Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 218

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
Cụm danh từ là một thành phần quan trọng để cấu tạo thành câu. Trước bài cụm danh từ, học sinh đã được học về danh từ riêng, danh từ chung, nguyên tắc viết hoa các danh từ riêng. Đến với bài học Cụm danh từ, các em cần tìm hiểu về các đặc điểm của cụm danh từ, cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau, luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ, tập đặt câu với cụm danh từ. Cụm danh từ hoạt động như một danh từ nhưng đầy đủ, cụ thể và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ. Mời các em tham khảo một số bài soạn "Cụm danh từ" hay nhất mà YOPOVN đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nội dung bài học.


Bài soạn "Cụm danh từ" số 1​


Cụm danh từ là gì?
Bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
Trả lời
Các từ đứng trước các danh từ như hai (hai vợ chồng), một (một túp lều) làm rõ nghĩa về số lượng, bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng sau nó.
Các từ đứng sau các danh từ như xưa (ngày xưa), ông lão đánh cá (vợ chồng ông lão đánh cá), nát trên bờ biển (túp lều nát trên bờ biển) có ý nghĩa cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng trước nó.
Bài 2 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1
So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:
– túp lều / một túp lều;
– một úp lều / một túp lều nát;
– một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
Trả lời
So sánh ý nghĩa của danh từ và cụm danh từ đã được mở rộng sau:
– túp lều / một túp lều: xác định được đơn vị
– một túp lều / một túp lều nát: biết thêm được tình trạng của lều
– một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển: xác định được vị trí.
– Từ một danh từ, người ta thêm vào các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau nó để mở rộng ý nghĩa.
– Càng mở rộng, ý nghĩa của danh từ càng cụ thể hơn.
Bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ.
Trả lời
“Những chiếc quạt mới tinh” đang quay êm.
– Cụm danh từ: Những chiếc quạt mới tinh
– Nhận xét:
+ Ý nghĩa đầy đủ.
+ Cấu tạo phức tạp hơn “quạt”
+ Hoạt động giống danh từ “quạt”.
Cấu tạo của cụm danh từ
Bài 1 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tìm các cụm danh từ trong câu sau:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Trả lời
Các cụm danh từ:
– làng ấy
– ba thúng gạo nếp
– ba con trâu đực
– ba con trâu ấy
– chín con
– năm sau
– cả làng

Bài 2 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên. Sắp xếp chúng thành loại.
Trả lời
– Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: ba, chín, cả.
– Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: ấy, nếp, sau, đực.
– Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:
+ ba, chín
+ cả
– Các từ phụ sau có hai loại:
+ nếp, đực, sau
+ ấy.
Bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Điền các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ:
Trả lời

Luyện tập
Bài 1 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:
a) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
b) […] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
c) Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
Trả lời
Các cụm danh từ:
– một người chồng thật xứng đáng
– một lưỡi búa của người cha để lại
– một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
Các từ in nghiêng là trung tâm của cụm.
Bài 2 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Chép các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm danh từ.
Trả lời

Bài 3 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích sau:
Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt ....… xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt ....… lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt… mắc vào lưới.
Trả lời
Các phụ ngữ cần điền theo thứ tự là: ấy, vừa rồi, cũ.
Tổng kết
Nội dung cần ghi nhớ trước khi vào soạn văn 6 bài cụm danh từ này:
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
Trong cụm danh từ thì các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho các danh từ có ý nghĩa về số lượng, còn phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí cửa sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

bai-soan-cum-danh-tu-lop-6-hay-nhat-554592.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cụm danh từ" số 2​


I. CỤM DANH TỪ LÀ GÌ?
Trả lời câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho nhưng từ nào?
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
Lời giải chi tiết:
Những từ in đậm bổ nghĩa trong câu:
- Xưa: bổ nghĩa cho ngày,
- Hai: bổ nghĩa cho có, hai vợ chồng;
- Ông lão đánh cá: bổ nghĩa cho vợ chồng;
- Một: bồ nghĩa cho túp lều;
- Nát trên bờ biển bổ nghĩa cho túp lều.

Trả lời câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:
- túp lều / một túp lều
- một túp lều / một túp lều nát
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
Lời giải chi tiết:
- Một túp lều: xác định được đơn vị
- Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật
- Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật
Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một mình danh từ. Số lượng phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp hoá thì nghĩa của cụm danh từ càng đầy đủ hơn.

