- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
TOP 6 Đề kiểm tra giữa học kì 1 văn 7 Cánh Diều CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 6 file trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra giữa học kì 1 văn 7 cánh diều, đề thi giữa học kì 1 văn 7 cánh diều ,..về ở dưới.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ bốn chữ
C. Thơ năm chữ
D. Thơ tự do
Câu 2. Các dòng trong bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 1/3
B. 3/1
C. 2/2
D. 1/1/2
Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu được nhà thơ sử dụng khi miêu tả con chim chiền chiện là biện pháp tu từ nào?
Nhân hóa
So sánh
Ẩn dụ
Hoán dụ
Câu 4. Xác định chủ đề của bài thơ
A. Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hân hoan của con chim chiền chiện trên nền trời xanh hòa bình
B. Bài thơ thể hiện niềm vui hân hoan của con người trước cảnh vật tươi đẹp, thanh bình, tràn đầy sự sống của thiện nhiên, tạo vật.
C. Bài thơ thể hiện cảm xúc lắng đọng, yêu quê hương thiết tha của con người trước những đổi thay của của quê hương
D. Bài thơ thể hiện niềm vui tưng bừng của con người khi lắng nghe tiếng hót của chú chim chiền chiện trên nền trời xanh.
Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
A. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp long lanh của giọt sương trên cành buổi sớm mai
B. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp của giọt mưa long lanh đọng trên cành
C. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp tinh tế, trong trẻo của tiếng hát con người
D. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp trong, sáng, tròn đầy của tiếng chim chiền chiện
Câu 6: Giải thích ý nghĩa, tác dụng của dấu chấm lửng trong khổ thơ sau:
Gợi sự lắng đọng cảm xúc, chim chiền chiện biến mất nhưng dư âm tiếng hót vẫn còn mãi trên bầu trời xanh
Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho một hình ảnh chim chiền chiện trên bầu trời
Gợị cảm xúc tiếc nuối khi chim chiền chiện và tiếng hót của chim chiền chiện biến mất trên bầu trời
Gợi cảm xúc ngạc nhiên trước dư âm của tiếng chim chiền chiện còn mãi trên bầu trời
Câu 7. Qua bài thơ, tác giả chủ yếu dành cho “chim chiền chiện” tình cảm gì?
Yêu mến, sẻ chia
Cảm phục, yêu mến
Cảm phục, sẻ chia
Yêu mến, ngợi ca
Câu 8. Bài thơ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
Trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật
Yêu quý và bảo vệ các loài động vật
Trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, có tấm lòng yêu mến quê hương, đất nước
Giữ gìn thiên nhiên, môi trường luôn sạch đẹp, hòa bình.
Câu 9. Em hãy nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh “con chim chiền chiến” trong bài thơ.
Câu 10. Trong bài thơ, “con chim chiền chiện” không chỉ báo hiệu niềm vui mà còn góp phần bé nhỏ của mình làm cuộc sống thêm đẹp. Trong tương lai, em dự định sẽ làm gì để cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Trong lịch sử dân tộc, có rất nhiều những tấm gương anh hùng dũng cảm, kiên trung chiến đấu hết mình cho độc lập, tự do của đất nước, cho bình yên của nhân dân. Bằng niềm tự hào và trân trọng, em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật về một nhân vật lịch sử để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua.
Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua.
Khi Thỏ thức dậy thì Rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
(Theo Truyện dân gian Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện “Rùa và Thỏ” thuộc thể loại nào?
A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của Thỏ B. Lời của người kể chuyện
C. Lời của Rùa D. Lời của một nhân vật khác
Câu 3. Thấy mình đã chạy khá xa Rùa, Thỏ làm gì?
A. Vừa chạy vừa dạo chơi B. Tiếp tục chạy thật nhanh
C. Lúc chạy lúc nghỉ D. Nghỉ cho đỡ mệt
Câu 4. Tại sao Thỏ lại không tiếp tục chạy?
Thỏ nghĩ Rùa chạy chậm nên còn lâu mới theo kịp mình
Do Thỏ ham chơi
Do Thỏ thấy mệt quá và muốn nghỉ ngơi
Không muốn tham gia cuộc thi nữa.
Câu 5. Rùa đã tham gia cuộc thi với thái độ gì?
A. Nghiêm túc, kiên trì B. Không có sự cố gắng
C. Không muốn tham gia D. Chủ quan
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn” bổ sung ý nghĩa gì?
Top of Form
A. Nơi chốn B. Phương tiện
C. Thời gian D. Mục đích
Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện?
A. Hoán dụ B. So sánh
C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với câu chuyện “Rùa và Thỏ”?
Ca ngợi tinh thần đoàn kết bạn bè
Ca ngợi những người có ý chí kiên trì bền bỉ, cần cù chịu khó.
Ca ngợi sự nhanh nhẹn của Thỏ
Giải thích lí do Thỏ thua Rùa trong cuộc chạy đua
Câu 9. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?
