” đã truyền tải được những tư tưởng nhân đạo sâu sắc,tiến bộ và giàu tính chiến đấu để xứng đáng trở thành kiệt tác ngàn đời.
3.2. Giá trị nghệ thuật.
“Truyện Kiều” là sự kết tinh của những thành tựu văn học dân tộc trên các phương diện:
a. Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tả cảnh.
* Nghệ thuật kể chuện đa dạng: trực tiếp 9l[ì nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật).
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng với cách xây dưng nhân vật điển hình, có tính cách riêng, độc đáo, sinh động.
- Miêu tả ngoại hình nhân vật bằng thủ pháp nghệ thuật:
+ Nhân vật chính diện xây dựng theo lối lí tưởng hóa bằng thủ pháp ước lệ: Miêu tả nhân vật Thúy Vân, Nguyễn Du viết: “Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”; còn nhân vật Từ Hải: “Râu hùm, hàm én, mày ngài/Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.
+ Nhân vật phản diện được xây dựng theo lối hiện thực bằng biện pháp cụ thể: Miêu tả nhân vật Tú BÀ, Nguyễn Du viết: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da/Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?”.
- Miêu tả ngoại hình để tái hiện lên tính cách nhân vật:
+ Ngoại hình Thúy Vân: “Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” gợi lên sự trầm tĩnh, dịu dàng, đoan trang, quý phái.
+ Ngoại hình Thúy Kiều: “Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” gợi 1 tâm hồn qua đôi mắt đa sầu, đa cảm.
- Miêu tả ngoại hình để tiên đoán số phận nhân vật:
+ Miêu tả Thúy Vân: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang/Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” đã tiên đoán về 1 cuộc đời êm đềm, ít sóng gió.
+ Miêu tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” cho thấy sự hậm hực, “ghen”, “hờn” của tạo hóa trong câu thơ đã dự báo 1 cuộc đời đầy sóng gió, gian truân phía trước đang chờ Kiều.
- Miêu tả ngôn ngữ, hành động để gợi tính cách nhân vật:
+ Miêu tả Từ Hải: “Quyết lời dứt áo ra đi/Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”, hành động dứt khoát, mạnh mẽ của 1 đấng trượng phu.
+ Miêu tả Mã Giám Sinh: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”,, hành động huênh hoang, thô lỗ, hợm hĩnh của “quân buôn thịt, bán người”.
- Miêu tả nhân vật qua diễn biến nội tâm: Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều trước lầu Ngưng Bích: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”...
* Nghệ thuật tả cảnh độc đáo.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên:
+ Tả cảnh thiên nhiên bằng các chi tiết tạo hình: “Ngày xuân con én đưa thoi/Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.
+ Tả cảnh thiên nhiên bằng cách điểm nhấn: Chỉ tả 1 vài chi tiết đặc sắc nhưng vẽ lên 1 khung cảnh tuyệt đẹp: “Cỏ non xanh tận chân trời/Càn lê trắng điểm 1 vài bông hoa”.
+ Tả cảnh thiên nhiên trong những thời gian và không gian khác nhau: “Tà tà bóng ngả về tây/Chị em thơ thẩn dan tay ra về”.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
+ Mượn và tả cảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
+ Khung cảnh thiên nhiên được tả qua tâm trạng của nhân vật: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/Chân mây mặt đất 1 màu xanh xanh”.
b. Nghệ thuật ngôn từ và thể loại đạt đến đỉnh cao.
- Ngôn từ Truyện Kiều là ngôn ngữ tinh hoa của dân tộc nên trong sáng, mĩ lệ và dồi dào sắc thái biểu cảm.
- Ngôn ngữ “Truyện Kiều” không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).
- Ngôn ngữ “Truyện Kiều” kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, tạo thành thứ ngôn ngữ thơ ca vừa hàm súc vừa trang nhã, giản dị.
- Sử dụng thể thơ lucjbats, thể thơ của dân tộc VN đã đạt đến đỉnh cao.
=>”Truyện Kiều” xứng đáng trở thành kiệt tác số 1, là ‘quốc hồn, quốc túy” của nền VH dân tộc.
III. Tổng kết.
- Nguyễn Du là 1 thiên tài văn học, 1 bậc thầy về sử dụng ngôn từ. Ông đã có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc.
- “Truyện Kiều” đạt đến đỉnh cao về mặt nghệ thuật để xứng đáng là kiệt tác của muôn đời.
1. Vị trí, nội dung đoạn trích.
- Vị trí : Nằm ở phần 1 của tác phẩm « Gặp gỡ và đính ước ».