Trả lời câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm danh từ so với một danh từ.
Lời giải chi tiết:
- Ví dụ một cụm danh từ: những bông lúa
- Đặt câu. Những bông lúa uốn câu nặng trĩu.
- Nhận xét: Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể làm chủ ngữ, làm phụ ngữ; khi làm vị ngữ thì phải có từ là đứng trước.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ
Trả lời câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tìm cụm danh từ có trong câu sau:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
(Em bé thông minh)
Lời giải chi tiết:
Các cụm danh từ có trong câu:
- làng ấy
- ba thúng gạo nếp
- ba con trâu đực
- ba con trâu ấy
- chín con
- năm sau
- cả làng.

Trả lời câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong các cụm danh từ trên, sẵp xếp chúng thành loại.
Lời giải chi tiết:
Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc:
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: cả, ba, chín
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: ấy, nếp, đực, sau.
* Sắp xếp chúng thành hai loại:
- Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:
+ cả
+ ba, chín
- Các phụ ngữ đứng sau có hai loại:
+ nếp, đực, sau
+ ấy

Trả lời câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Điền vào mô hình cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Điền các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ:
Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 + 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tìm các cụm danh từ có trong những câu văn trong bài tập 1. Điền các cụm danh từ đó vào mô hình cụm danh từ.
Lời giải chi tiết:
* Các cụm danh từ có trong các câu:
a) một người chồng thật xứng đáng
b) một lưỡi búa của cha để lại
c) một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.
* Điền vào mô hình cụm danh từ:
Trả lời câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tìm các phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích thuộc bài tập 3
Lời giải chi tiết:
Các phụ ngữ được diền như sau:
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.

bai-soan-cum-danh-tu-so-2-554593.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cụm danh từ" số 3​


I. Cụm danh từ là gì?
Câu 1.
Các từ ngữ được in đậm trong các câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
"Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển".
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ:
- “xưa” bổ sung cho “ngày”
- “hai” bổ sung cho từ “vợ chồng”
- “ông lão đánh cá” bổ sung cho “vợ chồng”
- “một bổ” sung cho “túp lều”
- “nát trên bờ biển” bổ sung cho “túp lều”

Câu 2.
So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩ của một danh từ
- túp lều/một túp lều
- một túp lều/một túp lều nát
- một túp lều nát/một túp lều nát trên bờ biển
Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn so với nghĩa của một danh từ. Vì các cụm danh từ thường được bổ sung ý nghĩa bởi những từ ngữ phụ thuộc vào danh từ.

Câu 3.
Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ.
- Cụm danh từ: những bông hoa, một chiếc bánh kem rất to
- Đặt câu:
Những bông hoa đang thi nhau khoe sắc thắm khi mùa xuân về.
Quà sinh nhật bố tặng em là một chiếc bánh kem rất to.
- Nhận xét: Trong câu, cụm danh từ thường hoạt động như một danh từ, có thể làm chủ ngữ, phụ ngữ và vị ngữ. Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước.
=> Tổng kết:
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

II. Cấu tạo của cụm danh từ
Câu 1
. Tìm các cụm danh từ trong câu sau:
“Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội”.
(Em bé thông minh)
Cụm danh từ là: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, cả làng, năm sau, chín con.

Câu 2
. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên. Sắp xếp chúng thành loại.
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: cả, ba, chín
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau: ấy, nếp, đực, sau
Câu 3. Điền các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ:
=> Tổng kết
- Mô hình của cụm danh từ:
- Trong cụm danh từ gồm có:
Phần phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

III. Luyện tập
Câu 1
. Tìm các cụm danh từ trong những câu sau
- Các cụm danh từ là:
một người chồng
một lưỡi búa
một con yêu tinh

Câu 2
. Chép các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm danh từ

Câu 3.
Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích sau:
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1
. Xác định cụm danh từ trong các câu sau:
a. Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
(Em bé thông minh)
c. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
(Thầy bói xem voi)
d. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
(Thánh Gióng)
Gợi ý:
Các cụm danh từ là:
a. một đêm
b. hai cha con
c. cái chổi sể cùn
d. đời Hùng Vương thứ sáu, hai vợ chồng ông lão
Câu 2. Xác định danh từ trung tâm và đặt câu với các cụm danh từ sau:
a. những cánh đồng lúa rộng mênh mông
b. con đường cũ ấy
c. cả một đóa hoa to
d. bức thư mới viết ấy
Trả lời:
a. những cánh đồng lúa rộng mênh mông
- Danh từ trung tâm: cánh đồng lúa
- Đặt câu: những cánh đồng lúa rộng mênh mông
b. con đường cũ ấy
- Danh từ trung tâm: con đường
- Đặt câu: Tôi thường đi học qua con đường cũ ấy.
c. cả một đóa hoa to
- Danh từ trung tâm: đóa hoa
- Đặt câu: Ngày mùng 8 tháng ba, bố tặng cho mẹ cả một đóa hoa to.
d. bức thư mới viết ấy
- Danh từ trung tâm: bức thư
- Đặt câu: Bức thư mới viết ấy đã được cô ấy gửi đi rồi.

bai-soan-cum-danh-tu-so-3-554594.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cụm danh từ" số 4​


A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Cụm danh từ là gì?

