- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 11 Đề thi cuối kì văn 7 chân trời sáng tạo HỌC KÌ 1, HỌC KÌ 2 CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm 11 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi cuối kì văn 7 chân trời sáng tạo, đề thi văn 7 chân trời sáng tạo cuối kì 2, đề thi văn 7 chân trời sáng tạo giữa kì 2, đề thi văn 7 chân trời sáng tạo cuối học kì 2 ,..về ở dưới.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị?
A. 2 giá trị
B. 3 giá trị
C. 4 giá trị
D. 5 giá trị
Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai?
A. Cho bản thân
B. Cho xã hội
C. Cho bản thân và xã hội
D. Cho bản thân và gia đình
Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. ” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. ” là câu mang luận điểm?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa.
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
A. Bàn về giá trị của sự sống.
B. Bàn về giá trị của sức khỏe.
C. Bàn về giá trị của thời gian.
D. Bàn về giá trị của tri thức.
Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên?
A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian
D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.
Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào?
A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống.
D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được?
Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?
II. VIẾT(4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần 1: Đọc (6,0 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
Chị Võ Thị Sáu
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh
[…]
Đó là câu chuyện thực
Về người nữ anh hùng.
Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ đó? (1,0 điểm)
Theo đoạn thơ, khi chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ như thế nào? (0,5 điểm)
Dấu chấm lửng có trong đoạn thơ có công dụng gì? (0,5 điểm)
Nêu nội dung đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ, là một học sinh đang sống trong hòa bình em sẽ làm gì để góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc, xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước?( Kể ít nhất 2 việc làm cụ thể) (1,0 điểm)
Câu 2: Viết đoạn văn khoảng (8-10 dòng) ghi lại những cảm xúc của em về nữ anh hùng Võ Thị Sáu .(2,0 điểm)
Phần 2: Viết (4,0 điểm)
Câu 3: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Phần Đọc (6,0đ)
Câu 1a: ? (1,0 đ)Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ đó- Mức tối đa: (1,0đ) HS trả lời đúng: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ năm chữ ( 0,5 đ) Dựa vào đặc điểm mỗi dòng thơ có 5 chữ (tiếng) ( 0,5 đ)
- Mức chưa tối đa: (0,25đ-0,75đ) HS trả lời đúng ý nhưng không đầy đủ.
- Mức không đạt (0đ): không trả lời và trả lời sai.
Câu 1b: (0,5đ) Theo đoạn thơ, khi chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ như thế nào?
-Mức tối đa: (0,5đ) HS trả lời đúng: Chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ ” Vẫn ung dung mỉm cười” ( 0,5 đ)
- Mức chưa tối đa: (0,25đ) HS trả lời đúng ý nhưng không đầy đủ.
- Mức không đạt (0đ): không trả lời và trả lời sai.
Câu 1c: (0,5đ) Dấu chấm lửng có trong đoạn thơ có công dụng gì?
- Mức tối đa: (0,5đ) HS trả lời đúng Dấu chấm lửng có trong đoạn thơ có công dụng: Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt
- Mức chưa tối đa: (0,25đ) HS trả lời có ý đúng nhưng còn lủng củng
- Mức không đạt: (0đ) HS không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 1d: (1,0đ) Nêu nội dung đoạn thơ trên.
- Mức tối đa: (1đ) HS xác định nội dung: Đoạn thơ ca ngợi chị Võ Thị Sáu người con gái trẻ măng bị giặc bắt đưa ra bãi bắn vẫn ung dung không hề sợ hãi.( 1,0 đ)
-Mức chưa tối đa: (0,5đ) HS trả lời thiếu ý .
- Mức không đạt: (0đ) HS không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 1e: (1,0 đ)Từ nội dung của đoạn thơ, là một học sinh đang sống trong hòa bình em sẽ làm gì để góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc, xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước?( Kể ít nhất 2 việc làm cụ thể)
- Mức tối đa(1,0đ) HS đảm bảo rút ra được hành động góp sức cho đất nước).Nêu 2 việc làm chỉ cần tốt đẹp, tích cực là cho điểm mỗi việc làm đạt 0,25đ ( học giỏi, rèn luyện tốt để giúp ích cho đất nước; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc…)
- Mức chưa tối đa: Căn cứ vào các tiêu chí trên xem xét đánh giá mức tối đa theo tổng điểm đạt phần viết đoạn của HS.