- Đoạn trích miêu tả 2 bức chân dung xinh đẹp của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều (đặc biệt Thúy Kiều). Đồng thời cũng dự báo tương lai, số phận của 2 nàng Kiều.
2. Bố cục : 4 phần
- Phần 1 : 4 câu đầu : Giới thiệu khái quát về 2 chị em Thúy Kiều.
- Phần 2 : 4 câu tiếp : Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Phần 3 : 12 câu tiếp theo : Gợi tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều.
- Phần 4 : 4 câu cuối : Nhận xét chung về cuộc sống và phẩm hạnh của 2 chị em.
II. Trọng tâm kiến thức.
1. Giới thiệu khái quát về 2 chị em Thúy Kiều- 4 câu đầu.
* Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổ điển để giới thiệu về lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp của 2 chị em :
- Vị trí trong gia đình : Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em.
- Vẻ đẹp của 2 chị em :
+ “Mai cốt cách”: Cốt cách thì thanh cao như ho
- A. VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI.
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.
Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ
I.Tác giả, tp.
1. Tác giả.
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê bắt đầu rơi vào khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền binh và gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
- Quê ở Trường Tân- Thanh Miện- Hải Dương.
- Về con người:
+ Nguyễn Dữ nổi tiếng là con người học rộng tài cao. Ông là học trò xuất sắc nhất của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Là 1 "kẻ sĩ" có nhân cách cao thượng. Chứng kiến những mục nát của chế độ đương triều, ông chỉ làm quan có 1 năm rồi lui về sống ẩn dật, viết sách, phụng dưỡng mẹ già.
+ Dù vậy, qua các sáng tác, ông vẫn tỏ ra là 1 người luôn ddau đáu đến vận mệnh của giang sơn, xã tắc.
2. Tác phẩm.
a. Thể loại- nguồn gốc xuất xứ.
- Truyện truyền kì: Là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ TQ và thịnh hành từ thời Đường.
+ Truyện truyền kì thường mô phỏng những cốt truyện từ dân gian hoặc dã sử. Sau đó được tác giả sắp xếp lại tình tiết, bối đắp thêm cho đời sống các nhân vật, đặc biệt là xen kẽ các yếu tố kì ảo....
-Truyện "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ:
+ Truyện ra đời vào khoảng đầu thế kỉ XVI, đó là thời kì xã hội phong kiến VN bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong: những mâu thuẫn xh trở nên gay gắt, quan hệ xh bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xh phân hoá mạnh mẽ.
+ "Truyền kì mạn lục" gồm 20 truyện, ghi chép lại những câu chuyện được lưu truyền tản mạn trong dân gian và thường có yếu tố kì ảo, đề tài phong phú.
+ truyện mang đậm giá trị nhân văn và được đánh giá là áng "Thiên cổ tuỳ bút" (áng văn hay ngàn đời).
-“Chuyện người con gái Nam Xương” :
+ Xuất xứ: là thiên truyện thứ 16 trong 20 thiên truyện của "Truyền kì mạn lục".
+ Nguồn gốc: truyện viết bằng chữ Hán, có nguồn gốc từ truyên dân gian "Vợ chàng Trương", sau đó được Nguyễn Dữ tái tạo, sắp xếp lại 1 số tình tiết và thêm vào yếu tố kì ảo.
+ Ngôi kể: truyện được kể theo ngôi thứ 3.
b. PTBĐ: tự sự có kết hợp yếu tố BC.
c. Chủ đề: “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
d. Tóm tắt.
- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, người có tính đa nghi cả ghen. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm thuận hòa.
- Buổi giặc giã nhiễu nhương, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Nương đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà nuôi mẹ già, sinh con trai đặt tên là Đản. Chẳng may mẹ chồng qua đời, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp.
- Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo là cha. Trương Sinh về nghe con nói lại nên nghi ngờ vợ. Không phân giải được, Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm động vì tấm lòng của nàng, Linh Phi (vợ vua Nam Hải) cứu vớt và cho nàng ở lại Thủy cung.
- Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là “cha” của mình, là người hay đến hằng đêm . Lúc đó Truơng Sinh mới hiểu vợ bị hàm oan.
- Phan Lang- người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy loạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để tạ ơn- tình cờ gặp Vũ nuơng dưới thuỷ cung . Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng và lời nhắn cho Truơng Sinh. Truơng Sinh liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.
II. Trọng tâm kiến thức.
1.Nhân vật Vũ Nương.
- Ngay từ đầu thiên truyện, Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, "tính tình thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp".
- Trong XHPK, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: "tam tòng, tứ đức", "công, dung, ngôn , hạnh". Trong đó, dung chính là vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Và vì cảm kích trước "tư dung"- vẻ đẹp bên ngoài của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ "đem 100 lạng vàng cưới về". Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.