Câu 10. Cách giáo dục của tác giả dân gian từ câu chuyện có gì đặc biệt?
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Cảm nghĩ về người thân.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thơ/Truyện ngắn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 10 | | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ (Thơ | Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ - Xác định được số từ, phó từ Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ, nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh, công dụng của dấu chấm lửng Vận dụng: - Trình bày được cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống, qua cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu. | 3 TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. | 1TL* | |||
Tổng | 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Con chim chiền chiện
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói.
Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
Lòng vui bối rối
Đời lên đến thì…
Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi.
Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca.
Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời…
Con chim chiền chiện
Hồn xanh quê nhà
Sáng nay lại hót
Tưng bừng lòng ta
1964
(Huy Cận - In trong tập Hai bàn tay em, NXB Kim Đồng, 1969, tr37-39)
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói.
Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
Lòng vui bối rối
Đời lên đến thì…
Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi.
Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca.
Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời…
Con chim chiền chiện
Hồn xanh quê nhà
Sáng nay lại hót
Tưng bừng lòng ta
1964
(Huy Cận - In trong tập Hai bàn tay em, NXB Kim Đồng, 1969, tr37-39)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ bốn chữ
C. Thơ năm chữ
D. Thơ tự do
Câu 2. Các dòng trong bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 1/3
B. 3/1
C. 2/2
D. 1/1/2
Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu được nhà thơ sử dụng khi miêu tả con chim chiền chiện là biện pháp tu từ nào?
Nhân hóa
So sánh
Ẩn dụ
Hoán dụ
Câu 4. Xác định chủ đề của bài thơ
A. Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hân hoan của con chim chiền chiện trên nền trời xanh hòa bình
B. Bài thơ thể hiện niềm vui hân hoan của con người trước cảnh vật tươi đẹp, thanh bình, tràn đầy sự sống của thiện nhiên, tạo vật.
C. Bài thơ thể hiện cảm xúc lắng đọng, yêu quê hương thiết tha của con người trước những đổi thay của của quê hương
D. Bài thơ thể hiện niềm vui tưng bừng của con người khi lắng nghe tiếng hót của chú chim chiền chiện trên nền trời xanh.
Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Tiếng hát long lanh
Như cành sương chói
Như cành sương chói
A. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp long lanh của giọt sương trên cành buổi sớm mai
B. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp của giọt mưa long lanh đọng trên cành
C. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp tinh tế, trong trẻo của tiếng hát con người
D. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp trong, sáng, tròn đầy của tiếng chim chiền chiện
Câu 6: Giải thích ý nghĩa, tác dụng của dấu chấm lửng trong khổ thơ sau:
Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời…
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời…
Gợi sự lắng đọng cảm xúc, chim chiền chiện biến mất nhưng dư âm tiếng hót vẫn còn mãi trên bầu trời xanh
Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho một hình ảnh chim chiền chiện trên bầu trời
Gợị cảm xúc tiếc nuối khi chim chiền chiện và tiếng hót của chim chiền chiện biến mất trên bầu trời
Gợi cảm xúc ngạc nhiên trước dư âm của tiếng chim chiền chiện còn mãi trên bầu trời
Câu 7. Qua bài thơ, tác giả chủ yếu dành cho “chim chiền chiện” tình cảm gì?
Yêu mến, sẻ chia
Cảm phục, yêu mến
Cảm phục, sẻ chia
Yêu mến, ngợi ca
Câu 8. Bài thơ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
Trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật
Yêu quý và bảo vệ các loài động vật
Trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, có tấm lòng yêu mến quê hương, đất nước
Giữ gìn thiên nhiên, môi trường luôn sạch đẹp, hòa bình.
Câu 9. Em hãy nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh “con chim chiền chiến” trong bài thơ.
