- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU TUYỂN TẬP BỘ Đề ôn thi học sinh giỏi môn văn lớp 6 (Theo cấu trúc mới) NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 207 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Kính thưa quý thầy, cô giáo và các em học sinh thân mến!
Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, nghành giáo dục tiếp tục đổi mới việc ra đề kiểm tra và đề thi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
Xuất phát từ lí do trên, bằng những trăn trở tâm huyết nghề nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy. Sau một thời gian nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, ôn luyện thi học sinh giỏi lớp 6, tôi đã sưu tầm và biên soạn cuốn tài liệu Bộ đề ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 nhằm giúp các em học sinh khối lớp 6 tham khảo ôn thi học sinh giỏi, cũng như quý thầy cô giáo có trong tay những tư liệu kiến thức cần thiết để ôn luyện thi học sinh giỏi.
Cuốn tài liệu Bộ đề ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 gồm 50 đề được biên soạn theo cấu trúc mới phù hợp với cách ra đề thi hiện nay. Trong mỗi đề thi gồm ba phần: Phần đọc hiểu với những ngữ liệu mới ngoài sách giá khoa được biên soạn với hệ thống câu hỏi bám sát nội dung chương trình dạy và học theo hướng ra đề hiện nay. Phần viết đoạn văn khoảng 200 chữ liên quan đến nội dung ở phần ngữ liệu đọc hiểu và phần làm bài văn. Riêng phần làm bài văn đối với học sinh lớp 6 chủ yếu là viết bài văn miêu tả sáng tạo và bài văn kể chuyện tưởng tượng. Cả hai kiểu bài trên đều là dạng đề mở nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh do vậy phần hướng dẫn chấm ở phần này chỉ mang tính gợi ý. Riêng phần đọc hiểu và viết đoạn văn dược hướng dẫn chi tiết, đầy đủ.
Trong quá trình biên soạn cuốn sách chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc đặc biệt là quý thầy, cô giáo và các em học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ĐỀ SỐ 1
I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)
Câu 1(1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2(1.0 điểm). Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh tần tảo, vất vả sớm hôm của người mẹ trong đoạn thơ trên?
Câu 3 ( 2.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ chính và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu thơ
Dẫu yêu hoa mận hoa mơ
Cái liềm kéo áo cái bừa níu chân
Câu 4( 2.0 điểm). Nội dung đoạn thơ trên là gì? Thông điệp tác giả gửi đến cho người đọc là gì?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm)
Câu 1(4.0 điểm). Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phát biểu cảm nghĩ của em về: Ý nghĩa của lời ru
Câu 2: (10.0đ) Câu chuyện của nàng tiên mùa xuân kể về thiên nhiên , con người mỗi khi Tết đến xuân về.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc doạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa cỏ cần gặp, Nxb Văn học, 1991)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ câu thơ
Câu 2. Xác định các danh từ có trong hai câu thơ:
Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu :
Quê hương là dòng sữa mẹ
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Phần II. Làm văn ( 16 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm)
Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài đoạn văn không quá một trang giấy thi.
Câu 2: (10 điểm)
Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu và sự tưởng tượng của bản thân, em hãy miêu tả lại hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ ở Huế và trong lần đi liên lạc cuối cùng.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2
PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
" Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa".
(Rừng mơ- Trần Lê Văn)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ
“ Rừng mơ ôm lấy núi” ?
Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ “ Mây trắng đọng thành hoa” ?
Câu 4: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên qua đoạn thơ bằng đoạn văn ngắn từ 5 – 7 dòng ?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN: (14,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Câu 2: (10,0 điểm)
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ấy.
ĐỀ SỐ 4
PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác
hát nuôi phần hồn bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ m ẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ:
… Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN: (14,0 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm) Đọc truyện cổ, ta thường bắt gặp các nhân vật ông bụt, cô tiên hoặc các vị thần... Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về các nhân vật thần tiên trong truyện cổ.
Câu 2: (10 điểm).Trong giấc ngủ em thấy mình đang đứng trên đảo Cô Tô và được gặp gỡ với chị Châu Hòa Mãn. Hãy kể và tả lại cuộc gặp gỡ đó.
Kính thưa quý thầy, cô giáo và các em học sinh thân mến!
Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, nghành giáo dục tiếp tục đổi mới việc ra đề kiểm tra và đề thi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
Xuất phát từ lí do trên, bằng những trăn trở tâm huyết nghề nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy. Sau một thời gian nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, ôn luyện thi học sinh giỏi lớp 6, tôi đã sưu tầm và biên soạn cuốn tài liệu Bộ đề ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 nhằm giúp các em học sinh khối lớp 6 tham khảo ôn thi học sinh giỏi, cũng như quý thầy cô giáo có trong tay những tư liệu kiến thức cần thiết để ôn luyện thi học sinh giỏi.
Cuốn tài liệu Bộ đề ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 gồm 50 đề được biên soạn theo cấu trúc mới phù hợp với cách ra đề thi hiện nay. Trong mỗi đề thi gồm ba phần: Phần đọc hiểu với những ngữ liệu mới ngoài sách giá khoa được biên soạn với hệ thống câu hỏi bám sát nội dung chương trình dạy và học theo hướng ra đề hiện nay. Phần viết đoạn văn khoảng 200 chữ liên quan đến nội dung ở phần ngữ liệu đọc hiểu và phần làm bài văn. Riêng phần làm bài văn đối với học sinh lớp 6 chủ yếu là viết bài văn miêu tả sáng tạo và bài văn kể chuyện tưởng tượng. Cả hai kiểu bài trên đều là dạng đề mở nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh do vậy phần hướng dẫn chấm ở phần này chỉ mang tính gợi ý. Riêng phần đọc hiểu và viết đoạn văn dược hướng dẫn chi tiết, đầy đủ.
Trong quá trình biên soạn cuốn sách chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc đặc biệt là quý thầy, cô giáo và các em học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ĐỀ SỐ 1
I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ru hoa mẹ hát theo mùa
Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con
Mẹ quen chân lấm tay bùn
Lấy đâu hoa quế ,hoa hồng mà ru
Dẫu yêu hoa mận hoa mơ
Cái liềm kéo áo cái bừa níu chân
Ba cử rét mấy tuần Xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru
Sen mùa hạ Cúc mùa thu
Hoa đồng cỏ nội bốn mùa gọi
(Trích Ru hoa- Ngô Văn Phú- NXB Hội nhà văn 2007, trang113)
Ru hoa mẹ hát theo mùa
Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con
Mẹ quen chân lấm tay bùn
Lấy đâu hoa quế ,hoa hồng mà ru
Dẫu yêu hoa mận hoa mơ
Cái liềm kéo áo cái bừa níu chân
Ba cử rét mấy tuần Xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru
Sen mùa hạ Cúc mùa thu
Hoa đồng cỏ nội bốn mùa gọi
(Trích Ru hoa- Ngô Văn Phú- NXB Hội nhà văn 2007, trang113)
Câu 1(1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2(1.0 điểm). Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh tần tảo, vất vả sớm hôm của người mẹ trong đoạn thơ trên?
Câu 3 ( 2.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ chính và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu thơ
Dẫu yêu hoa mận hoa mơ
Cái liềm kéo áo cái bừa níu chân
Câu 4( 2.0 điểm). Nội dung đoạn thơ trên là gì? Thông điệp tác giả gửi đến cho người đọc là gì?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm)
Câu 1(4.0 điểm). Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phát biểu cảm nghĩ của em về: Ý nghĩa của lời ru
Câu 2: (10.0đ) Câu chuyện của nàng tiên mùa xuân kể về thiên nhiên , con người mỗi khi Tết đến xuân về.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | ĐỌC HIÊU | 6.0 |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm | 1.0 |
2 | Những từ ngữ gợi lên hình ảnh tần tảo, vất vả sớm hôm cảu người mẹ có trong đoạn thơ trên: Chân lấm tay bùn, liềm kéo áo, bừa níu chân, ba cữ rét, mấy tầm xuân | 1.0 |
3 | - Biện pháp : Nhân hóa - Tác dụng: Dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm , hành động của con người để gắn cho cái liềm, cái bừa. Tác giả muốn nhấn mạnh nỗi khó nhọc, tần tảo sớm hôm của người mẹ trong công việc đồng áng, không có thời gian để dành cho sở thích riêng của mình. | 2.0 |