=>Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc hoạ với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong XHPK.
Song để có thể hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau.
a.Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thuỷ chung, yêu thương
chồng hết mực.
*. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường.
- Nàng hiểu chồng "có tính đa nghi", "đối với vợ phòng ngừa quá sức". Vũ Nương khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.
->Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, nết na, khôn khéo, hiểu chồng. Đồng thời nó đã hé lộ sự mâu thuẫn trong tính cách giữa 2 người và đầy tính dự báo.
* Khi tiễn chồng đi lính:
- Nàng dặn dò chồng với những lời thiết tha, tình nghĩa:
+ Nàng đặt hạnh phúc gia đình lên trên tất cả mà xem thường những thứ vinh hoa phù phiếm: "Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được 2 chữ bình yên".
+ Nàng như thấy trước và cảm thông cho những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ở nơi chiến trận: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao".
+ Nàng bộc lộ sự khắc khoải, xa nhớ của mình: "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoan, lại thổn thức tâm tình".
->Đó là những lời nói ân tình, đằm thắm, đầy ắp những yêu thương. Qua đó cho chúng ta thấyVũ Nương thực sự là 1 người vợ dịu dàng, hết mực thương chồng, thương con và thật đáng trân trọng.
* Khi xa chồng:
- VN tỏ ra là người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng hết mực. Nỗi nhớ chồng cứ đi cùng năm tháng: "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi", nàng lại "thổn thức tâm tình, buồn thương da diết".
- Nàng mơ về 1 tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng chỉ cái bóng trên vách của mình mà rằng cha Đản.
- Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng: "Cách biêt 3 năm giữ gìn 1 tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót".
->Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của VN, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thuỷ chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh.
* Khi bị chồng nghi oan:
- Nàng đã hết sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình:
+ Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”.
+ tiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ chồng; “Cách biệt 3 năm giữ gìn 1 tiêt “.
+ Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan: “dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng 1 mực nghi oan cho thiếp”.
->Nàng đã hết lời tha thiết, hết lòng nhún nhường để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Qua những lời nói tha thiết đó, nó còn cho thấy thái độ trân trọng chồng và gia đình nhà chồng của nàng.
- Không còn hi vọng, nàng nói trong đau đớn và thất vọng;
+ Hạnh phú gia đình, “thú vui nghi gia,nghi thất” là niềm khao khát và toonth[f cả đời gời đã tan vỡ.
+ Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng nggx hình ảnh ước lệ: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”.
+ Đến nỗi đau chờ chồng đến hóa đá của “cố nhân” nàng cũng không có được: ‘đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
->Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn ý nghĩa.
- Cuối cùng, bị cự tuyệt quyền yêu, quyền hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt quyền tồn tại.
+ VN mượn bến Hoàng Giang để giãi tỏ tấm lòng trong trắng mà minh oan cho mình: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng,vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ”.
+ Nàng tìm đến cái chết sau mọi sự cố gắng không thành.
->Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá. Đối với người con gái đức hạnh và giàu đức hi sinh ấy, phẩm giá còn cao hơn sự sống.
* Những năm tháng sống dưới thủy cung:
-Ở chốn nàng mây, cung nước nhưng nàng vẫn 1 lòng hướng về chồng con, quê hương và khao khát được đoàn tụ.
+ Nàng nhận ra Phan Lang người cùng làng.
+ Nghe Phan Lang kể về chuện gia đình mà ứa nước mắt xót thương.
- Nàng khao khát được rả lại phẩm giá, danh dự: Gửi chiếc thoa vàng, nhờ Phan Lang nói với trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.
- Nàng là người trọng tình, trọng nghĩa: Dù thương nhớ chồng con, khao khát được đoàn tụ nhưng vẫn quyết giữ lời hứa sống chết bên Linh Phi.
=>Với vai trò là 1 người vợ, VN là 1 người phụ nữ cung thủy, mẫu mực, lí tưởng trong XHPK. Trong trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có tình yêu,lòng bao dung và sự vị tha.
b. Trong mối quan hệ với mẹ chồng: Nàng là 1 người con dâu hiếu thảo.
- VN đã thay Trương Sinh làm tròn bổn phận người con, người trụ cột đối với gia đình nhà chồng: chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau. “Nàng hết sức thuốc thanh lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”.
- Mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình.
- Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành và công lao to lớn của Vn: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
-.”Đối lòng ăn khế ăn sung/Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi” là 1 trong những câu ca dao nói về mối quan hệ mẹ chồng, nàng daautrong XHPK xưa. Song lời cảm tạ, động viên của bà mẹ đã cho thấy VN là 1 người con dâu hiếu thảo. Đó là sự đánh giá xác đáng và khách quan nhất.
c. Trong mối quan hệ với con: nàng là người mẹ yêu thương con hết mực.