- Mức không đạt (0đ) không viết đoạn văn, không làm bài.
Câu 2: Viết đoạn văn khoảng (8-10 dòng) ghi lại những cảm xúc của em về nữ anh hùng Võ Thị Sáu .(2,0 điểm)
-Mức tối đa: (2,0 điểm) HS đảm bảo đúng hình thức đoạn, số dòng không ít hơn 5 dòng không vượt quá 20 dòng, nêu được cảm xúc, cảm nghĩ của bản thân về nữ anh hùng Võ Thị Sáu như yêu mến, cảm phục, tự hào...thấy chị kiên cường, dũng cảm, yêu nước … ) Không gạch xóa và sai quá 3 lỗi.
- Mức chưa tối đa: (0,25-1,75 đ) Tùy theo mức độ HS đạt được mà GV cân nhắc cho điểm.
- Mức không đạt: (0đ) không viết, hoặc viết dưới 5 dòng nhưng không liên quan đến yêu cầu
Phần 2: Viết (4,0 điểm)
Câu 3: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. (4,0 điểm)
Các tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0đ)
Mở bài (0.5đ)
- Mức tối đa: HS giới thiệu được đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
- Mức chưa tối đa: (0,25 đ) HS đảm bảo một trong 2 ý trên. GV cân nhắc cho điểm.
Mức không đạt: (0đ) không có đoạn mở bài.
Thân bài 2,0đ)
Mức tối đa: HS đảm bảo các ý sau:
- Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt cho phần thân bài của HS .
Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo yêu cầu trên.
Kết bài 0.5 đ)
Mức tối đa: HS khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
Mức chưa tối đa: (0,25đ) đoạn kết bài đảm bảo 1 trong 2 ý trên..
Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo hai yêu cầu trên .
Các tiêu chí khác (1,0đ)
Hình thức tổng thể chung của bài (0,5đ)
Mức tối đa: HS viết có bố cục 3 phần, có tách đoạn khi viết thân bài, chữ viết rõ ràng, có thể mắc vài lỗi chính tả.( 0,5 đ)
Mức chưa tối đa: sơ sài, lủng củng, mắc nhiều lỗi, có bố cục ( 0,25 đ)
Mức không đạt: Chưa hoàn thành bố cục bài viết, thân bài chưa tách ý, chi tiết chưa chặt chẽ, chữ viết không đọc được, sai lỗi dùng từ, đặt câu quá nhiều, không đảm bảo yêu cầu trên.
Sáng tạo (0,5đ)
Mức đầy đủ: HS làm bài hay, diễn đạt hấp dẫn, đầy đủ nội dung, sáng tạo( 0,5 đ)
Mức chưa tối đa: HS làm bài hay, diễn đạt hấp dẫn, đầy đủ nội dung, không sáng tạo( 0,25 đ)
Mức không đạt: không có yêu cầu trên. ( 0 đ)
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 7 - CÁNH DIỀU
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
I.PHẦN ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
Câu 2. Nhịp sử dụng trong bài thơ là :
PASS GIẢI NÉN: yopovn.Com
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
Môn: Ngữ văn
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, so sánh, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh. . . ; Vận dụng: - Thể hiện được thái độ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản. - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. | 5 TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng | 1TL | |||
Tổng | 5 TN | 3TN | 2TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 30 | 30 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị?
A. 2 giá trị
B. 3 giá trị
C. 4 giá trị
D. 5 giá trị
Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai?
A. Cho bản thân
B. Cho xã hội
C. Cho bản thân và xã hội
D. Cho bản thân và gia đình
Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. ” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. ” là câu mang luận điểm?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa.
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
A. Bàn về giá trị của sự sống.
B. Bàn về giá trị của sức khỏe.
C. Bàn về giá trị của thời gian.
D. Bàn về giá trị của tri thức.
Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên?
