Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TÀI LIỆU TẬP HUẤN: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHUNG NỘI DUNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẤP THCS được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 90 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Một số kiến thức cơ bản về quyền con người
1.1. Quyền con người
Quyền con người được hiểu là những đặc quyền tự nhiên thuộc về tất cả mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên cơ sở chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, dòng dõi, địa vị xã hội...; các giá trị của quyền con người được luật pháp hóa, được cộng đồng quốc tế và các quốc gia thừa nhận, đó là giá trị phổ biến/phổ quát chung toàn nhân loại. Điều này có nghĩa là chúng ta có quyền con người không phải bởi vì là công dân của một nước mà bởi vì chúng ta con người, nên có quyền con người; quyền con người gắn với nhân phẩm và giá trị con người, nên không thể bị tước bỏ một cách bất hợp pháp bởi bất cứ quyền lực nào.
Các quyền con người còn phụ thuộc lẫn nhau, liên quan lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Việc thực hiện tốt quyền này, sẽ bổ sung, hỗ trợ thực hiện quyền khác và ngược lại.
Ví dụ, thực hiện tốt quyền giáo dục, sẽ giúp các em có tri thức để làm chủ cuộc sống, tham gia vào các công việc chung, trở thành chủ nhân tích cực, sáng tạo; hay thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin, giúp mọi người có thể kiểm soát cuộc sống; có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến…
Các quyền con người là tự nhiên, vốn có của mỗi cá nhân con người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, khi thực hành các quyền và tự do đó, các cá nhân có thể có nguy cơ xâm phạm các quyền và tự do của người khác, để lại hậu quả cho các cá nhân và động đồng, xã hội. Vì vậy, nghĩa vụ xác định mối quan hệ và sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ, giữa tự do và trách nhiệm, giữa lợi ích của cá nhân, cộng đồng, nhà nước, xã hội. Đồng thời, nghĩa vụ pháp lí là điều kiện để bảo vệ và bảo đảm quyền, tự do con người và công dân. Pháp luật quốc tế về quyền bên cạnh việc xác lập hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về quyền thì cũng nhấn mạnh việc thực hiện quyền tự do của con người không được xâm phạm đến quyền và tự do của người khác.
Quyền con người bao gồm các quyền "dân sự và chính trị" (quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hội, và các quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự quyết và quyền về sáng tạo văn hoá, quyền bình đẳng, quyền được xét xử công bằng, quyền về sự riêng tư, quyền tham gia đời sống chính trị, quyền kết hôn và lập gia đình) và các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (quyền về sức khoẻ, quyền giáo dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ xã hội, quyền được an toàn ở nơi làm việc, quyền có đủ lương thực, nước uống và được sống trong môi trường trong lành).
Phần 1
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
I. Một số kiến thức cơ bản về quyền con người
1.1. Quyền con người
Quyền con người được hiểu là những đặc quyền tự nhiên thuộc về tất cả mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên cơ sở chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, dòng dõi, địa vị xã hội...; các giá trị của quyền con người được luật pháp hóa, được cộng đồng quốc tế và các quốc gia thừa nhận, đó là giá trị phổ biến/phổ quát chung toàn nhân loại. Điều này có nghĩa là chúng ta có quyền con người không phải bởi vì là công dân của một nước mà bởi vì chúng ta con người, nên có quyền con người; quyền con người gắn với nhân phẩm và giá trị con người, nên không thể bị tước bỏ một cách bất hợp pháp bởi bất cứ quyền lực nào.
Các quyền con người còn phụ thuộc lẫn nhau, liên quan lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Việc thực hiện tốt quyền này, sẽ bổ sung, hỗ trợ thực hiện quyền khác và ngược lại.
Ví dụ, thực hiện tốt quyền giáo dục, sẽ giúp các em có tri thức để làm chủ cuộc sống, tham gia vào các công việc chung, trở thành chủ nhân tích cực, sáng tạo; hay thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin, giúp mọi người có thể kiểm soát cuộc sống; có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến…
Các quyền con người là tự nhiên, vốn có của mỗi cá nhân con người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, khi thực hành các quyền và tự do đó, các cá nhân có thể có nguy cơ xâm phạm các quyền và tự do của người khác, để lại hậu quả cho các cá nhân và động đồng, xã hội. Vì vậy, nghĩa vụ xác định mối quan hệ và sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ, giữa tự do và trách nhiệm, giữa lợi ích của cá nhân, cộng đồng, nhà nước, xã hội. Đồng thời, nghĩa vụ pháp lí là điều kiện để bảo vệ và bảo đảm quyền, tự do con người và công dân. Pháp luật quốc tế về quyền bên cạnh việc xác lập hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về quyền thì cũng nhấn mạnh việc thực hiện quyền tự do của con người không được xâm phạm đến quyền và tự do của người khác.
Quyền con người bao gồm các quyền "dân sự và chính trị" (quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hội, và các quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự quyết và quyền về sáng tạo văn hoá, quyền bình đẳng, quyền được xét xử công bằng, quyền về sự riêng tư, quyền tham gia đời sống chính trị, quyền kết hôn và lập gia đình) và các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (quyền về sức khoẻ, quyền giáo dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ xã hội, quyền được an toàn ở nơi làm việc, quyền có đủ lương thực, nước uống và được sống trong môi trường trong lành).