- Thiếu vắng chồng, nàng vẫn 1 mình sinh con và nuôi dạy con khôn lớn.
- Không chỉ trong vai trò là 1 người mẹ, nàng còn đóng vai trò là 1 người cha hết lòng yêu thương con, không để con phải thiếu thốn tình cảm.
- Nàng còn là 1 người mẹ tâm lí, không chỉ chăm lo cho con về mặt vật chất, mà còn cả về mặt tinh thần: Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, lo con thiếu thốn tình cảm của cha nên chỉ vào cái bóng của mình trên vách mà bảo cha Đản. Hơn hết, nàng sớm định hình cho con về 1 mái ấm, 1 gia đình hoàn chỉnh.
->VN đã không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của 1 người vợ, người con, người mẹ, người cha mà còn là 1 người trụ cột của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng những gì hạnh phúc, tuyệt vời nhât. thế nhưng trớ trêu thay hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
2. Nguyên nhân cái chết của VN.
a. Nguyên nhân trực tiếp.
- Chiếc bóng trên vách khiến bé Đản ngộ nhận đó là cha mình, khi người cha thật trở về thì không chịu nhận và ngây thơ, vô tình đưa ra những thông tin khiến mẹ bị oan.
->Những lời nói thật của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh.
b. Nguyên nhân gián tiếp.
- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng và tính cách của Trương Sinh: VN là “con kẻ khó”, được Trương Sinh đem trăm lạng vàng để cưới về. Sự đối lập giàu nghèo cộng với tính cách đa nghi của Trương Sinh đã sản sinh ra sự hồ đồ, độc đoán, gia trưởng, sẵn sàng thô bạo với VN.
- trong cách cư xử với vợ, Trương Sinh đã thiếu cả lòng tin và tình thương.
- Do lễ giáo phong kiến hà khắc: Chế độ nam quyền đã dung túng, cổ vũ cho thói độc đoán, gia trưởng của người đàn ông, cho họ cái quyền tàn phá hạnh phúc mong manh của người phụ nữ.
- VN không chỉ là nạn nhân của chế độ nam quyền mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Trương Sinh phải đi lính, thời gian xa cách như ngọn lửa âm ỉ để thổi bùng lên trong con người vốn đa nghi, độc đoán và vô học.
3. Những chi tiết đặc sắc.
a. Những chi tiết kì ảo cuối truyện.
- Phan Lang chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng, sáng hôm sau ông được người phường chài đem biếu con rùa maixanh thì liền thả.
- Phan Lang chết đuối vì có công nên được Linh Phi cứu sống, gặp Vn, rồi được rẽ nước đưa về dương thế.
- Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang, VN ẩn hiện giữa dòng, nói lời từ biệt rồi biến mất.
->Chi tiết kì ảo là sự sáng tạo riềng của Nguyễn Dữ trong tác phẩm, thể hiện tính chất truyền kì của truyện và tạo nên những giá trị thẩm mĩ mới mà truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” không có.
b. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo cuối truyện.
- Làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì.
- Yếu tố thực đan xen yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
- Làm tăng thêm giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn cho tác phẩm.
- Tạo nên 1 kết thúc có hậu ở 1 ý nghĩa nào đó:
+ Một mặt, thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp. Thể hiện nỗi khát khao cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ.
+ Mặt khác, những chi tiết ấy có tác dụng hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong tính cách của VN: Dù ở 1 thế giới khác, nhưng nàng vẫn tha thiết hướng về gia đình, quê hương và khát khao được minh oan.
- Tuy nhiên, yếu tố kì ảo chỉ làm giảm chứ không làm mất đi tính bi kịch của thiên truyện: Vn hiện về rực rỡ, uy nghi nhưng chỉ là một sự hiển linh trong thoáng chốc. Tất cả chỉ là ảo ảnh “loang loáng mờ nhạt” trên sông mà dần biến đi mất. Tức là vẫn còn xa cách, vẫn là sự chia li âm dương đôi ngả. hạnh phúc, sự đoàn tụ là những điều lớn lao cuối cùng của VN cũng không dành được, mà đã vĩnh viễn trôi xuôi. VN không trở về, cái lí mà nàng đưa ra là vì ân đức của Linh Phi, nhưng chủ yếu là vì xã hội ấy đâu có đất cho những người tốt như nàng, đặc biệt là những người phụ nữ. Chi tiết phan Lang được rẽ nước trở về nhân gian còn VN thì không thể là 1 minh chứng đanh thép.
4. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
a. Giá trị hiện thực.
- Tác phẩm đã phản ánh 1 cách chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua hình tượng nhân vật VN.
- Lên án hiện thực xã hội phong kiến với đầy những bất công, vô lí. XH ấy đã dung túng chế độ nam quyền hà khắc, trọng nam khinh nữ, cho người đàn ông cái quyền chà đạplên số phận người phụ nữ. ở XH đó, người phụ nữ không thể đứng ra để bảo vệ giá trị nhân phẩm của mình.
- Phản ánh XHPK với những mâu thuẫn gây ra những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên, làm cho đời sống người dân rơi vào bi kịch, bế tắc.
b. Giá trị nhân đạo.
- Khám phá, bênh vực, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật VN.
- Thể hiện niềm tin vào 1 tương lai tốt đẹp: Đề cao giá trị nhân văn ‘ở hiền thì gặp lành” và gửi gắm những ước mơ tốt đẹp ngàn đời của nhân dân ta.
- Qua số phận đầy ngang trái, thiệt thòi, bất công của nhân vật VN, tác phẩm thể hiện sự thấu hiểu, xót xa và niềm cảm thông sâu sắc của tác giả.
- Lên tiếng tố cáo chế độ phong kiến, chế độ nam quyền đã chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. Đó cũng chính là giá trị nhân văn muôn thuở của nhân loại.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- “Chuyện người con gái Nam Xương” đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến. Qua đó khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất quý báu của họ.
- Tác phẩm còn như 1 thông ddiepj vượt thời gian: Tất cả mọi người đều có quyền sống và quyền hạnh phúc. Đặc biệt là những người phụ nữ, họ có quyền bình đẳng để phát huy tài năng và phẩm chất của mình. Đó cũng chính là những biểu hiện của 1 XH hiện đại văn minh.
b. Nghệ thuật.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo: xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản. Chi tiết cái bóng trở thành điểm mấu chốt của tình huống truyện khiến cốt truyện được thắt nút, mở nút, thay đổi sau khi nó xuất hiện.
- Nghệ thuật kể chuện đặc sắc: dẫn dắt tình huống hợp lí; xay dựng lời thoại của nhân vật, đan xen với lời kể của tác giả. Đặc biệt là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực và kì ảo.
- Có sự kết hợp hài hòa các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm.
B. TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI
TRUYỆN KIỀU
Nguyễn Du
I. Những nét chính về tác giả.TRUYỆN KIỀU
Nguyễn Du
1. Thời đại.
- Nguễn Du sinh ra và lớn lên trong 1 thời đại lịch sử (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) đầu những biến động dữ dội.
+ Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng sâu sắc, mâu thuẫn xã hooij trở nên gay gắt, các tập đoàn phong kiến tranh giàng quyền lực dẫn đến lê- trịnh suy tàn.
+ Phong trào nông dân nổ ra khắp nơi,tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đã đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị và đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh.
+ Nhà Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ, nhà Nguyễn lên trị vì.
->Tất cả những biến động đó đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và con người của Nguyễn Du.
2. Tác giả Nguyễn Du.
a. Cuộc đời.
- Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Ông xuất thân trong 1 gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống hiếu học.
+ Cha ông là Nguyễn Nghiễm, từng làm tể tướng 15 năm.
+ Anh trai cùng cha khác mẹ- Nguyễn Khản cũng làm đến chức Tham Tụng (ngang với tể tướng).
- Ông sinh ra và lớn lên ở kinh đô Thăng Long sầm uất, phồn hoa, đô thị.
->Ngay từ rất sớm Nguyễn Du đã được tiếp nhận một nền giáo dục tiến bộ của thời đại, cũng như kế thừa được truyền thống văn hóa thi thư của gia đình.
- Song tuổi thơ của Nguyễn Du không hẳn là bình yên, êm ả mà trải qua khá nhiều những thăng trầm, mất mát :
+ Năm 10 tuổi ông mồ côi cha.
+ Năm12 tuổi ông mồ côi mẹ.
+ Nguyễn Du phải sống cùng người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
- Do những xoay vần, biến động dữ dội của lịch sử, gia đình Nguyễn Du cũng sớm rơi vào sa sút.
+ Khi triều Lê- Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên thay, Nguyễn Du phải phiêu bạt 10 năm nơi đất Bắc (10 năm gió bụi ), rồi về ở ẩn tại Hà Tĩnh. Đây là những năm tháng ông sống trong cảnh nghèo đói, túng bần và tủi nhục.