A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian
D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.
Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào?
A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống.
D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được?
Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?
II. VIẾT(4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
c | 1 | B | 0.5 |
2 | D | 0.5 | |
3 | C | 0.5 | |
4 | B | 0.5 | |
5 | B | 0.5 | |
6 | C | 0.5 | |
7 | A | 0.5 | |
8 | A | 0.5 | |
9 | Học sinh có thể lí giải: - Thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng - Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được. - Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. | 1.0 | |
10 | Học sinh biết rút ra được bài học cho bản thân ( quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí. . . ). | 1.0 | |
II - | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: | 2.5 | ||
- Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận - Triển khai các vấn đề nghị luận - Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, bài học… - Khẳng định lại ý kiến, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động. | |||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.5 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. | 0.5 |
HẾT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI NGỮ VĂN 7
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI NGỮ VĂN 7
ĐÁNH GIÁ HKI | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Tổng điểm |
1. Phần đọc hiểu | - Nhận diện thể thơ -Tìm chi tiết trong ngữ liệu -Phát hiện yếu tố Tiếng Việt trong ngữ liệu | - Nêu được nội dung của đoạn ngữ liệu | - Rút ra được bài học, ý nghĩa từ ngữ liệu -Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật trong ngữ liệu | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 câu 2.0 đ 20 % | 1 câu 1.0đ 10 % | 2 câu 3.0 đ 30 % | 6 câu 6.0đ 60 % | |
2. Tạo lập văn bản | -Viết bài văn trình bày cảm xúc về sự việc | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 câu 4.0 đ 40% | 1 câu 4.0 đ 40% | |||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 3 câu 2.0 đ 20 % | 1 câu 1.0đ 10 % | 2 câu 3.0 đ 30% | 1 câu 4.0 đ 40% | 7 câu 10 đ 100% |
Phần 1: Đọc (6,0 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
Chị Võ Thị Sáu
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh
[…]
Đó là câu chuyện thực
Về người nữ anh hùng.
(Chị Võ Thị Sáu, Phan Thị Thanh Nhàn)
Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ đó? (1,0 điểm)
Theo đoạn thơ, khi chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ như thế nào? (0,5 điểm)
Dấu chấm lửng có trong đoạn thơ có công dụng gì? (0,5 điểm)
Nêu nội dung đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ, là một học sinh đang sống trong hòa bình em sẽ làm gì để góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc, xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước?( Kể ít nhất 2 việc làm cụ thể) (1,0 điểm)
Câu 2: Viết đoạn văn khoảng (8-10 dòng) ghi lại những cảm xúc của em về nữ anh hùng Võ Thị Sáu .(2,0 điểm)
Phần 2: Viết (4,0 điểm)
Câu 3: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
-------------Hết------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HKI MÔN NGỮ VĂN 7
KIỂM TRA HKI MÔN NGỮ VĂN 7
Phần Đọc (6,0đ)
Câu 1a: ? (1,0 đ)Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ đó- Mức tối đa: (1,0đ) HS trả lời đúng: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ năm chữ ( 0,5 đ) Dựa vào đặc điểm mỗi dòng thơ có 5 chữ (tiếng) ( 0,5 đ)
- Mức chưa tối đa: (0,25đ-0,75đ) HS trả lời đúng ý nhưng không đầy đủ.
- Mức không đạt (0đ): không trả lời và trả lời sai.
Câu 1b: (0,5đ) Theo đoạn thơ, khi chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ như thế nào?
-Mức tối đa: (0,5đ) HS trả lời đúng: Chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ ” Vẫn ung dung mỉm cười” ( 0,5 đ)
- Mức chưa tối đa: (0,25đ) HS trả lời đúng ý nhưng không đầy đủ.
- Mức không đạt (0đ): không trả lời và trả lời sai.
Câu 1c: (0,5đ) Dấu chấm lửng có trong đoạn thơ có công dụng gì?