4 | - Nội dung: Đoạn thơ gợi lên hình ảnh người mẹ vẻ đẹp bình di, mộc mạc. Mẹ quen với công việc đồng áng. Với những nhọc nhằn gian khó của nghề nông, với những loài hoa dân dã như: hoa lúa, hoa sen, hoa cúc. Mẹ dùng hình ảnh quen thuộc để ru con. Mẹ làm tất cả những gì có thể cho con mà quên những ham muốn của cá nhân mình với ước mong con khôn lớn nên người - Thông điệp tác giả gửi đến: + Mỗi người chúng ta hãy trân trong,yêu quý mẹ và lời ru. | 1,5 0,5 |
II | PHẦN TẬP LÀM VĂN | 14 |
1 | Qua những điều rút ra từ phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về : Ý nghĩa lời ru | 4.0 |
a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn | 0.5 | |
b. Xác định đúng nội dung | 0.5 | |
c. Triển khai hợp lí nội dung
| 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 | |
2 | Kể kể về thiên nhiên , con người mỗi khi Tết đến xuân về.( Nàng tiên màu xuân). | 10.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả : Mở bài , thân bài, kết bài. Từ ngữ diễn đạt mạch lạc trong sáng, gợi hình gợi cảm…. | 0.5 | |
b. Xác định đúng văn miêu tả. | 0.5 | |
c. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau .Sau đây là định hướng các ý cơ bản 1 Mở bài: - Giới thiệu chung về nhân vật “ tôi” ( Nàng Tiên mùa xuân) và sự việc của câu chuyện kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết đến, xuân về. 2 Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân - Kể lại ngắn gọn cuộc tranh đấu giữa Lão Già mùa đông và Nàng tiên mùa xuân khi Lão ta thấy Nàng tiên Mùa xuân xuất hiện khi Tết đến. và cuối cùng Nàng tiên Mùa xuân đã thắng. Và khi Nàng tiên Mùa xuân( tôi) đến thì : -Tôi mang lại vẻ đẹp, khơi dậy cho sức sống thiên nhiên đất trời. + Mỗi khi mùa xuân đến , thiên nhiên dang tay chào đón như người bạn thân mới trở về. Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn. Trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chút buồn từ mùa đông vương lại. + Tôi ( mùa xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi , này nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non chồi biếc, nhìn thấy sắc màu rực rỡ của cành đào, những bông hoa ngày tết và cảm nhận được cái ngạt ngào của hương xuân… - Tôi mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống. + Cứ mỗi dịp Tết đến , mùa xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật bận rộn với công việc, với lo toan bề bộn trong cuộc sống. + Mùa xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng , ấm áp hơn. + Mùa xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự ấm no đầy đủ về cuộc sống vật chất. + Không những thế mùa xuân còn biết gieo vào lòng người ước mơ về một tương lai tươi sáng, một ngày mai tốt đẹp 3.Kết bài: -Kể về sự kết thúc: Tôi đến và đi như một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đât. - Tình cảm của mùa xuân với thiên nhiên và con người: Mọi người đều yêu mến mùa xuân, nên tôi càng buâng khuâng , lưu luyến mỗi khi phải xa các bạn. Tôi sẽ trở lại vào năm sau nhé | 1,0 6,0 2,0 2.0 2.0 1.0 | |
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. | 0.5 | |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.5 |
ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc doạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa cỏ cần gặp, Nxb Văn học, 1991)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ câu thơ
Câu 2. Xác định các danh từ có trong hai câu thơ:
Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu :
Quê hương là dòng sữa mẹ
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Phần II. Làm văn ( 16 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm)
Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài đoạn văn không quá một trang giấy thi.