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, Nguyễn Du bất đắc chí phải ra làm quan và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Ông 2 lần được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng lần thứ 2 chưa kịp đi thì lâm bệnh nặng rồi mất tại Huế năm 1820.
->Cuộc đời Nguyễn Du kinh qua đầy những thăng trầm, biến động. Song, tất cả góp phần tạo nên dấu ấn cho những tác phẩm nổi tiếng và có giá trị sâu sắc của ông.
b.Con người.
- Nguyễn Du là người thông minh, tài trí, có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, lại sinh ra và lớn lên ở những nơi được coi là cái nôi văn hóa của đất nước.
- Sớm phải chịu cảnh mồ côi, nên cuộc đời ông trải qua nhiều gian truân,trôi dạt, long đong. Đặc biệt là « 10 năm gió bụi », được tiếp xúc với nhiều kiểu người, chứng kiến nhiều cảnh đời và nhiều số phận khác nhau. Cính những vốn sống thực tế phong phú và niềm cảm thông sâu sắc đó đã tạo cho ông cảm hứng để sáng tác nên nhiều tác phẩm văn học giá trị.
- Truyền thống thi thư của gia đình đã cho ông năng khiếu văn chương. Nhưng hơn tất cả, Nguyễn Du còn là người có 1 trái tim giàu yêu thương và 1 tâm hồn nhạy cảm, tinh tế luôn cảm thông cho những đau thương, cực khổ của nhân dân.
- Ông là người thanh liêm và có nhân cách sống cao thượng. trước tình hình rối ren, nhũng nhiễu của bọn quan lại, chỉ biết vinh thân phì gia, ông đã hết sức khinh bỉ.
c. Sự nghiệp văn chương.
- Nguyễn Du- đại thi hào của dân tộc,danh nhân văn hóa thế giới, 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, ông đã có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
- Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gồm những tác phẩm được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và đều đạt đến trình độ cổ điển.
+ các tập thơ chữ Hán : có 3 tập, gồm 243 bài : Thanh Hiên thi tập, Nam trung thi tập, Bắc hành tạp lục.
+ Các tác phẩm chữ Nôm : Có 2 kiệt tác : Văn tế thập loại chúng sinh và Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).
->Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du không phải quá đồ sộ về mặt số lượng, song nó đã kết tinh được những tinh hoa văn hóa thời đại để trở thành đỉnh cao của văn học dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung.
II. Những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều.
1. Nguồn gốc và sự sáng tạo của Nguễn Du.
- « Truyện Kiều » được Nguyễn Du viết vào khoảng đầu thế kỉ XIX (180501809). Nó là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát gồm 3254 câu.
- « Truyện Kiều » có nguồn gốc từ 1 truyện bên TQ : « Kim Vân Kiều truyện » của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân- 1 tác phẩm văn xuôi viết chữ Hán,có kết cấu chương hồi. Lúc đầu truyện có tên là « Đoạn trường tân thanh » (tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột).
- Với cảm hứng nhân đạo cao cả và xuất phát từ thực tế cuộc sống, xã hội, con người VN, Nguyễn Du đã có những sáng tạo độc đáo cho tác phẩm. Phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức to lớn : viết nên 1 tác phẩm trữ tình bằng chữ Nôm ; sử dụng thể thơ của dân tộc ; nghệ thuật phân tích tâm lí nhaanvaatj tài tình.
=>Truyện Kiều xứng đáng là đỉnh cao của văn học dân tộc,là tinh hoa văn hóa ánh mãi ngàn đời. Và đúng như Giáo sư Đào Duy Anh viết : « Nếu Nguyễn trãi với « Quốc âm thi tập » là người đạt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với « Truyện Kiều » lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta ».
2. Tóm tắt
Phần thứ nhất :Gặp gỡ và đính ước.
Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước vớinhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lực
Trong khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh - một khách làng chơi hào phóng - cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đoạ. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửaPhật.
Phần thứ ba:Đoàn tụ:
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trong nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
3. Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
3.1 Giá trị nội dung.
a. Giá trị hiện thực.
- Truyện Kiều là là bức tranh hiện thực sinh động về 1 xh bất công, tàn bạo. Nơi mà các tầng lớp thống trị và các thế lực hắc ám sẵn sàng chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Đó là 1 xh đảo điên, nơi mà đồng tiền lên ngôi và có giá trị vạn năng. trong tác phẩm. đã 17 lần Nguyễn Du tập trung để nói về sự hung hiểm, 2 mặt của đồng tiền, trong đó có thể kể đến câu: “trong tay đã có đồng tiền/giàu lòng đổi trắng thay đen khó gì?”...