- Mức tối đa: (0,5đ) HS trả lời đúng Dấu chấm lửng có trong đoạn thơ có công dụng: Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt
- Mức chưa tối đa: (0,25đ) HS trả lời có ý đúng nhưng còn lủng củng
- Mức không đạt: (0đ) HS không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 1d: (1,0đ) Nêu nội dung đoạn thơ trên.
- Mức tối đa: (1đ) HS xác định nội dung: Đoạn thơ ca ngợi chị Võ Thị Sáu người con gái trẻ măng bị giặc bắt đưa ra bãi bắn vẫn ung dung không hề sợ hãi.( 1,0 đ)
-Mức chưa tối đa: (0,5đ) HS trả lời thiếu ý .
- Mức không đạt: (0đ) HS không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 1e: (1,0 đ)Từ nội dung của đoạn thơ, là một học sinh đang sống trong hòa bình em sẽ làm gì để góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc, xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước?( Kể ít nhất 2 việc làm cụ thể)
- Mức tối đa(1,0đ) HS đảm bảo rút ra được hành động góp sức cho đất nước).Nêu 2 việc làm chỉ cần tốt đẹp, tích cực là cho điểm mỗi việc làm đạt 0,25đ ( học giỏi, rèn luyện tốt để giúp ích cho đất nước; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc…)
- Mức chưa tối đa: Căn cứ vào các tiêu chí trên xem xét đánh giá mức tối đa theo tổng điểm đạt phần viết đoạn của HS.
- Mức không đạt (0đ) không viết đoạn văn, không làm bài.
Câu 2: Viết đoạn văn khoảng (8-10 dòng) ghi lại những cảm xúc của em về nữ anh hùng Võ Thị Sáu .(2,0 điểm)
-Mức tối đa: (2,0 điểm) HS đảm bảo đúng hình thức đoạn, số dòng không ít hơn 5 dòng không vượt quá 20 dòng, nêu được cảm xúc, cảm nghĩ của bản thân về nữ anh hùng Võ Thị Sáu như yêu mến, cảm phục, tự hào...thấy chị kiên cường, dũng cảm, yêu nước … ) Không gạch xóa và sai quá 3 lỗi.
- Mức chưa tối đa: (0,25-1,75 đ) Tùy theo mức độ HS đạt được mà GV cân nhắc cho điểm.
- Mức không đạt: (0đ) không viết, hoặc viết dưới 5 dòng nhưng không liên quan đến yêu cầu
Phần 2: Viết (4,0 điểm)
Câu 3: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. (4,0 điểm)
Các tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0đ)
Mở bài (0.5đ)
- Mức tối đa: HS giới thiệu được đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
- Mức chưa tối đa: (0,25 đ) HS đảm bảo một trong 2 ý trên. GV cân nhắc cho điểm.
Mức không đạt: (0đ) không có đoạn mở bài.
Thân bài 2,0đ)
Mức tối đa: HS đảm bảo các ý sau:
- Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt cho phần thân bài của HS .
Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo yêu cầu trên.
Kết bài 0.5 đ)
Mức tối đa: HS khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
Mức chưa tối đa: (0,25đ) đoạn kết bài đảm bảo 1 trong 2 ý trên..
Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo hai yêu cầu trên .
Các tiêu chí khác (1,0đ)
Hình thức tổng thể chung của bài (0,5đ)
Mức tối đa: HS viết có bố cục 3 phần, có tách đoạn khi viết thân bài, chữ viết rõ ràng, có thể mắc vài lỗi chính tả.( 0,5 đ)
Mức chưa tối đa: sơ sài, lủng củng, mắc nhiều lỗi, có bố cục ( 0,25 đ)
Mức không đạt: Chưa hoàn thành bố cục bài viết, thân bài chưa tách ý, chi tiết chưa chặt chẽ, chữ viết không đọc được, sai lỗi dùng từ, đặt câu quá nhiều, không đảm bảo yêu cầu trên.