Câu 2: (10 điểm)
Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu và sự tưởng tượng của bản thân, em hãy miêu tả lại hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ ở Huế và trong lần đi liên lạc cuối cùng.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | ĐỌC HIỂU | 4.0 |
1 | Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ: Biểu cảm | 1.0 |
2 | Xác định các danh từ có trong hai câu thơ trên: quê hương, người, khi, mắt, đời. | 1.0 |
3 | Biện pháp tu từ : so sánh: Quê hương là dòng sữa mẹ Tác dụng : Làm nổi bật vẻ đẹp, giá trị quý báu của quê hương đối với mỗi con người. Ở đó mỗi người được đón nhận những tình cảm ngọt ngào, gần gũi, máu thịt và thiêng liêng; được hun đúc những tình cảm tốt đẹp... | 2.0 |
4 | Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên: Quê hương gần gũi, máu thịt, thiêng liêng với mỗi người. Quê hương là mảnh đất ai cũng cần ghi nhớ, biết ơn. | 2.0 |
II | Làm văn | 16 |
1 | Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn tự sự . Biết lựa chọn ngôi kể phù hợp. | 0.5 |
Xác định đúng yêu cầu của đề: đoạn văn ngắn nói về câu chuyện giữa một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn.Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Chẳng hạn giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật. | 1.0 | |
Triển khai đoạn văn miêu tả theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm giúp cho đoạn văn sinh động. Đoạn văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau: + Mở đoạn: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật + Thân đoạn: Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật ( Chẳng hạn Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình. Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức…) + Kết đoạn: Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống. | 1.5 | |
Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu sắc, tinh tế… | 0.5 | |
Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.5 | |
2 | Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. | 1.0 |
Xác định đúng đối tượng miêu tả: chú bé Lượm trong hai hoàn cảnh | 0.5 | |
Triển khai bài văn miêu tả theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp miêu tả với tự sự, biểu cảm giúp cho bài văn sinh động, làm nổi bật hỉnh ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, nhí nhảnh; gan dạ, dũng cảm … HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau: * Giới thiệu nhân vật Lượm * Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với chú: Ngoại hình, trang phục Cử chỉ Lời nói * Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng Hoàn cảnh Công việc Hành động Sự hi sinh của Lượm (Cảnh thiên nhiên, hình ảnh Lượm). * Ấn tượng, cảm nghĩ | 1.0 2,52,0 1,5 | |
Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu sắc, tinh tế… | 1,0 | |
Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.5 |
ĐỀ SỐ 3
PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
" Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa".
(Rừng mơ- Trần Lê Văn)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ
“ Rừng mơ ôm lấy núi” ?
Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ “ Mây trắng đọng thành hoa” ?
Câu 4: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên qua đoạn thơ bằng đoạn văn ngắn từ 5 – 7 dòng ?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN: (14,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Câu 2: (10,0 điểm)
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ấy.
HƯỚNG DÃN CHẤM ĐỀ SỐ 3
CÂU | NỘI DUNG | ĐIẺM |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | PTBĐ chính: Biểu cảm | 1,0 |
2 | - Biện pháp tu từ nhân hóa: ôm - Nêu tác dụng: gợi tả một rừng mơ bạt ngàn, mơ bao trùm ôm ấp tất cả ngọn núi tưởng như cảnh rừng mênh mông bất tận. | 2,0 |
3 | Bằng nghệ thuật liên tưởng tác giả vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng: màu trắng của hoa hòa vào với màu trắng của mây trời tưởng như là những đám mây trắng trên trời đậu xuống, kết đọng thành muôn nghìn bông hoa mơ trắng tinh khôi… | 1,0 |
4 | - Bức tranh rừng mơ đẹp thơ mộng và hấp dẫn trong một buổi chiều. - Tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp của đất trời, tình yêu tha thiết gắn bó với quê hương đất nước, bồi đắp ình yêu quê hương đất nước. | 2,0 |
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14.0 |
1 | a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn . | 0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề : Hình ảnh cây tre Việt Nam | 0.25 | |
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: - Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam - Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt. - Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người ViệtNam. - Ý khái quát: Từ hình tượng cây tre khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Hình ảnh giản dị mộc mạc của tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách , cho dân tộc Việt Nam. | 0, 5 0, 5 1,0 | |
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề . | 0,25 | |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. | 0,25 | |
2 | a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn kể chuyện tưởng tượng có đầy đủ 3 phần: | 0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề : Kể chuyện tưởng tượng về cây non bị bẻ gẫy. | 0,25 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. Mở truyện : Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện 2. Diễn biến truyện : - Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào? - Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót xa khi mình bị thương và oán trách những hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của những đối tượng trên. 3.Kết thúc truyện : - Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người ( nói chung) 4. Đánh giá, mở rộng: Câu chuyện gợi cho chúng ta nhiều bài học về : - Ý thức giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp - Mọi người phải biết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh . - Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung . | 1,0 1,5 4,0 1,0 1,5 | |
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề . | 0,25 | |
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp. | 0,25 |
ĐỀ SỐ 4
PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác
hát nuôi phần hồn bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ m ẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ:
… Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN: (14,0 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm) Đọc truyện cổ, ta thường bắt gặp các nhân vật ông bụt, cô tiên hoặc các vị thần... Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về các nhân vật thần tiên trong truyện cổ.
Câu 2: (10 điểm).Trong giấc ngủ em thấy mình đang đứng trên đảo Cô Tô và được gặp gỡ với chị Châu Hòa Mãn. Hãy kể và tả lại cuộc gặp gỡ đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 4
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
THẦY CÔ TẢI NHÉ!