+ Đó là 1 xh đầy rẫy những kẻ lưu manh, côn đồ, đội lốt người để ức hiếp, bóc lột, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm của những người hiền lành, lương thiện: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư, Ưng Khuyển....
+ Đó là 1 xh mà bọn quan lại ngang ngược, tham lam, lật lọng, là nguồn gốc cho mọi sự xấu xa, bất công, bỉ ổi: Tổng đốc đại thần Hồ Tôn Hiến, đại diện cho triều đình, nhưng laiij hèn hạ, phản trắc, lừa giết 1 người đã quy hàng (Từ Hải).
+ Đó là 1 xh không có công lí, pháp luật hay sự công bằng. Nó dễ dàng bị đồng tiền mua chuộc, dễ dàng đổi trắng thay đen và tiếp tay cho mọi sự xấu xa hoành hành: Gia đình Kiều bị đổ oan, bị bắt bớ, tra tấn nhưng công lí chỉ xuất hiện khi “Có ba trăm lạng việc này mới xong”.
- “Truyện Kiều” còn là bức tranh hiện thực về số phận những con người bị chà đạp, áp bức, đau khổ, đặc biệt là bi kịch người phụ nữ thông qua nhân vật Thúy Kiều.
+ Bị tước đoạt những quyền cơ bản nhất của con người: Quyền được yêu, quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình.
+ Nhân phẩm bị chà đạp 1 cách thô bạo và tàn nhẫn: Kiều bị coi như 1 món hàng, có thể mua đi bán lại và bị đánh đập tàn nhẫn: “Thanh lâu 2 lượt, thanh y 2 lần” là sự tổng kết đau đớn về cuộc đời Kiều sau 15 năm đoạn trường.
b. Giá trị nhân đạo.
Đây là giá trị cơ bản của tác phẩm, được thể hiện trên các phương diện sau:
- “Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
+ Thể hiện ước mơ đẹp đẽ về tình yêu tự do, hồn nhiên, trong sáng, thủy chung trong 1 xh mà quan niệm về tình yêu và hạnh phúc gia đình còn khắc nghiệt: Kim trọng và Thúy Kiều đã dám bước qua bức tường phong kiến kiên cố để tiến đến 1 tình yêu tự do: họ gặp gỡ và chủ động thề nguyền, đính ước.
+ Thể hiện khát vọng về 1 xh công bằng, dân chủ, tự do, không còn bất công, tù túng, ngột ngạt: Người anh hùng Từ Hải chính là đại diện cho khát vọng tự do, công lí đã dám đứng lên để chống lại cả 1 xh cũ kĩ, thối nát, tàn bạo.
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người: vẻ đẹp của tài sắc, trí thông minh, sự thủy chung,lòng hiếu thảo, đức vị tha...mà Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó.
- “Truyện Kiều” là tiếng nói xót thương, cảm thông với nỗi đau khổ của con người mà đặc biệt là người phụ nữ. Trước hết là ông dành cho Thúy Kiều bằng cái lòng cảm thương sâu sắc nhất; sau đó là ông dành cho tất cả những người phụ nữ trong XHPK niềm cảm thương lớn lao: “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
- “Truyện Kiều” là tiếng nói tố cáo, lên sán chế độ phong kiến, các thế lực xấu xa, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
->”Truyện Kiều” đã truyền tải được những tư tưởng nhân đạo sâu sắc,tiến bộ và giàu tính chiến đấu để xứng đáng trở thành kiệt tác ngàn đời.
3.2. Giá trị nghệ thuật.
“Truyện Kiều” là sự kết tinh của những thành tựu văn học dân tộc trên các phương diện:
a. Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tả cảnh.
* Nghệ thuật kể chuện đa dạng: trực tiếp 9l[ì nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật).
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng với cách xây dưng nhân vật điển hình, có tính cách riêng, độc đáo, sinh động.
- Miêu tả ngoại hình nhân vật bằng thủ pháp nghệ thuật:
+ Nhân vật chính diện xây dựng theo lối lí tưởng hóa bằng thủ pháp ước lệ: Miêu tả nhân vật Thúy Vân, Nguyễn Du viết: “Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”; còn nhân vật Từ Hải: “Râu hùm, hàm én, mày ngài/Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.
+ Nhân vật phản diện được xây dựng theo lối hiện thực bằng biện pháp cụ thể: Miêu tả nhân vật Tú BÀ, Nguyễn Du viết: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da/Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?”.
- Miêu tả ngoại hình để tái hiện lên tính cách nhân vật:
+ Ngoại hình Thúy Vân: “Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” gợi lên sự trầm tĩnh, dịu dàng, đoan trang, quý phái.