Sáng tạo (0,5đ)
Mức đầy đủ: HS làm bài hay, diễn đạt hấp dẫn, đầy đủ nội dung, sáng tạo( 0,5 đ)
Mức chưa tối đa: HS làm bài hay, diễn đạt hấp dẫn, đầy đủ nội dung, không sáng tạo( 0,25 đ)
Mức không đạt: không có yêu cầu trên. ( 0 đ)
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2022-2023
Môn thi: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN
Năm học: 2022-2023
Môn thi: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | %Tổng điểm | ||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||||||||||
TNKQ | TL | Thời gian | TNKQ | TL | Thời gian | TNKQ | TL | Thời gian | TNKQ | TL | Thời gian | TN | TL | Thời gian | | ||||||
1 | Đọc hiểu | Thơ bốn chữ | 3 | 0 | | 5 | 0 | | 0 | 2 | | 0 | | | 8 | 2 | | 60 | |||
2 | Viết | Văn nghị luận: phân tích đặc điểm nhân vật | 0 | 1* | | 0 | 1* | | 0 | 1* | | 0 | 1* | | | 1 | | 40 | |||
Tổng | 15 | 5 | | 25 | 15 | | 0 | 30 | | 0 | 10 | | 8 | 3 | | | |||||
Tỉ lệ % | 20% | | 40% | | 30% | | 10% | | | | | 100% | |||||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | | | | | |||||||||||||||
BẢNG ĐẶC TẢ
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | Đọc hiểu | Thơ bốn chữ, năm chữ | Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Vận dụng: - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc về thông điệp của văn bản và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. | 3TN | 5TN | 2TL | | |
2 | Viết | | Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích đặc điểm nhân vật. Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn nghị luận văn học về đặc điểm nhân vật. Vận dụng : Viết hoàn chỉnh một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật văn học. | 1TL* | ||||
Tổng | 3TN | 5TN | 2TL | 1 TL | ||||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 | ||||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 | ||||||
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 7 - CÁNH DIỀU
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
I.PHẦN ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… | Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất… | Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… (Trần Đăng Khoa, Tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968) NXB Văn hoá dân tộc, 1999) |
|
|
Thơ lục bát | Thơ tự do |
|
|
|
|
Câu 3: Cách gieo vần của đoạn thơ dưới đây là:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
|
|
|
|
Câu 4. Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?- Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông… - Hoán dụ
- Nhân hoá
- So sánh
- Điệp từ
- Câu 5. Hình ảnh, ngôn ngữ được thể hiện trong bài thơ?
- Trau chuốt, cầu kì
- Bay bổng, lãng mạn
- Hàm súc, cô đọng
- Gần gũi, giản dị.
Câu 6. Trong các nhóm từ sau đây, nhóm nào toàn là từ ghép?
Đắng cay, cá cờ, hạt gạo, cua ngoi
Hạt gạo, phù sa, hương sen, mái nhà
Cá cờ, phù sa, lời mẹ, đi xa.
Đắng cay, lời mẹ, em hát, tiền tuyến.
Câu 7. Đọc khổ thơ 1, em thấy hạt gạo được làm nên từ những gì?
A. Được làm từ tinh túy của đất (có vị phù sa) và tinh túy của nước (có hương sen thơm).
B. Được làm từ tinh túy của đất (có vị phù sa), của hương sen thơm và của đất trời (nắng mưa gió mây).
C. Được làm từ tinh túy của đất (có vị phù sa), của nước (có hương sen thơm) và từ công lao của con người (có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay)
D. Được làm từ tinh túy của đất (có vị phù sa), của hương sen thơm, của từ công lao của con người (có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay)
Câu 8.Vì sao tác giả gọi hạt gạo là " hạt vàng"?- Vì hạt gạo rất quý, được làm nên nhờ tinh tuý của đất trời, của con người.
- Vì hạt gạo được làm nên nhờ tinh tuý của đất trời, từ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi.
- Vì hạt gạo rất quý, được làm nên nhờ tinh tuý của đất trời, từ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi, từ đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.
- Vì hạt gạo được làm từ hạt thóc có màu vàng nên quý giống vàng.
- Câu 9. Nhan đề bài thơ “ Hạt gạo làng ta” có ý nghĩa gì?
