• Khởi tạo chủ đề mslanh
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 76
MÔN ĐỊA LÝ

mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,452
Điểm
36
tác giả
TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. BIỂN ĐÔNG VÀ 2 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

1. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông


Biển Đông là một trong 380 biển trên thế giới, có vị trí chiến lược quan trọng vào hàng bậc nhất thế giới. Xung quanh Biển Đông có 10 nước và vùng lãnh thổ gồm: Trung Quốc, Philippin, Inddonêxia, Malaixia, Xinhgapo, Brunây, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Đài Loan thuộc Trung Quốc.

* Về diện tích: Biển Đông có diện tích gần 3,5 triệu km2 (gấp 8 lần biển Đen, 1,2 lần biển Địa Trung Hải).

* Về giao thông:

- Biển Đông là một trong 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới sau biển Địa Trung Hải. Hàng ngày có khoảng 200 đến 300 tàu trọng tải từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới.

- Biển Đông là tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau.

- Hàng năm vận tải qua Biển Đông chiếm 45% năng lực vận tải quốc tế, 70% lượng dầu lửa của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đi qua đường này. Do vậy, Biển Đông là một khu vực có vị trí địa chính trị rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

* Về kinh tế:

- Biển Đông là một trong 4 khu vực có trữ lượng lớn dầu khí của thế giới. Theo dự đoán của các nhà khoa học và cơ quan khoa học quốc tế, Biển Đông chứa khoảng 130 tỷ thùng dầu và khí tự nhiên, do đó khu vực Biển Đông được coi như “Vịnh Ba Tư” thứ hai. Riêng khu vực Trường Sa có trữ lượng dầu khoảng 6 tỷ thùng, trong đó khí chiếm khoảng 70%.

- Về thủy sản, sản lượng khai thác của Trung Quốc khoảng 17 triệu tấn/năm (nhất thế giới); Indônêxia và Thái Lan khoảng 4 triệu tấn/ năm (thứ 9 thế giới); Việt Nam khoảng 3 triệu tấn/năm (thứ 20 thế giới).

- Mới đây người ta phát hiện Biển Đông có tài nguyên mới gọi là Băng cháy (Đây là tên gọi thông thường của hợp chất Mêtan và nước, ở nhiệt độ thấp và áp suất cao dưới đáy biển, Mêtan được bao bọc bởi các phân tử nước hình thành một dạng băng trong suốt màu trắng. Do bề ngoài nhìn giống băng, nhưng lại có tính chất dễ cháy nên gọi là “Băng cháy”. Năng lượng tỏa ra từ 1m3 “Băng cháy” tương đương với năng lượng tỏa ra từ khoảng 180m3 khí thiên nhiên). Theo ước tính, trữ lượng “Băng cháy” ở đáy biển chiếm khoảng 10% tổng diện tích hải dương (3,6 triệu km2 ), đủ cho loài người sử dụng trong khoảng gần 1 nghìn năm.

* Về chính trị, quốc phòng - an ninh:

Biển Đông là nơi tập trung các mâu thuẫn chính trị, kinh tế:

- Là nơi diễn ra tranh chấp quyết liệt, phức tạp nhất.

- Liên quan đến nhiều quốc gia nhất (kể cả nước có chủ quyền và không có chủ quyền, kể cả các nước trong khu vực và các nước trên thế giới).

Nếu khủng hoảng sẽ dẫn đến: Giao thông gián đoạn; hậu quả thiệt hại nặng về kinh tế; nhiều nền kinh tế suy thoái và ảnh hưởng đến an ninh thế giới.

- Đối với Việt Nam, do địa hình chữ S, rất mỏng. Vì vậy, Biển Đông có địa thế hết sức hiểm yếu đối với thế phòng thủ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về quân sự và kinh tế, là nơi lý tưởng để thiết lập các căn cứ quân sự nhằm kiểm soát các tuyến đường biển qua lại.

Biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, với một vùng biển lớn, bờ biển dài (trên 3.260 km), địa hình hiểm trở, quanh co, khúc khuỷu, có nhiều dãy núi chạy lan ra biển. Chiều ngang trên đất liền có chỗ chỉ rộng 50 km (Quảng Bình) nên việc phòng thủ từ hướng biển luôn mang tính chiến lược của nước ta. Thực tiễn đã chứng minh, trong lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam, 16 cuộc chiến tranh thì có 11 cuộc chiến tranh xuất phát từ phía biển.

2. Đặc điểm tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

a. Quần đảo Hoàng Sa.


Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, bãi đá ngầm, cồn san hô và bãi cạn nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15045’ đến 17015’ Bắc và kinh độ 1110 đến 1130 Đông, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi-Việt Nam) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diên tích phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2. Quần đảo Hoàng Sa chia thành 2 nhóm: Nhóm An Vĩnh, còn gọi là nhóm Đông Bắc; nhóm Trăng Khuyết, còn gọi là nhóm Tây hoặc nhóm Lưỡi Liềm.

1713529773305.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG.doc
    205.5 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top