1.1. Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung nghĩa cho những từ nào?Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Trả lời:
Các từ in đậm này cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng trước hoặc sau nó.
Cụ thể: Ngày xưa; hai vợ chồng ông lão đánh cá; một túp lều nát trên bờ biển là các cụm danh từ.
1.2. So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về ý nghĩa của các cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:
túp lều / một túp lều;
một túp lều / một túp lều nát;
một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
Trả lời:
Một túp lều cụ thể hơn so với túp lều ==> vì có số lượng rõ ràng
Một túp lều nát rõ nghĩa hơn so với một túp lều ==> vì thể hiện được tình trạng của túp lều;
Một túp lều nát trên bờ biển cụ thể hơn so với một túp lều nát ==> vì xác định được địa điểm của túp lều.
Nhận xét: Như vậy các cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn. Từ một danh từ, người ta thêm vào các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau nó để mở rộng ý nghĩa.1.3. Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ.Trả lời:
Ví dụ: Ta có danh từ “chiếc ô”, cụm danh từ “Những chiếc ô màu xanh ấy”
Đặt câu: Những chiếc ô màu xanh ấy rất đẹp.
Cụm danh từ trong câu trên đóng vai trò chủ ngữ của câu.

2. Cấu tạo của cụm danh từ

2.1. Tìm các cụm danh từ trong câu sau:Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
(Em bé thông minh)
Trả lời: Các cụm danh từ: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng2.2. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên. Sắp xếp chúng thành loại.2.3. Điền các cụm danh từ tìm được vào mô hình cụm danh từ.

Ghi nhớ

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ỷ nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, những hoạt động trong câu giống như một danh từ.
Mô hình cụm danh từ:
Trong cụm danh từ: Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 118 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)b. [...] Gia tài chỉ có một lưỡi búa cha để lại. (Thạch Sanh)c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ. (Thạch Sanh)
Bài làm:
Cụm danh từ trong các câu trên là:
a. Một người chồng thật xứng đáng
b. Một lưỡi búa của cha để lại
c. Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ
Câu 3: (Trang 118 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Tìm phụ ngữ thích hợp, điền vào chỗ trống trong các phần trích sau:Thanh sắt được nói đến ở đây là thanh sắt đã mắc vào lưới của Lê Thận, ta có thể dùng phụ từ ấy hoặc các phụ ngữ thanh sắt lúc nãy. Thanh sắt vừa rồi, thanh sắt kì lạ ấy để điền vào chỗ trống. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt …. xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt … lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt …mắc vào lưới.
(Sự tích Hồ Gươm)
Bài làm:
Có thể điền lại như sau:Thanh sắt được nói đến ở đây là thanh sắt đã mắc vào lưới của Lê Thận, ta có thể dùng phụ từ ấy hoặc các phụ ngữ thanh sắt lúc nãy. Thanh sắt vừa rồi, thanh sắt kì lạ ấy để điền vào chỗ trống. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt vừa mắc vào lưới xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt lúc nãy lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt kì lạ ấy mắc vào lưới.

Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng cụm danh từ.

Bài làm:
Bài tham khảo 1:

Bình minh vừa rạng , phương đông ửng hồng .Từ phía xa xa , ông mặt trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sĩ dạo lên những khúc kèn hoành tráng : "Ò ó o o",... từ xa vọng lại . Chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi . Ngoài đồng , các bác nông dân đang gặt lúa khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi. Không khí buổi sáng quê tôi thật tuyệt vời!
=>Cụm danh từ: những chú gà trống, những chàng hiệp sĩ, những khúc kèn, các bác nông dân,..
Bài tham khảo 2:

Dòng sông quê em rất đẹp, thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một dải lụa đào vắt ngang qua ngôi làng. Lác đác trên sông là những khóm lục bình lững lờ trôi.Thỉnh thoảng bắt gặp những bông hoa lục bình tim tím theo dòng nước, lặng lẽ lững lờ trôi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
=> Cụm danh từ; những bông hoa, những chiếc thuyền, những ngôi nhà cao tầng, những vườn cây,...

bai-soan-cum-danh-tu-so-4-554595.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cụm danh từ" số 5​


Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 57 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 4. Theo em, trong đoạn văn sau, có thể bỏ các từ ngữ in đậm được không ? Vì sao ? Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (1). Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng (2). (Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

Bài tập
1. Bài tập 1, trang 118, SGK.
2. Bài tập 2, trang 118, SGK.
3. Bài tập 3, trang 118, SGK.
4. Theo em, trong đoạn văn sau, có thể bỏ các từ ngữ in đậm được không ? Vì sao ?
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (1). Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng (2).
(Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
5. Tìm những từ có thể thay cho từ người trong câu Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái... Theo em dùng từ nào là đúng nhất ? Vì sao ?
6. Trong những trường hợp in đậm sau, trường hợp nào là cụm danh từ, trường hợp nào là từ ghép ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các tiếng trong cụm danh từ và trong từ ghép ?
a)
- Anh em có nhà không ?
- Anh em đi vắng rồi ạ.
b) Chúng tôi coi nhau như anh em.
c) Hoa hồng đẹp quá !
d) Hoa hồng quá !
đ) Bánh rán cháy quá.
e) Em rất thích bánh rán.
g) Áo dài này ngắn quá.
h) Cái áo dài quá.
Gợi ý làm bài
Câu 1.
Cụm danh từ là một loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
Muốn tìm cụm danh từ trong những câu đã cho, trước hết hãy tìm các danh từ, sau đó xem những danh từ nào có phụ ngữ đi kèm.
Ví dụ, câu a có các danh từ sau : vua cha, Mị Nương, con, chồng. Trong đó, chỉ có danh từ chồng có phụ ngữ đi kèm, cho nên, một người chồng thật xứng đáng là cụm danh từ.

Câu 2.
- Theo cách làm như ở bài tập 1, HS tách rời các danh từ đã tìm được trong cụm danh từ ra ; các phụ ngữ trong cụm, theo vị trí so với danh từ, được chia thành phụ ngữ đứng trước và phụ ngữ đứng sau.
- Tham khảo cách điền vào mô hình cụm danh từ sau :

Câu 3.
Phụ ngữ có tác dụng nêu lên đặc điểm riêng của sự vật do danh từ biểu thị hoặc định vị sự vật đó, tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng và ý định của ngựời nói (viết).
HS xác định xem phụ ngữ trong đoạn văn đó cần phải có tác dụng gì (ở mỗi chỗ trống), từ đó mới tìm các từ ngữ thích hợp. Ví dụ :
Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.

Câu 4.
Nếu xét riêng cụm danh từ, thì trong đó chỉ có danh từ là bộ phận chính còn những từ ngữ làm phụ ngữ là những từ ngữ phụ, nghĩa là có thể bỏ đi được. Song, nếu xét trong câu, trong đoạn, thì các từ ngữ, kể cả phụ ngữ, đều có những mối liên quan khác ràng buộc sự có mặt của chúng. Do vậy, việc bỏ đi một từ nào đó trong đoạn phải được cân nhắc rất kĩ. HS đọc kĩ hai câu (1) và (2). Xét mối liên quan của phần in đậm với các thành phần khác trong đoạn và xem có thể bỏ được các từ ngữ này không.
Sau khi hoàn thành bài tập, HS cần rút ra kết luận về việc sử dụng phụ ngữ khi viết câu văn, đoạn văn : Việc sử dụng phụ ngữ bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong câu, trong đoạn. Không thể sử dụng phụ ngữ một cách tuỳ tiện : thích thì dùng không thích thì bỏ.

Câu 5.
- Trong cụm danh từ : một người con gái, từ người là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên làm thành phần t 1. Như đã nói ở bài trước, một danh từ có thể kết hợp với nhiều danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Tìm từ có thể thay cho từ người, theo yêu cầu của bài tập là tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên có khả năng kết hợp với danh từ con gái.
- Trong ngôn ngữ có những từ có nghĩa gần nhau, có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, mỗi cách dùng có một ý nghĩa, sắc thái tình cảm khác nhau. Tuỳ từng hoàn cảnh, người viết phải lựa chọn trong số những từ có nghĩa gần nhau đó một từ thích hợp nhất.