- Câu 10. Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta nhiều thông điệp có ý nghĩa. Em hãy viết lại một trong những thông điệp mà em cảm nhận được.
- II.PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
- Cho ngữ liệu sau:
- …Võ Tòng dắt tôi lội rừng, lên chặn đầu ca – nô ở khúc sông trên ngã ba. Chỗ khúc sông ngoắt có cây ngừa giẽ nhanh ra sông đấy.
- Nơi đó trống trải quá – tía nuôi tôi thở dài.
- Ở hai bên bờ sông không có lùm bụi cây cối gì…
- Nhưng Võ Tòng cương quyết “phục” chỗ đó. Chú bảo tôi là thế nào cũng làm ăn được. Bọn giặc sẽ không ngờ. Chú mang nỏ, trèo lên ngồi trên nhánh gì gie ra sông, núp trong mấy đám tầm gởi. Tôi thì nằm trong bờ, vạch cỏ chui xuống như con rùa, chỉ ló đầu lên quan sát thôi. Quá trưa mà không thấy ca – nô nó chạy qua. Hai hôm trước nó đều ra buổi sáng. Tôi toan gọi Võ Tòng về thì nghe tiếng ca-nô nổ máy phình phình. Chưa tàn nửa điếu thuốc nó đã tới. Mà không phải từ đằng miếu tới. Đêm qua nó đi đâu, bây giờ mới trở về đây? Võ Tòng lập tức xoay người lại tôi. Chỉ thấy rung rung một cọng lá và ở đầu cọng lá ló ra một mũi tên tẩm thuốc độc đen sì.
- Tôi đã trông rõ từng thằng trên ca-nô. Một tiểu đội cả thảy. Tám thằng giặc, ba thằng nguỵ. Chúng nó đều cởi trần, da phơi nắng đỏ như cua luộc, thằng nào cũng đội một nón vải rộng vành…Thằng Việt gian lùn tịt ngồi ở mũi ca nô, mũ vải bò tụt xuống cái lưng gù gù trong thật đáng ghét. Tôi kêu vừa đủ cho chú nghe:
- Cái thằng lùn đầu trần đấy! Nó đấy?
- Ừ.
- Chú chỉ nói, có một tiếng. Thằng nguỵ thủ cây trung liên đầu bạc ghé nòng súng lên đùi, ngồi chỗ be móc thuốc ra đốt hút. Đúng là ở chỗ này trống trải, nó không đề phòng vả lại cũng sắp về tới đồn chúng nó rồi mà. Chiếc ca - nô ào ào rẽ nước tiến đến. Tôi chớp mắt mấy cái. Không thất một cọng lá rung mà mũi tên bay từ lúc nào đã cắm đúng giữa cổ họng thằng Việt gian nghe cái phực.
- NÓ ngã ngửa vào khoang. Mũi tên thứ hai bắn cắm vào vai một thằng Pháp râu xồm. Thằng giặc già từ từ nhổ mũi tên ra, ném xuống sông cười hô hố. NÓ đưa bàn tay lông lá lên lau dòng máu ròng ròng chảy xuống bên vai chưa lau sạch, đầu nó đã quay quay chúi chúc xuống như con bò bị búa tạ đập vào giữa sọ. Kể nghe thì lâu, chứ sự việc diễn ra nhanh như chớp, anh Hai ạ? Ca-nô vẫn chạy. Đã chạy qua khỏi cây ngừa rồi. Bấy giờ, chúng mới bắn loạn xạ vào hai bên bờ. Đạn véo véo bay qua đầu tôi, còn Võ Tòng thì vẫn ngồi ngang nhiên trên cành cây vô sự.
(Trích chương 13 của tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”, Đoàn Giỏi)
Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU6.01A0,52D0,53D0,54C0,55D0,56B0,57C0,58C0,59- HS nêu được đầy đủ ý nghĩa nhan đề của bài thơ
- Là một hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là hạt vàng, hạt ngọc của quê hương xứ sở.