+ Ngoại hình Thúy Kiều: “Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” gợi 1 tâm hồn qua đôi mắt đa sầu, đa cảm.
- Miêu tả ngoại hình để tiên đoán số phận nhân vật:
+ Miêu tả Thúy Vân: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang/Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” đã tiên đoán về 1 cuộc đời êm đềm, ít sóng gió.
+ Miêu tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” cho thấy sự hậm hực, “ghen”, “hờn” của tạo hóa trong câu thơ đã dự báo 1 cuộc đời đầy sóng gió, gian truân phía trước đang chờ Kiều.
- Miêu tả ngôn ngữ, hành động để gợi tính cách nhân vật:
+ Miêu tả Từ Hải: “Quyết lời dứt áo ra đi/Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”, hành động dứt khoát, mạnh mẽ của 1 đấng trượng phu.
+ Miêu tả Mã Giám Sinh: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”,, hành động huênh hoang, thô lỗ, hợm hĩnh của “quân buôn thịt, bán người”.
- Miêu tả nhân vật qua diễn biến nội tâm: Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều trước lầu Ngưng Bích: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”...
* Nghệ thuật tả cảnh độc đáo.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên:
+ Tả cảnh thiên nhiên bằng các chi tiết tạo hình: “Ngày xuân con én đưa thoi/Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.
+ Tả cảnh thiên nhiên bằng cách điểm nhấn: Chỉ tả 1 vài chi tiết đặc sắc nhưng vẽ lên 1 khung cảnh tuyệt đẹp: “Cỏ non xanh tận chân trời/Càn lê trắng điểm 1 vài bông hoa”.
+ Tả cảnh thiên nhiên trong những thời gian và không gian khác nhau: “Tà tà bóng ngả về tây/Chị em thơ thẩn dan tay ra về”.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
+ Mượn và tả cảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
+ Khung cảnh thiên nhiên được tả qua tâm trạng của nhân vật: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/Chân mây mặt đất 1 màu xanh xanh”.
b. Nghệ thuật ngôn từ và thể loại đạt đến đỉnh cao.
- Ngôn từ Truyện Kiều là ngôn ngữ tinh hoa của dân tộc nên trong sáng, mĩ lệ và dồi dào sắc thái biểu cảm.
- Ngôn ngữ “Truyện Kiều” không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).
- Ngôn ngữ “Truyện Kiều” kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, tạo thành thứ ngôn ngữ thơ ca vừa hàm súc vừa trang nhã, giản dị.
- Sử dụng thể thơ lucjbats, thể thơ của dân tộc VN đã đạt đến đỉnh cao.
=>”Truyện Kiều” xứng đáng trở thành kiệt tác số 1, là ‘quốc hồn, quốc túy” của nền VH dân tộc.
III. Tổng kết.
- Nguyễn Du là 1 thiên tài văn học, 1 bậc thầy về sử dụng ngôn từ. Ông đã có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc.
- “Truyện Kiều” đạt đến đỉnh cao về mặt nghệ thuật để xứng đáng là kiệt tác của muôn đời.
CHỊ EM THÚY KIỀU
Trích “Truyện Kiều”
Nguyễn Du
I. Những nét chính về đoạn trích.Trích “Truyện Kiều”
Nguyễn Du
1. Vị trí, nội dung đoạn trích.
- Vị trí : Nằm ở phần 1 của tác phẩm « Gặp gỡ và đính ước ».
- Đoạn trích miêu tả 2 bức chân dung xinh đẹp của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều (đặc biệt Thúy Kiều). Đồng thời cũng dự báo tương lai, số phận của 2 nàng Kiều.
2. Bố cục : 4 phần
- Phần 1 : 4 câu đầu : Giới thiệu khái quát về 2 chị em Thúy Kiều.
- Phần 2 : 4 câu tiếp : Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Phần 3 : 12 câu tiếp theo : Gợi tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều.
- Phần 4 : 4 câu cuối : Nhận xét chung về cuộc sống và phẩm hạnh của 2 chị em.
II. Trọng tâm kiến thức.
1. Giới thiệu khái quát về 2 chị em Thúy Kiều- 4 câu đầu.
* Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổ điển để giới thiệu về lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp của 2 chị em :
« Đầu lòng 2 ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người 1 vẻ mười phân vẹn mười ».
- Lai lịch : Họ là 2 người con gái đầu trong gia đình họ Vương.Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người 1 vẻ mười phân vẹn mười ».
- Vị trí trong gia đình : Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em.
- Vẻ đẹp của 2 chị em :
+ “Mai cốt cách”: Cốt cách thì thanh cao như ho