Câu 6.
- Hai tiếng "ghép" với nhau, nếu có thể thêm vào giữa chúng một tiếng khác, thì hai tiếng đó là hai từ đơn kết hợp với nhau tạo thành cụm từ.
Ví dụ : anh em là hai từ đơn, nếu ta có thể thêm vào giữa chúng một tiếng khác, chẳng hạn : anh (của) em (trường hợp a), thì đó là cụm danh từ .
- Hai tiếng "ghép" với nhau, nếu không thêm được vào giữa chúng một tiếng nào khác thì hai tiếng đó tạo thành từ ghép. Trong câu : Chúng tôi coi nhau như anh em (trường hợp b), anh em là một từ ghép vì sự kết hợp giữa hai tiếng rất chặt, không thể thêm tiếng nào vào giữa chúng.

bai-soan-cum-danh-tu-so-5-554597.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cụm danh từ" số 6​


I- Cụm danh từ là gì?
Câu 1 trang 116 SGK văn 6 tập 1:

Các từ xưa, ông lão đánh cá, nát trên bờ biển bổ sung ý nghĩa về tính chất cho danh từ
Các từ một và hai bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ

Câu 2 trang 117 SGK văn 6 tập 1:

Một túp lều xác định được về số lượng so với túp lều
Một túp lều nát xác định được về trạng thái so với một túp lều
Một túp lều nát trên bờ biển xác định được về vị trí so với một túp lều nát
Nhận xét: Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn so với danh từ
Câu 3 trang 117 SGK văn 6 tập 1:
Một bạn gái dễ thương: Lan là một bạn gái dễ thương trong lớp tôi
Nhận xét: Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn danh từ, hoạt động trong câu như một danh từ
II- Cấu tạo của cụm danh từ
Câu 1 trang 117 SGK văn 6 tập 1:

Các cụm danh từ trong câu: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng
Câu 2 trang 117 SGK văn 6 tập 1:
Các từ phụ trước: ba, chín, cả
Các từ phụ sau: ấy, nếp, đực, sau
III- Luyện tập
Câu 1 trang 118 SGK văn 6 tập 1:

Các cụm danh từ:
a. Một người chồng thật xứng đáng
b. Một lưỡi búa của cha để lại
c. Một con yêu tinh ở trên núi

Câu 3 trang 118 SGK văn 6 tập 1:

Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
Thận không ngờ thanh sắt này chui vào lưới mình
Lần thứ ba, vẫn thanh sắt đó mắc vào lưới

Phần tham khảo mở rộng
Câu 1
: Đặt câu có cụm danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ và chỉ rõ cụm danh từ đó
Bài làm:
Đặt câu có cụm danh từ làm chủ ngữ:
Chàng Thạch Sanh dũng cảm đã tiêu diệt chằng tinh, giúp dân làng thoát nạn.
Những cánh đồng lúa chín trải dài trên khắp miền quê
Chùm hoa phượng vĩ đỏ rực tô điểm cho mùa hè thật rực rỡ
Đặt câu có cụm danh từ làm vị ngữ
Tôi luôn nhớ về những ngôi nhà xinh đẹp bên bờ biển
Nhà em có một chú mèo đáng yêu
Tôi rất sợ những đêm đông lạnh giá
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng danh từ, cụm danh từ (gạch chân dưới danh từ, cụm danh từ)
Bài làm:
Bài tham khảo 1:

Hè đã về tự bao giờ. Trên cành phượng, từng chùm phượng vĩ nở rộ đỏ rự cả khoảng sân. Những chú ve bắt đầu kêu nhưng dàn hợp ca chào đón mùa hè đến. Trong vườn, những bông hoa loa kèn bắt đầu nở, tỏa hương thơm mát. Dòng sông đỏ nặng phù sa uốn mình như dải lụa đào vắt mình qua ngôi làng, tưới tiêu cho ruộng lúa vườn cây. Cánh đồng lúa chín tựa như tấm thảm trải dài tít tắp đến tận chân trời. Thỉnh thoảng, lác đát trên cách đồng là những chiếc nón trắng của các bác nông dân ra đồng thăm lúa. Cả ngôi làng em đắm chìm trong không khí mùa hè rộn ràng
=>Danh từ: cành phượng, vườn, dòng sông, dải lụa đào, ruộng lúa vườn cây, cánh đông lúa, tấm thảm, lúa, ngôi làng
Cụm danh từ: những chú ve, những bông hao loa kèn, những chiếc nón trắng, các bác nông dân.
Bài tham khảo số 2:

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi. Ngôi trường có dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, những cây phượng nở hoa đỏ rực, những cây bằng lăng hoa tím,...vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
=> Danh từ: ngôi trường, phòng học, dãy hàng lang, ngôi nhà, sách, báo
Cụm danh từ: những cây bàng, những cây phượng, những cây bằng lăng, những hàng ghế đá

bai-soan-cum-danh-tu-so-6-554601.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,474
Bài viết
37,943
Thành viên
141,488
Thành viên mới nhất
Lê Thanh Na

Thành viên Online

Top