- Thể hiện tình cảm yêu mến, tự tạo về quê hương
- HS nêu được nhưng còn thiếu
- HS không nêu được
1,0
0.5
010- HS nêu được rõ ràng một thông điệp có ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc sống
- Chúng ta cần biết trân trọng, yêu thương mẹ; biết ơn mẹ cũng như những người nông dân làm ruộng vất vả, chân nấm tay bùn để tạo ra được những hạt gạo quý giá.
- Cần trân trọng thành quả lao động; trân trọng giá trị lao động của người dân.
- Có ý thức lao động, yêu quý , trân trọng giá trị sản phẩm do lao động chân chính làm ra.
- Yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước từ tình yêu dành cho những thứ nhỏ bé, bình dị nhất trong cuộc sống….
- HS nêu được nhưng còn thiếu
1.0
0.5
0II
PHẦN VIẾT4.0Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn. 0.25Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận 0.25- Triển khai hợp lí nội dung : đặc điểm nhân vật Võ Tòng. Có thể theo định hướng sau:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng chung về nhân vật.
- Thân bài: phân tích và chỉ ra đặc điểm của nhân vật Võ Tòng ( dựa trên ngôn từ, hình ảnh, hành động… xuất hiện trong đoạn trích)
- Nhân vật Võ Tòng hiện lên là người con Nam Bộ mưu trí, dũng cảm, hành động mạnh mẽ, quyết đoán khi đánh giặc Pháp.
- Tài bắn tên: hạ gục giặc nhanh chóng, khiến chúng không kịp xoay sở.
- Nhận xét vê nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Đoàn Giỏi: ngôi kể; ngôn ngữ vùng miền… Đồng thời cho thấy con người của nhà văn Đoàn Giỏi là một tâm hồn nặng tình với đất rừng phương Nam, am hiểu sâu sắc cuộc sống của con người nơi đây…
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật
3.0Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề thuyết minh. 0.25Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TTKĩ năngNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng
% điểmNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL1
Đọc hiểu
Thơ 4040020602Viết
Viết được một bài văn nghị luận trình bày ý kiến về thái độ học tập 0
1*
0
1*
01*0
1*40Tổng4421Tỉ lệ %20%20%20%40%100% Tỉ lệ chung40%20%
40%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TTChương/
Chủ đềNội dung/
Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biếtThông hiểu
Vận dụngVận dụng cao1Đọc hiểu Văn bản biểu cảm, tự sự, miêu tả
Nhận biết:
- Nhận biết được thể thơ, PTBĐ
- Nhận biết loại từ Tiếng Việt
-Nhận biết được biện pháp tu từ.
Thông hiểu:
- Hiểu được ý nghĩa của câu thơ.
- Lý giải được ý nghĩa của câu thơ.
Vận dụng:
- Rút ra được ý nghĩa của câu thơ.
- Trình bày cảm nhận về một bài thơ.
4 TN
4TN
2TL
2Viết Viết bài văn nghị luận Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao:
Viết được bài văn trình bày ý kiến về thái độ học tập khi còn trẻ. Nêu được vấn đề và suy nghĩ, đưa ra lý lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến.1* 1* 1*
1TL*
Tổng4 TN4TN2 TL1 TLTỉ lệ %20%20%20%40%Tỉ lệ chung40%60%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II (Năm học 2022-2023)
MÔN VĂN: LỚP 7
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I: ĐỌC HIỂU( 6 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Hàng năm mùa nhãn chín
Anh em về thăm nhà Em ngồi bên bàn học
Anh trèo lên thoăn thoắt Hương nhãn thơm bay đầy
Tay với những chùm xa Ve kêu rung trời sao
Một trời sao ban ngày
Năm nay mùa nhãn đến
Anh chưa về thăm nhà Vườn xanh biếc tiếng chim
Nhãn nhà ta bom dội Dơi chiều khua chạng dạng
Vẫn dậy vàng sắc hoa Ai dắt ông trăng vàng
Thả chơi trong lùm nhãn
Mấy ngàn ngày bom qua
Nhãn vẫn về đúng vụ Đêm. Hương nhãn đặc lại
Cùi nhãn vừa vào sữa Thơm ngoài sân trong nhà
Vỏ thẫm vàng nắng pha Mẹ em nằm thao thức
Nhớ anh đang đi xa
( Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999 ) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ trên thuộc thể thơ:
A. Lục bát B. Bảy chữ
C. Bốn chữ D. Năm chữ
Câu 2: (0,5 điểm) Các phương thức biểu đạt có trong bài thơ:
A. Tự sự, miêu tả B. Miêu tả, nghị luận
C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, miêu tả
Câu 3: (0,5 điểm) Yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ để bày tỏ cảm xúc là:
A. Kể về người anh thường trèo hái nhãn.
B. Kể về mùa nhãn năm nay bị bom dội
C. Kể về người mẹ hàng ngày chăm sóc nhãn.
D. Kể về người anh hàng năm về thăm nhà, năm nay nhãn bị bom dội và người mẹ hàng đêm thao thức nhớ anh.
Câu 4: (0,5 điểm) Bài thơ có số từ láy là:
A. Một từ B. Hai từ
C. Ba từ D. Bốn từ
Câu 5: (0,5 điểm ) Hình ảnh trong hai dòng thơ: “ Ai dắt ông trăng vàng / Thả chơi trong lùm nhãn” sử dụng biện pháp tu từ:
A. So sánh B. Nhân hoá
C. Điệp ngữ D. Nói giảm nói tránh
Câu 6: (0,5 điểm) Câu thơ: “ Ve kêu rung trời sao / Một trời sao ban ngày” muốn gởi tả:
A. Những vì sao trên bầu trời
B. Tiếng ve kêu to làm rung cả sao trời.
C. Ban ngày trên trời vẫn xuất hiện những vì sao.
D. Tiếng ve lay động những chùm hoa nhãn như những chùm sao.
Câu 7: (0,5 điểm) Em hiểu thế nào về câu thơ: “ Đêm. Hương nhãn đặc lại”
- Hương nhãn đậm đặc.
- Buổi đêm mùi hương nhãn không bay được trong không gian.
- Màn đêm bao trùm mùi hương nhãn
- Mùi hương nhãn về đêm nồng nàn như ướp ngọt cả không gian.
- Câu 8. (0,5 đ)Nhân vật trữ tình và người mẹ trong bài thơ đều hướng nỗi niềm về:
A. Hương nhãn đêm B. Mùa nhãn chín
C. Người anh đi xa nhà đã mấy năm D. Đêm trăng nơi vườn nhãn
Thực hiện yêu cầu/ trả lời câu hỏi.
Câu 9. (1điểm) Vì sao người mẹ trong bài thơ lại nằm thao thức không ngủ được?
Câu 10. (1điểm) Viết đoạn văn ( khoảng 5 – 7 câu ) trình bày cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ.
PHẦN II. VIẾT VĂN: (4 điểm)
Có ý kiến cho rằng “ Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình.
…… Hết……
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7
-------------
PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU 6,01D0,52C0,53D0,54C0,55B0,56D0,57D0,58C0,59Nêu tâm trạng của người mẹ trong bài thơ. 1,010Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về bài thơ:
-Hình thức: Đoạn văn
- Nội dung: + Nỗi niềm xúc động của người em và mọi người trong nhà đều nhớ anh da diết.
+ Cảm nhận tinh tế về khu vườn nhãn khi mùa nhãn tới.
+ Không gian vườn nhà yên bính, chứa chan kĩ niệm.0,25
0,75IIVIẾT 4,0a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
MB: Nêu được vấn đề; TB: Triển khai được vấn đề: KB: Khái quát được vấn đề.0,25b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Ý kiến về thái độ học tập khi còn trẻ.0,25c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trong cuộc sống, làm bất cứ điều gì cũng cần phải có kiến thức, có trình độ học vấn.
- Nhờ nền tảng kiến thức mà học tập mang lại ta có thể làm được việc có ích khi lớn lên.
- Nếu khi còn trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng có kiến thức để làm việc gí có ích.3,0d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.0,25e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lập luận sinh động, sáng tạo, thuyết phục. 0,25
…… Hết ……
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!