Câu 10. Trong bài thơ, “con chim chiền chiện” không chỉ báo hiệu niềm vui mà còn góp phần bé nhỏ của mình làm cuộc sống thêm đẹp. Trong tương lai, em dự định sẽ làm gì để cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Trong lịch sử dân tộc, có rất nhiều những tấm gương anh hùng dũng cảm, kiên trung chiến đấu hết mình cho độc lập, tự do của đất nước, cho bình yên của nhân dân. Bằng niềm tự hào và trân trọng, em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật về một nhân vật lịch sử để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | Con chim “chiến chiện” với “tiếng hót” là hình ảnh trung tâm của bài thơ, vừa gần gũi, quen thuộc vừa là biểu tượng tự do "Cánh đập trời xanh/ Cao hoài, cao vợi”. Tiếng hót của nó cất lên trong trẻo, long lanh như tiếng ngọc lan toả không trung, báo hiệu một mùa xuân tươi sáng, thanh bình, ấm no và hạnh phúc Hình ảnh chim chiền chiện còn là hình ảnh biểu tượng cho hồn quê nhà, cho những giá trị giản dị, gần gũi mà thiêng liêng | 0,5 0,250,25 | |
10 | - HS trình bày những việc làm trong dự định của bản thân để cuộc đời trở nên có ý nghĩa: + Ra sức học tập, luyện rèn để mai sau trở thành người có ích cho cuộc sống + Giúp đỡ các bạn trong lớp, giúp đỡ mọi người,…. + Yêu thương cha mẹ nhiều hơn + ….. (HS có thể trình bày theo suy nghĩ các nhân, trình bày ước mơ, nguyện vọng, miễn hợp lí và mang tính tích cực cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn. GV linh hoạt trong đánh giá, mỗi ý đúng 0,25đ) | 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một sự việc có thật về một nhân vật lịch sử để lại trong em nhiều ấn tượng | 0,25 | |
| c. Kể lại sự việc có thật về nhân vật lích sử HS có thể lựa chọn và kể sự việc có thật về một nhân vật lịch sử bất kì, có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất/thứ ba phù hợp, linh hoạt - Giới thiệu được câu chuyện có thật về nhân vật lịch sử, lí do kể chuyện và ấn tượng về câu chuyện đó - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Triển khai các sự việc chi tiết, hợp lí, logic, có sự lồng ghép tự sự với các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Trình bày kết quả của sự việc - Nêu rõ được ý nghĩa của câu chuyện có thật đối với người kể - Suy nghĩ của người kể về câu chuyện - Trong bài đan lồng các yếu tố tự sự, biểu cảm linh hoạt (vẫn luôn cần đảm bảo tự sự là chính) | 3,0 | |
| e. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| g. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,25 |
MÔN NGỮ VĂN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện ngụ ngôn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | | 60 |
2 | Làm văn | Viết văn bản biểu cảm về con người hoặc sự việc | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện ngụ ngôn | Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được thể loại và đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được trạng ngữ và biện pháp tu từ trong câu chuyện. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. | 3 TN | 5TN | 2TL | |
2 | Làm văn | Viết văn bản biểu cảm về con người hoặc sự việc. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người; nêu được vai trò của con người đối với bản thân. | 1TL* | |||
Tổng | 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
RÙA VÀ THỎ
Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua.
Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua.
Khi Thỏ thức dậy thì Rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
(Theo Truyện dân gian Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện “Rùa và Thỏ” thuộc thể loại nào?
A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của Thỏ B. Lời của người kể chuyện
C. Lời của Rùa D. Lời của một nhân vật khác
Câu 3. Thấy mình đã chạy khá xa Rùa, Thỏ làm gì?
A. Vừa chạy vừa dạo chơi B. Tiếp tục chạy thật nhanh
C. Lúc chạy lúc nghỉ D. Nghỉ cho đỡ mệt
Câu 4. Tại sao Thỏ lại không tiếp tục chạy?
Thỏ nghĩ Rùa chạy chậm nên còn lâu mới theo kịp mình
Do Thỏ ham chơi
Do Thỏ thấy mệt quá và muốn nghỉ ngơi
Không muốn tham gia cuộc thi nữa.
Câu 5. Rùa đã tham gia cuộc thi với thái độ gì?
A. Nghiêm túc, kiên trì B. Không có sự cố gắng
C. Không muốn tham gia D. Chủ quan
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn” bổ sung ý nghĩa gì?
Top of Form
A. Nơi chốn B. Phương tiện
C. Thời gian D. Mục đích
Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện?
A. Hoán dụ B. So sánh
C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với câu chuyện “Rùa và Thỏ”?
Ca ngợi tinh thần đoàn kết bạn bè
Ca ngợi những người có ý chí kiên trì bền bỉ, cần cù chịu khó.
Ca ngợi sự nhanh nhẹn của Thỏ
Giải thích lí do Thỏ thua Rùa trong cuộc chạy đua
Câu 9. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?
Câu 10. Cách giáo dục của tác giả dân gian từ câu chuyện có gì đặc biệt?
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Cảm nghĩ về người thân.
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 7
Môn: Ngữ văn 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | - HS nêu được bài học rút ra từ câu chuyện: + Ca ngợi những người có ý chí kiên trì bền bỉ, cần cù chịu khó. + Lên án những người tự cao, kiêu ngạo, xem mình là giỏi nhất và xem thường người khác. | 1,0 | |
10 | - HS chỉ ra được cách giáo dục của tác giả dân gian từ câu chuyện: tế nhị, tinh tế, mượn chuyện về loài vật để ngụ ý nói chuyện con người, răn dạy con người ta về một bài học nào đó trong cuộc sống. | 1,0 | |
II | | LÀM VĂN | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Cảm nghĩ về người thân | 0,25 | |
| c. Cảm nghĩ về người thân HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | | |
| - Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. - Biểu cảm về người thân + Nét nổi bật về ngoại hình + Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. - Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về kỉ niệm đó. - Tình cảm của em với người thân. | 3,0 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,25 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!